gỗ dái ngựa là gì ?

Người tiêu dùng hàng nội thất sài gỗ tự nhiên thường hỏi gỗ dái ngựa là gì ? nhưng đối với những người trong ngành thì gỗ dái ngựa không còn xa lạ gì. đã có rất nhiều công trình và resort lớn hiện nay dùng loại gỗ này.Nhưng trong năm nay loại gỗ dái ngựa này đặc biệt  được quan tâm và sản xuất rất nhiều kể cả công trình và hàng nội thất .

Gỗ dái ngựa có tên gọi khác là xà cừ Tây Ấn hay nhiều nơi gọi là nhạc ngựa, đôi khi chúng được đọc chệch đi là gỗ rái ngựa. Chúng có danh pháp khoa học là Swietenia mahagoni, thuộc họ Xoan (Meliaceae). gỗ dái ngựa được nhà khoa học Carl von Linné nghiên cứu và công bố lần đầu tiên vào năm 1753. gỗ dái ngựa  là cây thân gỗ với lá bán thường xanh, kích thước trung bình, có thể cao tới 30–35 m. Các lá kép lông chim chẵn, dài 12–25 cm, với 4 tới 8 lá chét, mỗi lá chét dài đến 5–6 cm và rộng khoảng 2–3 cm; không có lá chét ở đầu cùng. Hoa nhỏ, mọc thành chùy hoa ở nách lá. Quả là dạng quả nang hóa gỗ hình trứng ngược, dài 5–10 cm và rộng 3–6 cm, chứa nhiều hạt có cánh.

 

images

 

Gỗ dái ngựa là loài bản địa mọc chủ yếu ở miền nam Florida, Cuba, Jamaica và Hispaniola. Ở Việt Nam, cũng có loài gỗ tương tự dòng gỗ dái ngựa bản địa vì chúng thuộc họ Xoan và phân bố chủ yếu ở Gia Lai, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang, Kiên Giang. gỗ dái ngựa khai thác trong nước thường được dân buôn gỗ gọi là gỗ dái ngựa Việt Nam để phân biệt với dái ngựa nhập khẩu.

những công trình nội thất đẹp gỗ dái ngựa

Đã có rất nhiều những công trình nội thất đẹp gỗ dái ngựa,đã có những kiến trúc tiêu biểu nổi tiếng trên Thế Giới sử dụng gỗ dái ngựa (mahogany), cũng như những căn hộ cao cấp nào ở Việt nam dùng gỗ dái ngựa làm nội thất, bạn có quan tâm không?

Gỗ dái ngựa (mahogany) được người tiêu dùng Phương Tây rất ưa chuộng bởi độ bên cao, vân gỗ đẹp, chất lượng gỗ tốt thân gỗ dái ngựa có độ cao từ 20 – 26 m và được khai thác khi cây có độ tuổi trên 80 năm).
file.423588

Hiện tại ở Việt nam những năm gần đây cũng rất ưa chuộng gỗ dái ngựa  làm nội thất, đặt biệt là các gia đình trẻ. Các sản phẩm nội thất được làm bằng gỗ dái ngựa luôn tạo cảm giác ngôi nhà hài hòa với ánh sáng tự nhiên, trẻ trung, ấm cúng và hiện đại.

Gỗ dái ngựa được dùng để sản xuất đồ Nội thất, các tòa nhà khung gỗ, ván sàn,ngoài ra gỗ dái ngựa được dùng làm cửa, cầu thang…

noi-that-do-go-phong-ngu

Ở Việt nam nhiều căn hộ cao cấp như: Indochina Part Tower, The Vista, River Garden… đã dùng gỗ dái ngựa đễ trang trí nội thất và lót ván sàn

cách nhận biết gỗ dái ngựa,phân biệt gỗ dái ngựa các loại gỗ khác

Để nhận biết gỗ dái ngựa ,phân biệt gỗ dái ngựa các loại gỗ khác chúng ta cần biết được  Gỗ dái ngựa thuộc loại gỗ nhóm 5 (gỗ tạp)giá thành rất phải chăng  là loại gỗ rất được người dùng Việt Nam ưa chuộng vì độ bền của gỗ và khả năng chống mỗi mọt cao. Gỗ dái ngựa được sử dụng trong nhiều vật dụng nội thất sang trọng như bàn ghế gỗ dái ngựa, cửa Gỗ dái ngựa, cầu thang Gỗ dái ngựa, … để giúp quý khách dễ dàng trong việc nhân biết và phân biệt Gỗ dái ngựa với một số loại gỗ khác chúng ta có thể dựa vào một số đặc tính của  gỗ dái ngựa  sau đây:

 

IMG_1833

 

Phôi gỗ dái ngựa

Gỗ dái ngựa là một loại gỗ có khối lượng tương đối nặng, nếu bạn từng được cầm và cảm nhận một thanh sàn Gỗ dái ngựa sẽ dễ dàng phân biệt so với các loại gỗ khác. Mỗi loại gỗ đều có một tỷ trọng khác nhau, đối với Gỗ dái ngựa có tỷ trọng 0,75 (7,5% nước) một số loại gỗ khác thì nhẹ hơn, tuy nhiên cũng có một số loại gỗ nhóm 1 có tỷ trong nặng hơn như Chiu Liu.

Gỗ dái ngựa  vuông khai thác từ rừng lào

Mùi gỗ dái ngựa rất đặc trưng, có mùi hương hơi nồng không nặng cũng không nhẹ, phân biệt gỗ qua mùi hương là cách mà các chuyên gia trong ngành gỗ thường sử dụng nhiều nhất vì mỗi loại gỗ đều có một mùi đặc trung, hơn nữa gỗ sau khi chế biến, phun sơn thì rất khó nhận biết qua màu sắc nên chỉ có mùi hương là chính xác nhận..

Gỗ dái ngựa có một đặc tính mà ít loại gỗ nào có là mủ Gỗ dái ngựa sau một thời gian sử dụng sẽ làm gỗ có màu đỏ sẫm cánh dán và giúp sàn Gỗ dái ngựa có độ đồng màu cao. Thông thường sau một tới 2 năm từ khi khai thác mủ Gỗ dái ngựa bắt đầu lên nhiều và dễ nhận biết nhất.

 

2014143_xuatkhaugo2_1

 

Bàn ghế phòng khách gỗ dái ngựa.

Vân Gỗ dái ngựa  thuộc loại vân min, nhỏ và thẳng, có vân núi, tuy nhiên vân Gỗ dái ngựa và màu sắc Gỗ dái ngựa có xuất xứ ở những nước khác nhau cũng khác nhau, nếu để phân biệt Gỗ dái ngựa  sống ở các quốc gia nào bạn cần có nhiều kiến thức hơn.

tình trạng cong vênh ở gỗ

Gỗ bị công vênh là trường hợp khá phổ biến trong cuộc sống ngày nay. tình trạng cong vênh ở gỗ với mỗi loại gỗ sẽ có kiểu công hay vênh khác nhau. Hãy chúng tôi  tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây:

 

 

Gỗ công vênh có 4 loại: cong theo bề ngang, cong theo bề dọc, cong cạnh và xoắn.

1. Cong theo chiều ngang

Hay còn gọi là cong ngang. Đây là kiểu cong theo chiều ngang của ván, với kiểu này ta thường gặp đối với ván xẻ tiếp tuyến, đặc biệt là các loại ván được xẻ từ các loại gỗ có đường kính nhỏ. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng cong ngang là do sự co rút giữa mặt trên và mặt dưới của ván không đồng đều dẫn tới tình trạng ván bị cong về một mặt.

2. Cong cạnh

Hiện tượng này xảy ra khi ván phải chịu ứng lục theo chiều dọc lớn tạo thành.

3. Công theo chiều dọc

Hay có thể gọi là công thuận. Đây là trường hợp khá phổ biến đối với thớ gỗ bị xoắn. Đây là hiện tượng phát sinh dọc theo thớ gỗ. Có hai nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do thớ gỗ bị xoắn tự nhiên hoặc do trong quá trình sấy gỗ phải chịu áp lực cục bộ vào một phần nào đó của ván tạo thành.

4. Xoắn

Đây là hiện tượng có thể xem là cố hữu bởi đặc tính tự nhiên của một số loại gỗ. Để tránh tình trạng này trong quá trình sấy, đối với loại gỗ này cần được xếp đống một cách hợp lý, hoặc là khi bắt đầu quá trình sấy tiến hành xử lý ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao , hoặc cũng có thể sử dụng những vật nặng đè lên đống gỗ sấy , sẽ giảm bớt mức độ cong vênh của chúng.

Quy trình gỗ dái ngựa (mahogany) xẻ sấy

Trong chế biến gỗ  thì quy trình gỗ dái ngựa  xẻ sấy luôn là điều quan trọng quyết định tới giá thành và chất lượng sản phẩm. Để cho ra những sản phẩm tốt công ty việt khôi nguyên đã nghiên cứu và đưa ra quy trình chuẩn nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm từ gỗ dái ngựa   như sau:

1. Gỗ dái ngựa  sau khi được khai thác về sẽ được phân tách thành thân và gốc, sau đó cưa xẻ theo quy cách thông dụng dựa vào nhu cầu thị trường hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
2. Để có sản phẩm đảm bảo chúng tôi tiến hành xử lý khuyết tật, xử lý mắt xoắn, mắt đen, loại bỏ cây xấu, cây kém chất lượng.

cua go

3. Sau khi cưa xẻ gỗ dái ngựa thì cho công nhân phân loại theo quy cách riêng biệt dày/mỏng và đưa vào ron tẩm trước lúc đưa vào bồn tẩm. Hóa chất dùng cho bồn tẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo không chứa chất độc hại đến môi trường (Có giấy chứng nhận).

 

1291891503_IMG_0531

4. Gỗ dái ngựa trước khi được đưa ra khỏi lò tẩm thì sẽ được tẩm áp lực ở môi trường chân không từ 2-3 tiếng tùy theo quy cách của từng loại gỗ mà thị trường hay khách hàng yêu cầu.

 

kichthuoclosay

5. Sau khi được xử lý qua lò tẩm, công nhân sẽ tiếp tục phân loại gỗ lần nữa và sau đó chuyển qua công đoạn sấy bằng cách sử dụng nhiệt của hơi nước từ 10 – 20 ngày, tùy theo quy cách gỗ. Nhiệt độ trong từng lò sấy sẽ được công nhân kỹ thuật kiểm tra thường xuyên & điều chỉnh cho phù hợp tùy theo quy cách gỗ nhằm duy trì chất lượng gỗ sấy ổn định, tránh trường hợp nứt trong ruột. Độ ẩm sau khi đã xử lý tẩm sấy chân không đạt từ 8 – 12%.

6. Công nhân kiểm tra chất lượng gỗ trước lúc cho ra khỏi lò sấy.

 

kiem tra chat luong go

7. Sau khi xử lý sấy xong, công nhân sẽ tiến hành phân loại quy cách ván gỗ dái ngựa lại 1 lần nữa, để loại bỏ những thanh gỗ cong, vênh trong quá trình sấy (nếu có).

8. Sau khi phân loại xong gỗ dái ngựa sẽ được lưu kho. Đội kiểm kê sẽ kiểm tra, ghi rõ quy cách trên từng kiện hàng, chờ chuyển sang công đoạn tiếp theo.

Làm cách nào phân biệt các loại gỗ trong nội thất

Trên thị trường có rất nhiều loại gỗ, làm cách nào phân biệt các loại gỗ trong nội thất phân thành nhiều loại các nhau.Hôm nay, chúng tôi xin hướng dẫn tới các bạn cách phân biệt các loại gỗ, đặc điểm của chúng.

Đặc điểm của các loại gỗ tự nhiên thường được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ nội thất

 Gỗ Sưa

Gỗ Sưa hay còn gọi là trắc thối, huê mộc vàng, huỳnh (hoàng) đàn.

– Có ba loại gỗ sưa là sưa trắng, sưa đỏ và sưa đen.

+ Sưa trắng có giá trị thấp nhất, sau đó là sưa đỏ

+ Sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm thấy.

– Đặc điểm nhận biết của gỗ sưa:

+ Gỗ Sưa vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng

+ Gỗ Sưa có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp

+ Gỗ Sưa có mùi thơm mát thoảng hương trầm Khi đốt tàn có màu trắng đục

+ Gỗ Sưa có vân gỗ 4 mặt chứ không phải như những loại gỗ khác chỉ có vân gỗ 2 mặt

cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ sưa

 Gỗ Trắc

Có ba loài gỗ trắc là trắc vàng, trắc đỏ, trắc đen. Gía trị lần lượt từ trắc vàng, trắc đỏ, trắc đen.

– Đặc điểm nhận biết của gỗ trắc:

+ Gỗ rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng

+ Gỗ rất bền không bị mối mọt, cong vênh

+ Khi quay giấy ráp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu

Các phân  biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ trắc

Gỗ Hương

– Có màu nâu hồng, vân đẹp, đặc biệt có mùi thơm

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ hương

Gỗ Mun

– Gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn có màu đen tuyền hoặc đen sọc trắng

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ mun

Gỗ Gụ

– Thớ gỗ thẳng, vân đẹp, mịn, màu vàng trắng, để lâu chuyển màu nâu sẫm

– Gỗ quý, bền dễ đánh bóng, không bị mối mọt, ít cong vênh

– Gỗ có mùi chua nhưng không hăng

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ gụ

Gỗ Pơ-Mu

– Gỗ nhẹ, thớ mịn, vân đẹp, màu vàng có mùi thơm

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ pomu

Gỗ Xoan Đào

– Gỗ cứng, chắc, thớ gỗ mịn, vân đẹp, màu hồng đào

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - gỗ xoan đào

Gỗ Sồi đỏ

– Dát gỗ từ màu trắng đến nâu nhạt, tâm gỗ màu nâu đỏ hồng

– Gỗ có ít đốm hình nổi bật vì các tia gỗ nhỏ hơn. Đa số thớ gỗ thẳng

vân gỗ sồi đỏ

Gỗ Sồi trắng

– Dát gỗ màu nhạt, tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu sậm

– Đa số Sồi trắng có vân gỗ thẳng to và dài, mặt gỗ từ trung bình đến thô với các tia gỗ dài hơn Sồi đỏ. Vì vậy, Sồi trắng có nhiều đốm hình hơn

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - sồi trắng

Gỗ Dổi

– Gỗ thường màu xám vàng, thớ mịn, thơm, gỗ mềm

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - gỗ dổi

Gỗ Tần Bì 

– Dát gỗ màu từ nhạt đến gần như trắng

– Tâm gỗ có màu sắc đa dạng, từ nâu xám đến nâu nhạt hoặc vàng nhạt sọc nâu

– Vân gỗ thẳng, to, mặt gỗ thô đều

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ tần bì

 Gỗ Thông 

– Gỗ mềm, nhẹ, màu vàng da cam nhạt, vân thẳng đều

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ thông

Gỗ Mít 

– Gỗ mềm, màu vàng sáng, khi để lâu sẽ chuyển sang nâu sẫm

– Vân gỗ không đẹp lắm

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ mít

Gỗ Căm xe 

– Gỗ màu đỏ thẫm, hơi có vân sẫm nhạt xen kẽ, thớ mịn

– Gỗ nặng, bền, không mối mọt, chịu được mưa nắng, rất cứng

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ căm xe

Gỗ Lim 

– Gỗ lim là loài gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt

– Gỗ có màu hơi nâu đến nâu thẫm; có khả năng chịu lực tốt

– Vân gỗ dạng xoắn khá đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ có màu đen

Cách phân biệt các loai gỗ tự nhiên - gỗ lim

Gỗ Chò Chỉ 

– Thịt vỏ vàng và hơi hồng, có nhựa và có mùi thơm nhẹ.

– Gỗ Chò Chỉ vàng nhạt hay hơi hồng, rất bền, chịu nước, chịu chôn vùi

Cách phân biêt các loại gỗ tự nhiên - Vân gỗ chò chỉ

Gỗ tạp giống gỗ Giổi

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - gỗ tạp giống gỗ dổi

 

Gỗ dái ngựa – mahogany

gỗ dái ngựa tâm đỏ xám, vân đẹp.gỗ dái ngựa thường được ưa chuộn trong nội thất.

gỗ dái ngựa khá đẹp.gỗ dái ngựa giá thành tương đối rẻ

 

go-dai-ngua-la-gi-2

Gỗ tạp giống gỗ Tần Bì

Gỗ tạp giống gỗ tần bì

Gỗ Bạch Tùng

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - gỗ bạch tùng

 

 

Gỗ Hồng Sắc

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - gỗ hồng sắc

 

 

Gỗ Keo

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - gỗ keo

 

Trên đây là những đặc điểm cũng như hình ảnh của các loại gỗ thông thường sử dụng trong nội thất. Hy vọng những hình ảnh này đã giúp  bạn có thêm kiến thức để biết cách phân biêt các loai gỗ tự nhiên trong sản xuất đồ gỗ  nội thất.

các tiêu chí phân hạng nhóm gỗ tự nhiên

Để đánh giá các tiêu chí phân hạng nhóm gỗ tự nhiên thường dựa vào  Cấu tạo gỗ Trong hầu hết các bảng phân nhóm gỗ từ trước đến nay đều sử dụng một số đặc điểm cấu tạo để làm một trong những tiêu chuẩn tham khảo để xử lý xếp nhóm gỗ, đó là: Màu sắc, mùi vị, thớ gỗ và mặt gỗ. – Màu gỗ: Màu là một trong những tính chất làm tăng vẻ đẹp, từ đó tăng giá trị sử dụng của gỗ. Ở nhiều loại gỗ, màu sắc không đồng đều lại tạo nên vân rất đẹp: Trắc, Cẩm lai, Gụ,… rất được ưa chuộng để đóng đồ mộc mỹ nghệ cao cấp. – Hương thơm: Hương thơm là một đặc điểm

* Gỗ nhóm đặc biệt Các loại gỗ quý, màu đẹp, vân nhiều và đẹp, hương thơm đặc biệt. Được ưa chuộng hoặc có khả năng sử dụng cho trong công nghệ đồ mộc cao cấp đắt tiền, đồ mỹ nghệ, hàng mộc chạm khảm, hoặc những sản phẩm gỗ khác có giá trị rất cao (gỗ lạng dùng để trang sức bề mặt, ván sàn đặc biệt,…). Gỗ có giá trị kinh tế cao nhất hoặc có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học và nghệ thuật.

* Gỗ nhóm I Gỗ rất nặng, cấp cường độ A. Độ bền tự nhiên rất tốt. Có khả năng sử dụng vào các công trình xây dựng lâu dài, làm khung tầu thuyền, cầu, những bộ phận cần chịu lực lớn. Nếu gỗ có KLTT nhỏ hơn, thì phải đáp ứng được yêu cầu về đặc tính tự nhiên khác của nhóm, có giá trị kinh tế cao, hoặc có đủ đặc tính cần thiết thoả mãn tốt cho công nghiệp đóng tàu thuyền đi biển.

* Gỗ nhóm II Gỗ nặng, cấp cường độ B, độ bền uốn va đập cao. Độ bền tự nhiên tốt. Khả năng gia công, phơi, sấy và bảo quản dễ. Thích hợp với công nghiệp đóng tầu thuyền, sử dụng trong các công trình xây dựng có khả năng chịu lực và bền chắc. Nếu gỗ nhẹ hơn tiêu chuẩn trên thì phải thích hợp nhất cho đóng vỏ tàu thuyền, đồ mộc hạng tốt, hoặc thoả mãn cho yêu cầu đặc biệt của các ngành công nghiệp khác như làm thùng đựng dung dịch lỏng, tiện, gọt, chạm trổ,… Nếu gỗ nặng hơn tiêu chuẩn trên thì là những loại gỗ không thoả mãn được yêu cầu của nhóm trên trước hết vì tính chất kỹ thuật khác và giá trị kinh tế của gỗ.

 

anh-7-1

 

* Gỗ nhóm III Gỗ nặng trung bình, cấp cường độ C. Độ bền uốn va đập trung bình. Độ bền tự nhiên trung bình. Hệ số co rút nhỏ đến trung bình. Khả năng gia công, hong sấy và bảo quản dễ. Thích hợp cho công trình xây dựng không đòi hỏi chất lượng cao. Thích hợp với công nghiệp bóc và lạng, đồ mộc thông dụng. Nếu gỗ nhẹ hơn tiêu chuẩn trên thì phải thoả mãn một số yêu cầu sử dụng tương tự trong nhóm gỗ này. Nếu gỗ nặng hơn tiêu chuẩn trên thì là những loại gỗ không thoả mãn được yêu cầu của nhóm trên trước hết vì các tính chất kỹ thuật, độ bền tự nhiên hoặc đường kính tối đa của loài cây gỗ không lớn (gỗ nhỡ), hoặc gỗ không phổ biến và giá trị kinh tế không cao.

* Gỗ nhóm IV Gỗ nhẹ, cấp cường độ D. Độ bền uốn va đập từ trung bình đến thấp; Độ bền tự nhiên kém. Hệ số co rút nhỏ đến trung bình. Khả năng gia công dễ, phơi sấy và bảo quản không dễ. Thích hợp cho công trình xây dựng không kiên cố. Thích hợp với những yêu cầu làm ván khuôn; làm tà vẹt, gỗ chống lò nhưng phải xử lý bảo quản. Một số loại gỗ dùng làm văn phòng phẩm hoặc ván vỏ của thuyền loại nhỏ đi sông. Nếu gỗ nhẹ hơn tiêu chuẩn trên thì phải thích hợp đặc biệt với yêu cầu công nghiệp bóc, gỗ diêm, gỗ văn phòng phẩm hoặc thỏa mãn cho công nghiệp giấy sợi,… Nếu gỗ nặng hơn tiêu chuẩn trên thì là những loại gỗ không thoả mãn được yêu cầu của các nhóm trên trước hết vì tính chất kỹ thuật của gỗ, độ bền tự nhiên kém hoặc là cây gỗ nhỡ, giá trị kinh tế không cao.

* Nhóm V Gỗ rất nhẹ, cấp cường độ E. Độ bền uốn va đập rất thấp. Độ bền tự nhiên rất kém. Thích hợp cho công trình xây dựng không yêu cầu chịu lực, làm bao bì hoặc ván khuôn. Nếu gỗ nặng hơn tiêu chuẩn của nhóm thì là gỗ của những loại cây gỗ nhỏ, giá trị kinh tế thấp, hoặc rất khó gia công, khó phơi, sấy, khó bảo quản, loài cây gỗ có nhiều khuyết tật.

Đề tài đã đề xuất được những cơ sở sở khoa học và tiêu chuẩn để phân nhóm gỗ Việt Nam và đã đưa ra được 5 nhóm gỗ và 1 nhóm đặc biệt.

Tình hình nhập khẩu gỗ của Việt Nam từ châu Phi

Năm 2013, tình hình nhập khẩu gỗ của Việt Nam từ châu phi đã đạt 23 nước  (tăng 3 nước) với kim ngạch đạt 148 triệu USD tăng 32% so với năm 2012.Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực sang châu Phi, đặc biệt là các nước khu vực Trung Phi để mua gỗ. Một số công ty đã mở văn phòng đại diện tại Ca-mơ-run, Ga-bông để tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu loại nguyên liệu này.

Tiềm năng xuất khẩu gỗ của Châu Phi

Độ che phủ rừng của châu Phi ước tính chiếm 650 triệu ha bằng 17% diện tích rừng trên thế giới. Các loại rừng chính là rừng khô nhiệt đới ở Sahel (gần sa mạc Sahara), Đông và Nam Phi, các khu rừng nhiệt đới ẩm ở Tây và Trung Phi, cận nhiệt đới rừng và rừng ở Bắc Phi và rừng ngập mặn ở vùng ven biển của phía Nam.

Với nguồn gỗ phong phú, khu vực Trung và Tây Phi là một trong những trung tâm cung cấp gỗ nguyên liệu ra thị trường thế giới. Một số nước ở khu vực Trung Phi có diện tích rừng bao phủ trên 50% diện tích cả nước và là những nước xuất khẩu quan trọng mặt hàng này.

Cộng hoà dân chủ Công-gô là nước có diện tích rừng nhiệt đới lớn nhất châu Phi với diện tích lên tới 133,6 triệu ha (chiếm 59% quỹ đất của nước này). Khoảng 60% dân số tương đương với 35 triệu người dân nước này sống phụ thuộc một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhờ vào rừng. Gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của CHDC Công-gô bên cạnh dầu lửa và khoáng sản, tuy nhiên giá trị xuất khẩu mặt hàng này của CHDC Công-gô thường ít hơn 15% so với Ca-mơ-run và Ga-bông do tình hình an ninh chính trị của CHDC Công-gô bất ổn.

Tại CH Công-gô, rừng bao phủ 25 triệu ha, tương đương khoảng 70% lãnh thổ quốc gia. Đây là nước có diện tích rừng lớn thứ hai ở châu Phi sau CH Dân chủ Công-gô. Ngoài rừng tự nhiên, CH Công-gô còn trồng mới 86.000 ha chủ yếu là bạch đàn (73.000 ha), limba (7.500 ha), thông (4.500 ha), các loại cây khác (1000 ha).

Ca-mơ-run là nước có diện tích rừng lớn thứ ba châu Phi với tổng diện tích rừng tự nhiên khoảng 22 triệu ha (chiếm gần 45% quỹ đất) của nước này. Trong đó 17 triệu ha đất rừng cho hiệu quả khai thác cao. Gỗ xuất khẩu đạt giá trị khoảng 3 – 3,5 tỷ USD hiện chiếm 15% xuất khẩu của Ca-mơ-run và là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của nước này sau dầu lửa, tạo ra việc làm cho khoảng 100 nghìn lao động. Ca-mơ-run có ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển nhất khu vực Trung Phi.

Ga-bông là quốc gia có 21 triệu ha đất rừng, bao phủ với mật độ cao nhất châu Phi (diện tích rừng chiếm 80% quỹ đất của Ga-bông). Gỗ là lĩnh vực sử dụng lao động lớn thứ hai (30 nghìn lao động trực tiếp và gián tiếp) tại Ga-bông sau khu vực công và đóng góp 12% giá trị xuất khẩu nhưng chỉ đóng góp vào 4% GDP của nước này. Hàng năm nước này xuất khẩu khoảng 1,8 triệu m3 gỗ trong đó gỗ được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc và Pháp.

Tại Bờ Biển Ngà, trong nhiều năm qua, gần 70% sản lượng gỗ khai thác được dành cho xuất khẩu trong đó gỗ teck là loại gỗ nhiệt đới chiếm tỷ trọng lớn nhất. Diện tích rừng bao phủ 32% diện tích của đất nước tương đương trên 10 triệu ha rừng. Sản lượng gỗ tròn khai thác hàng năm của nước này ước tính 2 triệu m3. Trung bình mỗi năm, Bờ Biển Ngà thu được từ 500-600 triệu USD từ việc bán gỗ ra nước ngoài. Ngoài gỗ tươi, nước này đang phát triển ngành công nghiệp gỗ nhằm xuất khẩu các sản phẩm gỗ thành phẩm hoặc bán thành phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.

Benin có diện tích rừng bao phủ là 4 triệu ha, chiếm khoảng 40% diện tích quốc gia và là nước Tây Phi có diện tích rừng bao phủ lớn thứ 2, chỉ sau Liberia. Tiềm năng sản xuất gỗ của nước này khoảng 1-1,5 triệu m3 gỗ/năm.

Ghi-nê Bít-xao có diện tích rừng 1,5-2 triệu ha, chiếm 50% quĩ đất của nước này, trong đó rừng nguyên sinh chiếm 45,4% diện tích rừng. Các sản phẩm gỗ đóng góp vào gần 7% (tương đương 70 triệu USD) giá trị xuất khẩu của nước này. Tiềm năng về sản xuất gỗ của nước này là 550 nghìn m3 gỗ/năm.

Ngành khai thác rừng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia nói trên, tuy nhiên hoạt động khai thác và xuất khẩu gỗ của các này chưa được quản lý nghiêm túc dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi, trái phép. Hiện nay, các nước này đang đẩy mạnh cải cách trong quản lý và điều hành nhằm hạn chế tình trạng này. Chính phủ Ga-bông đã ra quyết định cấm xuất khẩu gỗ tươi từ năm 2010 để phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ trong nước, góp phần tạo việc làm cho người lao động và nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng bằng xuất khẩu gỗ thành phẩm hoặc bán thành phẩm. Các sản phẩm gỗ muốn được đưa ra khỏi các cảng phải có giấy chứng nhận là gỗ được phép khai thác và đã qua sơ chế. Các nước khác thì cũng đã có những chính sách hạn chế việc xuất khẩu gỗ tươi.

Trào lưu nội thất cao cấp Gỗ Dái Ngựa ( Mahogany )

Trên thị trường nội thất gỗ hiện nay, khi nhắc đến gỗ dái ngựa  chính là nhắc đến sự sang trọng đẳng cấp. Trong suy nghĩ của rất nhiều người, điều này cũng có nghĩa là cần phải bỏ ra một khoản chi phí không hề nhỏ để theo đuổi trào lưu nội thất cao cấp gỗ dái ngựa  ( mahogany ). Vậy, đồ gỗ dái ngựa có thật sự đắt?

 

Là loại gỗ đạt tiêu chuẩn  mang trong mình những đặc tính ưu việt hơn hẳn so với nhiều loại gỗ khác. Điều này làm cho các sản phẩm từ gỗ dái ngựa cũng mang lại những giá trị đẳng cấp vượt trội, nhanh chóng đạt được chỗ đứng vững chắc trên thị trường nội thất gỗ cao cấp. Để sở hữu các siêu phẩm làm từ gỗ dái ngựa, không ít người sẽ nghĩ rằng phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn để sỡ hữu các sản phẩm làm từ loại gỗ nào. Và điều này cũng gây ra không ít lo ngại cho khách hàng. Hãy cùng xem những giá trị mà gỗ dái ngựa  đem lại để kiểm chứng xem gỗ dái ngựa có thực sự “đắt” hay không.

Tính thẩm mỹ

trao-luu-noi-that-cao-cap-go-oc-cho-walnut1

Vẻ ngoài hấp dẫn của gỗ dái ngựa.

Gỗ dái ngựa có một vẻ ngoài đầy sức hấp dẫn. Điểm nhấn của nó nằm ở hệ thống vân trên bề mặt gỗ. Với những đường vân mềm mại và uyển chuyển tạo thành những đốm hình hết sức đẹp mắt, tào cảm giác như cả thiên nhiên kỳ vĩ, huyền ảo tái hiện ngay trước mắt, thu hút mọi ánh nhìn xen lẫn sự trầm trồ. Bên cạnh đó, sắc nâu đặc trưng của gỗ dái ngựa không chỉ tạo cảm giác gần gũi, mộc mạc với thiên nhiên như các loại gỗ khác mà còn mang đậm sắc thái trang trọng, đẳng cấp, nâng tầm giá trị không gian sống và khẳng định phong cách của chủ nhân ngôi nhà.

Tính bền bỉ

2 đặc tính nổi trội nhất của gỗ dái ngựa mà ít loại gỗ nào có được chính là khả năng thích nghi nhanh và kháng sâu bệnh, mối mọt tự nhiên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi sử dụng các sản phẩm từ gỗ dái ngựa, bạn có thể hoàn toàn yên tâm không cần lo lắng về các tình trạng xuống cấp, biến dạng do những tác động của môi trường, thời tiết hay sự phá hoại của các loại côn trùng như kiến, mối, mọt,..

Gỗ dái ngựa có độ bền rất cao

trao-luu-noi-that-cao-cap-go-oc-cho-walnut2

Ngoài ra, gỗ dái ngựa còn có khả năng chịu lực cao, chịu máy tốt, tính linh hoạt trong thiết kế, khả năng bám đinh, sơn, ốc tốt nên có thể thỏa sức biến hóa trong nhiều kiểu thiết kế độc đáo và ấn tượng, tạo nên phong cách riêng biệt cho ngôi nhà cũng như cho chính chủ nhân của nó.

Tính phong thủy

Với nguồn gốc gần gũi với thiên nhiên, gỗ dái ngựa mang đến cảm giác gần gũi, dễ chịu đối với bất cứ khách hàng nào sử dụng nó, tuyệt đối không gây ra nguy hại gì đến sức khỏe của người sử dụng. Ngoài ra, theo các chuyên gia về phong thủy, bản chất gỗ cùng với hệ thống vân gỗ uyển chuyển, đầy tính nghệ thuật là cơ sở để mang lại sự sung túc, may mắn trong công việc cũng như trong cuộc sống của chủ nhân.

Một sản phẩm mà hội tụ cả vẻ ngoài mê hoặc, cuốn hút cùng độ bền thách thức với thời gian và còn có thể giúp các gia chủ gặp được nhiều may mắn trong công việc và cuộc sống. Nay đã có thể đáp ứng được hoàn hảo bởi loại nguyên liệu thượng hạng – gỗ dái ngựa..

Sở hữu được tất cả những yếu tố trên, vậy liệu các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ dái ngựa sẽ có mức giá như thế nào???

 

IMG_1926

 

 

 

Tại Việt Nam, gỗ dái ngựa bắt đầu được biết đến nhiều từ rất lâu thông qua các sản phẩm  từ những thương hiệu nổi tiếng cao cấpi. Lúc đó, những người say mê gỗ dái ngựa phải bỏ ra một khoản tiền không hề nhỏ để có thể sở hữu sản phẩm đẳng cấp này.

Nắm bắt được điều đó nhiều doanh nghiệp sản xuất gỗ đã nhập gỗ nguyên liệu này với số lượng lớn nhằm giảm chi phí và giá thành sản phẩm, đồng thời thiết kế những sản phẩm nội thất phù hợp gu thẩm mỹ của người phương đông.
Hy vọng rằng bài viết này có thể giúp quý khách hiểu rõ giá trị thực sự của gỗ dái ngựa và đưa ra đáp án khách quan nhất về câu hỏi nội thất gỗ dái ngựa có đắt không.

Những giá trị tuyệt vời của gỗ dái ngựa (mahogany)

Gỗ tự nhiên là nguồn nguyên liệu tuyệt vời cho con người, mỗi loại gỗ có thế mạnh riêng.sau đây chúng tôi xin giới thiệu sơ qua những giá trị tuyệt vời của gỗ dái ngựa (mahogany) đến các bạn.

+ cây dái ngựa là loại cây rụng lá, gốc thường có rãnh và có bạnh. Cao khoảng 30 m, đường kính từ 60 đến 180 cm. Vỏ ngoài có màu xám xanh, nứt dọc chân chim thành vảy nhỏ, dài và hẹp, thịt vỏ thường có xơ. Cành non phủ lông hình sao, chà sát ra màu gỉ sắt. Lá có hình trái xoan, hình trứng ngược hoặc gần hình tròn. Cụm hoa chùm lớn hình chùy.

nhung-gia-tri-tuyet-voi-cua-go-teak2
+ Gỗ dái ngựa (mahogany) thường có màu đỏ sẫm, hay xám hơi nâu. Vòng năm rễ nhận, gỗ muộn mạch thưa, nhỏ hơn gỗ sớm. Tia nhỏ, mật độ thưa. Gỗ dái ngựa (mahogany) nặng trung bình, tỷ trọng khoảng 0,7. Lực kéo ngang thớ vào khoảng 32 kg/cm², lực nén dọc thớ khoảng 471 kg/cm², lực oằn 1.253 kg/cm².

nhung-gia-tri-tuyet-voi-cua-go-teak4
+ gỗ dái ngựa  là một loại gỗ tốt. Gỗ dái ngựa (mahogany) có vân rất đẹp, kết cấu khá tốt, thớ to nhưng lại mịn, không bị cong vênh, nứt tét, không bị mối mọt, nấm mốc phá hoại. Ngoài ra, gỗ dái ngựa lại dẻo dai, dễ uốn cong, chịu được lực cao nên dùng đóng bàn ghế, tủ. gỗ dái ngựa (mahogany) là loại gỗ có khả năng chống chịu được sự thay đổi về thời tiết và những môi trường khắc nghiệt nhất mà ít có loại gỗ nào có thể so sánh được. Vì vậy, gỗ dái ngựa (mahogany) được sử dụng làm những sản phẩm có giá trị cao như làm báng súng, đóng những chiếc du thuyền sang trọng, làm tà vẹt cho đường ray xe lửa.

nhung-gia-tri-tuyet-voi-cua-go-teak3
+ Gỗ dái ngựa (mahogany)được sử dụng làm vật liệu trong ngành xây dựng hơn 150 năm nay. Gỗ dái ngựa được rất nhiều nơi thu mua. Thị trường thế giới cũng rất cần nhiều về gỗ dái ngựa (mahogany).

nhung-gia-tri-tuyet-voi-cua-go-teak
+ Công ty sản xuất nội thất thường lựa chọn nguồn nguyên liệu gỗ dái ngựa từ những cánh rừng tây nguyên…Vì Ở đây, chất lượng gỗ dái ngựa rất ổn định, màu sắc đồng đều, độ dầu nhiều, chất lượng tốt với tiêu chuẩn chăm sóc và khai thác gỗ hết sức nghiêm ngặt. Với trang thiết bị kỹ thuật sản xuất tiên tiến, đội ngũ công nhân lành nghề, nguồn nguyên liệu chất lượng cao, các sản phẩm từ gỗ dái ngựa như : ván lót sàn ngoài trời luôn có chất lượng cao, bền, đẹp, đáp ứng được sự thay đổi nắng mưa của thời tiết

nhung-gia-tri-tuyet-voi-cua-go-teak1