Lưu ý khi chọn mua gỗ dái ngựa tại Việt Nam

Những lưu ý khi chọn mua gỗ dái ngựa tại Việt Nam ai đã biết đến gỗ dái ngựa và từng sử dụng nội thất được làm từ nguyên liệu này đều cảm nhận được sự tuyệt vời của nó. Và về cơ bản tất cả nội thất được làm từ gỗ dái ngựa đều đẹp, bền đến hoàn hảo. Tuy nhiên khi chọn mua gỗ dái ngựa bạn cần có sự tìm hiểu tỉ mỉ để là người tiêu dùng thông minh và không bị “qua mặt”.

Nhu cầu sử dụng nội thất gỗ dái ngựa đang ngày càng gia tăng tại Việt Nam trong những năm gần đây bởi sự tích hợp nhiều ưu điểm vượt trội mà nó mang lại. Thế nhưng không phải bất cứ gỗ dái ngựa nào cũng tuyệt vời như bạn nghĩ vì nó có thể là gỗ loại 2, 3 và sự xuất hiện của các sản phẩm nội thất gỗ dái ngựa kém chất lượng cũng ngày càng nhiều nhằm cung ứng cho thị trường tiêu dùng ngày càng phong phú. Những sản phẩm kém chất lượng này được 1 số cơ sở sản xuất ra nhằm kiếm lợi nhuận về cho mình. Vì vậy nếu là người không sành về nội thất hay gỗ dái ngựa, bạn khó có thể lựa chọn được cho mình sản phẩm đúng tiêu chuẩn.

 

IMG_6401

 

Sau đây là 1 số lưu ý khi chọn mua gỗ dái ngựa tại Việt Nam:

loại 2, 3, không được tẩm sấy kĩ càng thường có dấu hiệu: có độ ẩm cao, mủn… Bạn có thể kiểm tra chúng bằng móng tay hoặc cho 1 ít nước lên bề mặt sản phẩm. Nếu chúng ngấm nước lâu tức là gỗ có độ ẩm lớn, chưa được sấy khô. Những loại gỗ này sau khi thi công thành nội thất sẽ xuống cấp nhanh sau 1 thời gian sử dụng: rất dễ cong vênh, mối mọt xâm nhập, khớp nối rời ra…

 

images

 

 

– Các cơ sở sản xuất nội thất gỗ  kém chất lượng thường có giá thành rất rẻ nhằm đánh vào tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam. Chính vì vậy bạn đừng vì ham của rẻ mà tậu về những bộ nội thất tại đây để rồi sau đó phải ngán ngẩm nhìn chúng xuống mã nhanh sau 1 thời gian ngắn.

– Chế độ bảo hành là 1 trong những yếu tố đánh giá sự uy tín của đơn vị cung cấp nội thất gỗ . Và tại các cơ sở không đảm bảo, sản phẩm kém chất lượng này thường có thời gian bảo hành rất ngắn, chỉ khoảng vài tháng.

 

được đánh giá là thượng hạng và thường có giá thành khá đắt song lại có chế độ bảo hành dài lâu. Vì vậy khi chọn mua sản phẩm, bạn hãy kiểm tra thật kỹ về chất lượng sản phẩm cũng như chế độ hậu mãi… để đảm bảo chắc chắn mình đã mua được đồ chính hãng.

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIỂN GỖ Ở VIỆT NAM

Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á. Chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực.

 

Hiện nay, nước ta dự tính có khoảng 3.500 doanh nghiệp chế biến gỗ, 340 làng nghề gỗ và số lượng lớn các hộ gia đình sản xuất kinh doanh đồ gỗ chưa được thống kê. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô đa phần là nhỏ. Theo nguồn gốc vốn thì 5% số doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, 95% còn lại là thuộc khu vực tư nhân, trong đó có 16% có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

 

Để bù đắp sự thiếu hụt về nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên, hàng năm Viêt Nam phải nhập khẩu khoảng 250.000 đến 300.000 m3 gỗ từ các nước lân cận và tăng cường sử dụng gỗ rừng trồng, ván nhân tạo để sản xuất hàng xuất khẩu. Nguồn gỗ nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia thường không ổn định do chính sách lâm sản của các quốc gia này luôn thay đổi, trong khi nguồn nhập khẩu từ các quốc gia khác như New Zealand, Australia, Thụy Điển, Đan Mạch, Phàn Lan, Canada, Mỹ, Châu Phi lại cách xa về địa lý nên giá thành nguyên liệu bị đội lên rất cao, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam.

Nhằm chủ động chuẩn bị nguồn gỗ, bên cạnh việc trồng rừng, Việt Nam cũng đang tích cực phát triển các nhà máy sản xuất ván nhân tạo, đóng một vai trò quan trọng cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu: Nhà máy ván sợi MDF Gia Lai công suất 54.000m3 sản phẩm/năm, MDF Sơn La với công suất 15.000 m3 sản phẩm/năm, MDF Bình Thuận với công suất 10.000 m3 sản phẩm/năm, Nhà máy Ván dăm Thái Nguyên với 16.500m3 sản phẩm/năm, Thái Hòa (Nghệ An) 15.000m3 và Hoành Bồ (Quảng Ninh) 3.000m3/năm.

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có khu rừng nào có chứng chỉ rừng (FSC), trong khi đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ ngày càng cao ở hầu hết các thị trường lớn. Để phát huy hết tiềm năng của ngành chế biến gỗ Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cần hết sức chú ý đến xu hướng “môi trường hóa” thương mại đồ gỗ. Với 3 xu hướng nguyên liệu chính: gỗ nhân tạo, gỗ có chứng nhận FSC và gỗ tái chế, các tiêu chuẩn về môi trường sẽ được thị trường đặt ra ngày càng nhiều cho thương mại đồ gỗ, kể cả việc xác định tính hợp pháp và khả năng tái sinh của khu vực khai thác. Do đó, đối với các sản phẩm gỗ khai thác tại Việt Nam cần mời các tổ chức quốc tế có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý, khai thác gỗ và cấp giấy chứng chỉ xác nhận gỗ được khai thác. Đặc biệt, việc xây dựng và các tiêu chí quản lý rừng bền vững cần được tiến hành nhanh chóng, triệt để nhằm đạt được một số lợi thế cho ngành lâm nghiệp Việt Nam.

NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGUYÊN LIỆU NGÀNH GỖ HIỆN NAY

Nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện đang rất khó khăn, chủ yếu từ 2 nguồn cơ bản: Nguồn nguyên liệu gỗ trong nước (gỗ tự nhiên và gỗ rừng trồng) và nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Về nguồn nguyên liệu gỗ trong nước thì kể từ năm 2014 Chính phủ quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, do vậy nguồn nguyên liệu gỗ nội địa chỉ còn trông chờ vào gỗ rừng trồng.

Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu và nguy cơ có thể đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá của các doanh nghiệp Hoa Kỳ khiến các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Vẫn phải nhập gỗ

Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam ái ngại về lâu dài, ngành gỗ Việt Nam sẽ vẫn không tránh khỏi việc phải nhập khẩu nguyên liệu.

Năm 2009, sản lượng gỗ khai thác của Việt Nam đạt 3,88 triệu m3. Trong đó, lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đạt 3,7 triệu m3, còn lại là từ gỗ rừng tự nhiên.

Để phục vụ ngành chế biến xuất khẩu gỗ, năm vừa qua, Việt Nam vẫn phải nhập đến 4 triệu m3 gỗ.

Theo tính toán của hiệp hội, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ dự kiến trong các năm 2010, 2015 và 2020 sẽ lần lượt đạt ở con số 3 tỷ USD; 4,5 tỷ USD và 7 tỷ USD.

gY

Theo kịch bản này thì từ nay đến năm 2020, mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ 4-5 triệu m3 gỗ. Hơn nữa, có thể thời gian tới, thị trường nguyên liệu gỗ cho Việt Nam sẽ bị thu hẹp bởi hiện nay, các nước xuất khẩu gỗ nguyên liệu đang xem xét lại chuỗi giá trị ngành gỗ. Do vậy, có nhiều khả năng thời gian tới, các nước này sẽ ban hành các chính sách giảm hoặc không xuất khẩu gỗ tròngỗ xẻ. Đây sẽ là một bất lợi lớn cho ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam và đòi hỏi ngành phải sớm có những phương án để giảm dần sự phụ thuộc này.

Chính vì vậy nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể từ gỗ nhập khẩu. Lượng gỗ nhập khẩu tương đối lớn chiếm 30-50%. Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu bằng 30% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ. Về thị trường nhập khẩu, Việt Nam đang nhập khẩu từ trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

capture_JNUH

Hiện nay, chủ yếu nguyên liệu gỗ được nhập khẩu từ Lào và Campuchia nhưng nguồn cung này đang cạn kiệt. Kể từ năm 2005 đến nay, 2 nước Malaysia và Indonesia đã đóng cửa mặt hàng gỗ xẻ, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giá nhiều loại gỗ đã tăng bình quân từ 5% – 7%, đặc biệt gỗ cứng đã tăng từ 30% – 40%, làm cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng khó khăn.

Theo đánh giá của hãng nghiên cứu thị trường James Hewitt, Mỹ là thị trường chiếm nhiều thị phần nhất trong số ba thị trường xuất khẩu chính của đồ gỗ Việt Nam trong năm 2010, với 44% thị phần.

Trong buổi tọa đàm mới đây về các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp liên quan đến xuất khẩu của Việt Nam, tiến sĩ Peter John Koenig – luật sư cao cấp của Hãng luật Squire Sanders (Hoa Kỳ) lưu ý “Khi có các vụ kiện đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc thì các mặt hàng tương tự của các quốc gia khác cũng sẽ bị để ý tới. Đồ gỗ là mặt hàng nhạy cảm, các nhà sản xuất nội địa Mỹ rất hay khởi kiện Trung Quốc về vấn đề này. Vì thế, các nhà sản xuất mặt hàng đồ gỗ ở Việt Nam phải cẩn trọng.”

nganh-go-cua-viet-nam-va-mot-so-du-bao-trong-tuong-lai

Qua những tư liệu về các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với cá, tôm, túi nhựa, giầy dép, đèn compact… trong quá khứ, tiến sĩ Koenig cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần xem xét các vụ kiện trên, cẩn trọng hơn.

Một số biện pháp mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể làm là đa dạng hóa các thị trường để nhỡ bị kiện ở thị trường này thì không quá ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của mình.

Các doanh nghiệp nên tránh bán hàng với giá quá thấp, bởi vì điều này có thể khiến thị trường Mỹ cho rằng doanh nghiệp có những hoạt động kinh doanh không lành mạnh. Doanh nghiệp nên có một hệ thống sổ sách kế toán minh bạch để khi bị yêu cầu, có thể cung cấp kịp thời các số liệu rõ ràng cho phía điều tra.(Nguồn: TTX, ¼)

Phương pháp xẻ gỗ tròn đạt tỷ lệ cao

Phương pháp  xẻ gỗ tròn đạt tỷ lệ cao, căn cứ vào chủng loại và kích thước của gỗ xẻ để quyết định vị trí của mạch xẻ và trình tự tiến hành xẻ, phương pháp xẻ gỗ như vậy được gọi là phương pháp xẻ gỗ tròn.

Chủng loại của phương pháp xẻ gỗ tròn có rất nhiều, do máy cưa, dao cắt sử dụng khác nhau[, hay độ lớn nhỏ, chất lượng của gỗ tròn cũng như yêu cầu về chủng loại gỗ xẻ được tạo ra cũng khác nhau, nên phương pháp xẻ cũng sẽ khác nhau.

1. Phân loại theo thiết bị cưa và số lưỡi cẳt sử dụng :
– Phương pháp xẻ đơn :
Là phương pháp xẻ sử dụng một máy cưa, một lưỡi cưa vòng hoặc một lưỡi cưa đĩa, mỗi lần gia công chỉ có một mạch xẻ, gỗ xẻ được tạo ra từng tấm từng tấm một. Phương pháp này thích hợp cho xẻ gỗ có sử dụng cưa vòng hoặc cưa đĩa một lưỡi.(1)    Ưu điểm :
* Gỗ tròn có thể xoay lật để xẻ, có thể quan sát được gỗ xẻ, có thể tập trung để loại bỏ khuyết tật của gỗ, từ đó nâng cao được chất lượng của gỗ xẻ.

* Thích hợp gia công đối với những loại gỗ tròn có nhiều khuyết tật, gỗ tròn có đường kính lớn, những loại gỗ quý hiếm và những loại gỗ xẻ có tính năng sử dụng đặc thù.

* Có khả năng xẻ ra được các loại gỗ xẻ có quy cách khác nhau.

(2) Nhược điểm : 

* Kích thước và chất lượng của gỗ xẻ kém, đòi hòi người công nhân phài có trình độ kỹ thuật cao, năng suất sản xuất thấp hơn so với sử dụng máy xẻ liên hợp hoặc máy xẻ nhóm.
2. Phươmg pháp theo nhóm :
Là phương pháp xẻ có sử dụng một hoặc nhiều máy cưa, sử dụng 2 hoặc nhiều hơn 2 lưỡi cưa vòng hoặc lưỡi cưa đĩa đồng thời xẻ gỗ, mỗi lần gia công sẽ cho ra vài tấm ván xẻ. Loại phương pháp này thích hợp sử dụng với loại cưa sọc đứng, máy cưa gồm nhiều cưa vòng ghép với nhau, cưa đĩa nhiều lưỡi hay loại máy liên hợp tạo dăm – xẻ gỗ.(1) Ưu điểm:
* Quy cách của gỗ xẻ tốt, sai số về kích thước nhỏ.

* Kích thước gỗ xẻ của mỗi lần gia công không nhiều, do đó làm đơn giản hoá cho công tác phân loại gỗ xẻ.

* Phương pháp này có nguyên liệu được nạp vào liên tục, do đó mà năng suất cao hơn so với phương pháp xẻ đơn.

(2) Nhược điểm :
* Gỗ tròn trong quá trình xẻ không thể xoay lật, không thể quan sát được quá trình gỗ được xẻ ra, do vậy mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng của gỗ xẻ nếu gỗ tròn có mang theo khuvết tật.

* Yêu cầu đối với chất lượng của gỗ tròn cao, thích hợp để gia công đối với những loại gỗ tròn có đường kính nhỏ, trung bình và ít khuyết tật.

(3) Tỷ lệ thành khí thường thấp hơn một chút so với phương pháp xẻ đơn.
3. Phân loại theo thứ tự xẻ và chủng loại của gỗ xẻ ra :

(1) Phương pháp xẻ 4 mặt : 

Phương pháp xẻ 4 mặt là một trong những phương pháp xẻ có xoay lật. thứ tự xẻ của nó như trong hình 2-17.

Thứ tự mạch cưa và góc xoay lật là:

Chủng loại gỗ xẻ được tạo ra có:”ván xẻ đã rọc cạnh, gỗ hộp đã rọc cạnh,…
Ưu điểm của phương pháp xẻ 4 mặt là :
* Lượng ván xẻ đã rọc cạnh được tạo ra nhiều, nó sẽ làm giảm bớt khối lượng công việc của khâu rọc cạnh phía sau.* Có thể lợi dụng triệt để được phần cạnh của gỗ tròn để sản xuất ra các loại ván có chiều dài, chiều rộng và chất lượng tốt khác.

* Có thể làm giảm tỷ lệ ván bìa dạng tam giác tạo ra, có lợi cho việc nâng cao tỷ lệ thành khí.

Nhược điểm của phương pháp này là :

* Gỗ tròn bị xoay lật nhiều lần, gây ảnh hưởng đến hiệu suất sản xuất của cưa. Phương pháp xẻ 4 mặt cũng được gọi là phương pháp xẻ gỗ hộp chưa rọc cạnh, tức là sử dụng cưa vòng lớn để tiến hành xẻ hai cạnh bên của gỗ tròn, tạo thành hộp gỗ có hai cạnh chưa được gia công, sau đó phần gỗ hộp này được đưa tới máy cưa vòng cỡ nhỏ để tiếp tục xẻ thành ván hoặc thành gỗ hộp hoàn chỉnh, hoặc đối với gỗ tròn có đường kính tương đối lớn, thì phần gỗ hộp chưa được rọc cạnh đó lại do chính cưa vòng lớn đó xẻ dọc ra vài đường rồi sau đó mới đưa chúng tới cưa vòng nhỏ để tiếp tục gia công xẻ thành ván.

(2) Phương pháp xẻ 3 mặt : 

Phương pháp xẻ 3 mặt cũng là một trong những phương pháp xẻ có xoay lật gỗ, thứ tự xẻ của phương pháp này là đầu tiên sẽ được gia công ở một cạnh bên của khúc gỗ tròn, để tạo ra một tấm ván bìa, sau đó lật gỗ đi một góc 90°, để gia công
tiếp mặt cạnh kề bên cạnh vừa gia công, rồi tiếp tục được căn cứ theo các bề mặt xẻ đó để tiến hành xẻ gỗ thành ván. Khi đã xẻ đến một mức độ nhất định nào đó thì lại lật tiếp khúc gỗ đi một góc 180° hướng vào phía trong, rồi lại loại bỏ tiếp phần ván bìa, sau đó mới tiếp tục xẻ tiếp phần gỗ còn lại. Thứ tự xẻ của phương pháp xẻ 3 mặt được trình bày trong hình vẽ 2-18.
Gỗ tròn được xẻ bằng phương pháp xẻ 3 mặt, thì tổng cộng gỗ sẽ phải lật chuyển 2 lần trên xe nạp liệu, khi đó thứ tự của mạch xẻ và góc xoay lật sẽ là:

 Với những loại ván xẻ hoặc gỗ hộp tạo ra còn có một mặt chưa được rọc canh, thì khi cần thiết nó lại được qua tiếp một máy cưa khác. ưu điểm của phương pháp xẻ 3 mặt là:

* Số lần phải lật gỗ ít hơn phương pháp xẻ 4 mặt, do đó sẽ nâng cao được năng suất cho cưa vòng lớn.

* Do bộ phận ván cạnh lớn, nên khi sản xuất các sản phẩm ván xẻ có kích thước nhỏ thì có thể lợi dụng được phần ván cạnh đó để tạo thành các sản phẩm chính, từ đó làm tăng tỷ lệ thành khí của gỗ xẻ.

* Khi xẻ bằng cưa vòng nhỏ sẽ có lợi cho việc quan sát được gỗ xẻ ra, từ đó loại bỏ được khuyết tật của gỗ, nâng cao chất lượng của gỗ xẻ.

Nhược điểm của nó là nếu so với phương pháp xẻ 4 mặt thì : phần bìa dạng tam giác tạo ra tương đối nhiều, do vậy mà có thể làm giảm tỷ lệ thành khí khi xẻ.

Phương pháp xẻ 3 mặt thường tích hợp để xẻ những loại gỗ hộp (ví dụ như xẻ tạo ra nguyên liệu làm khung cửa), nó cũng thích hợp để xẻ các loại ván xẻ chưa rọc rìa để cung cấp ngay cho xưởng xẻ đó. Khi xẻ những loại gỗ tròn có đường kính khoảng 50cm, sử dụng phương pháp xẻ 3 mặt sẽ dễ dàng cho việc xoay lật gỗ và lợi dụng được phần ván bìa để tạo ra các sản phẩm chính có kích thước nhỏ. Phương pháp xẻ 3 mặt có lợi cho việc quan sát được ván xẻ trong quá trình xẻ, do đó dễ dàng loại bỏ được khuyết tật nếu có. Nếu muốn tạo ra những loại ván xẻ đã được rọc cạnh hoàn chỉnh thì nên lựa chọn phương pháp xẻ 4 mặt, nếu như mong muốn tạo ra ván xẻ rộng từ những cây gỗ tròn có đường kính nhò, thì nên sử dụng phương pháp xẻ 3 mặt.

(3) Phương pháp xẻ 2 mặt :

Nó cũng được gọi là phương pháp xẻ ván chưa rọc cạnh. Thứ tự xẻ của phương pháp này là, đầu tiên gỗ tròn sẽ được cưa vòng xẻ ra một tấm ván bìa, hoặc là một tấm ván xẻ chưa rọc cạnh, sau đó cây gỗ được xoay lật một góc 180° để làm cho nó được đứng vững, rồi cưa lại xẻ tiếp một tấm ván cạnh, rồi cứ theo đó mà xẻ tiếp, Nếu như trong quá trình gia công lựa chọn cưa sọc làm máy cưa chính thì gỗ tròn không cần phải xoay lật, mỗi lần gỗ đi qua cưa xọc lại tạo ra được một tấm ván chưa rọc rìa. Thứ tự của mạch cưa của phương pháp xẻ 2 mặt được trình bày trong hình vẽ 2-19.

Phương pháp xẻ 2 mặt có ưu điểm là :
* Phương pháp xẻ này chuyên dùng để cung cấp nguyên liệu gỗ xẻ cho sản xuất các loại thùng, hộp gỗ, công nghệ được đơn giản hoá, không cần thiết phải phối hợp với nhiều máy cưa vòng nhỏ, thậm chí chỉ cần sử dụng 2 máy cưa vòng lớn phối hợp với 1 máy cưa vòng nhỏ là có thể tổ thành được một dây chuyền sản xuất, như vậy nó sẽ giảm được rất nhiều về chiều dài nhà xưởng, tránh được hiện tượng các lao động chồng chéo lên nhau, từ đó nâng cao được năng suất lao động.

* Có thể sử dụng máy cưa vòng lớn để xẻ ra các tấm ván xẻ chưa rọc cạnh có cùng chiều dày với nhau, làm đơn giản hoá về mặt công nghệ, nâng cao được mức độ cơ giới hoá và tự động hoá cho máy cưa vòng lớn.

Nhược điểm của nó là gỗ tròn trong quá trình gia công không thể tiến hành loại bỏ những khuyết tật được, nó sẽ làm ảnh hưởng chất lượng của sản phẩm.

4. Phương pháp xẻ đối với các loại gỗ xẻ chuyên dụng :
Gỗ xẻ chuyên dụng là chỉ những loại gỗ xẻ chuyên dùng trong các ngành như: hàng không, sản xuất tàu thuyền, thùng xe, dụng cụ âm nhạc,… mà chúng có chất lượng khá cao và được gia công tương đối kỹ. Loại gỗ này do chúng có những quy định nhất định về vị trí phân bố của đường vòng năm hay mức độ hoa văn ờ trên mặt ván, mà từ đó lựa chọn các phương pháp xẻ cũng khác nhau.Phương pháp xẻ đối với các loại gỗ xẻ chuyên dụng, có thể căn cứ vào vị trí phân bổ của đường vòng năm ở trên bề mặt của ván xẻ mà được phân thành phương pháp xẻ gỗ xuyên tâm, phương pháp xẻ gỗ tiếp tuyến và phương pháp xẻ gỗ dán.

(1) Phương pháp xẻ ván xuyên tâm :

Đường tiếp tuyến của vòng năm trên mặt đầu của tấm ván xẻ làm với bề mặt theo chiều rộng của ván một góc lớn hơn 45° thì được gọi là ván xẻ xuyên tâm, như hình vẽ 2-20(a).

Ván xẻ xuyên tâm là thông qua phần tâm khúc gỗ, theo hướng đường kính hoặc bán kính của mặt đầu khúc gỗ để tiến hành xè thành ván. Như hình vẽ 2-21.

Ván xẻ xuyên tâm do mức độ ro rút theo chiều rộng của ván là tương đối nhỏ, đường thớ gỗ hoàn chỉnh, đồng thời có giá trị lợi dụng tương đối cao. Gỗ để sản xuất toa xe, gỗ sản xuất dụng cụ âm nhạc hay những loại dụng cụ quý hiếm khác, phần lớn là sử dụng loại ván xẻ xuyên tâm, cũng có một số kiến trúc về gỗ quan trọng thì cũng cần phải sử dụng ván xẻ xuyên tâm.

Phương pháp xẻ hinh quạt, đầu tiên là dựa theo hướng đường kính của mặt đầu khúc gỗ để xẻ khúc gỗ thành hai phần, sau đó lại dựa theo đường kính hoặc bán kính của mặt đầu khúc gỗ để tiến hành xẻ tiếp thành ván.

(2) Phương pháp xẻ ván tiếp tuyến :

Ván xẻ có góc giữa tiếp tuyến với đường vòng năm trên mặt đầu tấm ván làm với bề mặt theo chiều rộng của ván một góc từ 0-45°, được gọi là ván xẻ tiếp tuyến. Đường vòng năm của nó trên bề mặt vántạo thành hình hoa văn. Như hình vẽ 2-20(b).

Ván xẻ tiếp tuyến là dựa theo đường tiếp tuyến với vòng năm để tiến hành xẻ ván, tức là loại ván tạo ra có đường tiếp tuyến với vòng năm hợp với bề mặt của ván một góc phải nhỏ hơn 45°. Như hình vẽ 2-22.

Trên bề mặt của ván xẻ tiếp tuyến có đường hoa văn rất đẹp, mặt ván không dễ bị nước thẩm thấu, đối với gỗ lá rộng dùng làm tàu thuyền, thùng gỗ, hay đồ nội thất thì phần lớn là sử dụng loại ván xẻ tiếp tuyến.

Các phương pháp xẻ trình bày ở trên, thường được sử dụng là phương pháp xẻ 4 mặt và phương pháp xẻ 3 mặt. Đối với xẻ những loại ván xẻ thông thường, gỗ hộp lớn, hoặc tà vẹt thì phần nhiều lại sử dụng phương pháp xẻ 4 mặt; còn khi xẻ các loại gỗ hộp nhỏ và trung bình, hay khi xẻ gỗ tròn có đường kính lớn hơn 50cm, thì sử dụng phương pháp xẻ 3 mặt; Khi sử dụng để xẻ ván xẻ cung cấp ngay cho xí nghiệp đó để sản xuất đồ mộc thường sử dụng phương pháp xẻ 2 mặt.    ,    .

Thông thường, các xưởng xẻ khi xẻ ra các loại ván xuyên tâm hay ván tiếp tuyến đều là sản xuất ra những loại gỗ xẻ thông dụng, chỉ căn cứ theo hướng kính hoặc đường hoa văn để tiến hành xẻ. Chỉ có những xưởng xẻ chuyên dụng nhụ: xưởng sản xuất thuyền, xưởng sản xuất dụng cụ âm nhạc, xưởng sản xuất dụng cụ thể thao thì mới chuyên về sản xuất các loại ván xẻ chuyên dụng.

(3) Phương pháp xẻ gỗ dán :

Để mở rộng cũng như nâng cao sự lợi dụng đối với gỗ tròn có đường kính nhỏ, hiện nay tại Trung Quốc đang tiến hành sử dụng những loại gỗ có đường kính nhỏ để sản xuất gỗ dán.
Gỗ dán là được thông qua một phương pháp xẻ đặc thù, làm cho câỵ gỗ đường kính nhỏ xẻ thành những tấm ván có chiều dài và chiều rộng tương đối nhỏ, dày trong khoảng 10-30mm, sau đó các tấm ván này được sử dụng keo dán để dán ghép loại với nhau theo hướng cạnh hoặc hướng đầu tạo thành gỗ dán.Đối với những loại gỗ tròn có đường kính nhỏ, khi sử dụng phương pháp xẻ phổ thông để xẻ thành ván thì tỷ lệ thành khí chỉ đạt khoảng 30-50%, còn nếu sử dụng phương pháp xẻ gỗ dán thì tỷ lệ thành khí có thể đạt tới 55-60%, đồng thời cũng nâng cao được giá trị sử dụng của gỗ.

* Phương pháp xẻ hình múi quýt : 

Phương pháp này là đầu tiên đem gỗ tròn đường kính nhỏ cắt thành khúc gỗ có độ dài theo tiêu chuẩn, sau đó xẻ khúc gỗ thành 4 phần, rồi tiếp tục xẻ chúng theo dạng múi quýt, sau đó đem những thanh gỗ hình múi quýt đó dán lại với nhau theo hướng chiều dài để tạo thành một tấm gỗ dán có chiều rộng như ý muốn Như hình 2-23.

Giả sử đem 2 miếng gỗ hình múi quýt đó ghép lại với nhau, rồi lại dụng phương pháp ghép ngón để ghép theo chiều dọc với các tấm khác, thì có thể đạt được tấm ván có chiều dài như yêu cầu. Nếu tiến hành lựa chọn cẩn thận các miếng gỗ hình múi quýt  khi ghép, thì sẽ tạo thành tấm ván mà trên bề mặt không còn lộ ra hình mắt gỗ hoặc các loại khuyết tật khác, cường độ kết cấu cũng được tăng lên. Phương pháp này khắc phục được những điều kiện bất lợi khi gỗ tròn có độ thót ngọn lớn, khi ghép các miếng gỗ hình múi quýt với nhau, có thể đảo đầu cho nhau, như thế sẽ làm mất đi sự ảnh hưởng của độ thót ngọn.

* Phương pháp xẻ gỗ hình thang :

Phương pháp xẻ này là một phương pháp nhằm nâng cao tỷ lệ thành khí khi xẻ gỗ tròn có đường kính nhỏ. Những cây gỗ tròn có đường kính nhỏ (khoảng 10-14cm) đầu tiên được cắt thành những đoạn ngắn, rồi được cưa vòng xẻ dọc theo 3 đường xẻ (hai đường cạnh và một đường giữa phải song song với nhau), để ra những tấm ván mà hai cạnh là hình cánh cung, như hình vẽ 2-24. Các tấm ván này mặt trên và dưới là hai mặt phẳng, riêng hai cạnh hình cánh cung sẽ được gia công tạo thành dạng mặt nghiêng, làm cho đầu của tấm ván có dạng hình thang. Đối với những cây gỗ tròn có đường kính lớn hơn 15cm, thì có thể tiến hành xẻ theo 5 mạch cưa, hai cạnh ngoài cùng cho ra 2 tấm ván mỏng, hai tấm ván mỏng này sẽ được gia công thành ván dạng hình thang nhưng lại có rãnh chốt, rãnh chốt này để tránh khi ghép ván với nhau chúng sẽ bị dịch chuyển về vị trí, như hình vẽ 2-25. Sau khi các tấm ván tạo ra được bôi tráng keo, chúng sẽ được ghép với nhau theo kiểu một tấm là mặt trên thì lại một tấm là mặt dưới, cứ như vậy thay đổi cho nhau để ghép vào với nhau tạo ra một tấm ván có chiều rộng như mong muốn (khi ghép chúng với nhau phải có điều kiện nhiệt độ và áp suất). Nếu như ghép các đầu tấm ván lại với nhau theo phương pháp hình ngón, thì sẽ tạo ra được tấm ván có chiều dài như mong muốn, sau đó căn cứ vào kích thước yêu cầu để tiến hành xẻ chúng thành những tấm ván có kích thước nhất định.

Một hình thức khác của phương pháp xẻ ván hình thang là đem xẻ phần cạnh của ván để tạo thành dạng hình thang. Tức là đầu tiên từ gỗ tròn xẻ ra các tấm ván chưa rọc cạnh, sau đó không tiến hành rọc cạnh cho chúng, hay xẻ chúng thành những miếng gỗ hình hộp có hai đầu bằng nhau, mà là dựa theo độ nghiêng của cạnh ván để tiến hành gia công tạo thành tấm ván dạng hình thang, những tấm ván này có bề mặt là dạng hình thang, và các đầu của tấm ván cũng là dạng hình thang.

Như hình vẽ 2-26, là đem các tấm ván có đầu to và đầu nhỏ, mặt trên và mặt dưới được thay đổi, xoay chuyển tương hỗ với nhau, rồi ghép với nhau tạo thành tấm ván có chiều rộng như ý muốn.

Phương pháp này thích hợp sử dụng đối với gỗ tròn có đường kính nhỏ, đặc biệt là những loại gỗ tròn đường kính nhỏ nhưng lại có độ thót ngọn lớn, nó có thể làm giảm bớt được những tổn thất cho gỗ khi tiến hành rọc cạnh của phương pháp thông thường, nó cũng khắc phục được những điều kiện bất lợi khi gia công đối với những loại gỗ tròn có đường kính nhỏ mà độ thót ngọn lại íớn, tỷ lệ thành khí cũng được nâng cao đáng kể. Nếu lại đem các tấm ván ghép với nhau theo các đầu ván, thì sẽ tạo ra được tấm ván có chiều dài như ý muốn.

Hiện nay, gỗ tròn có đườmg kính lớn ngày càng ít, phương pháp xẻ gỗ dán sẽ phát huy được sự lợi dụng đối với những loại gỗ tròn có đường nhỏ, vì vậy nó cũng cần được từng bước mở rộng nghiên cứu.

Gỗ Nguyên Liệu Nhập Khẩu Cần Rà Soát Hạn Chế Rủi Ro

Năm 2016, nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ tăng 3 – 5%. Nguyên nhân là thị trường bất động sản trong năm 2016 sẽ khởi sắc, kéo theo nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu gỗ, đồ tiêu dùng  tại thị trường nội địa sẽ tăng cao.

banner-go-dai-ngua-4-2

Lượng tăng, giá trị giảm

Báo cáo tại hội thảo cho thấy, năm 2015, lượng gỗ nguyên liệu NK lên tới 4,79 triệu m3, tăng 11,3% so với lượng NK của năm 2014 và 14% so với năm 2013. Giá trị kim ngạch gỗ nguyên liệu ở mức cao, khoảng 1,5-1,7 tỷ USD, nhưng vẫn giảm 60 triệu USD so với giá trị kim ngạch năm 2014.

Tương tự, lượng gỗ xẻ NK vào Việt Nam cũng có xu hướng tăng. Trong năm 2015, Việt Nam NK khoảng 2,21 triệu m3 gỗ xẻ, tương đương với 3,09 triệu m3 gỗ tròn. Số gỗ này bao gồm khoảng 150 loài gỗ khác nhau từ 86 quốc gia vùng lãnh thổ. Trong khi năm 2014, dòng gỗ này NK khoảng 2 triệu m3, với khoảng 160 loài khác nhau, từ 96 quốc gia vùng lãnh thổ…

Theo ông Tô Xuân Phúc, đại diện Tổ chức Forest trends, xu hướng này cho thấy một số tín hiệu tích cực. Đó là có sự dịch chuyển trong cơ cấu NK nguyên liệu, với lượng NK các loài gỗ từ các quốc gia có tính hợp pháp của gỗ rất cao như Hoa Kỳ và Châu Âu. Đây cũng là tín hiệu đảm bảo sự tuân thủ với các yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường tiêu thụ quốc tế.

Bên cạnh đó, xu hướng này còn cho thấy sự dịch chuyển trong cơ cấu NK, từ các các loại gỗ quý có giá trị thị trường rất cao, sang các loài  gỗ có giá trị thị trường thấp hơn… “Cơ cấu NK thay đổi có thể phản ánh dịch chuyển trong cơ cấu thị trường, như giảm nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm gỗ quý, giá trị cao tại Trung Quốc, sang tiêu thụ dòng gỗ bình dân hơn tại thị trường nội địa. Các loại gỗ có giá trị thấp hơn được NK nhằm phục vụ tiêu dùng trong nước”, ông Phúc cho biết.

Trong bối cảnh ngành gỗ Việt Nam hội nhập sâu rộng với thị trường quốc tế, việc Việt Nam duy trì xuất khẩu các mặt hàng gỗ nguyên liệu thuộc nhóm HS 44, đặc biệt là đối với sản phẩm gỗ tròn và gỗ xẻ có nguồn gốc từ Lào và Campuchia sẽ tiếp tục có những tác động không tốt đối với các sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, EU…

images

Ngành gỗ Việt Nam hiện nay nhập khẩu chủ yếu là gỗ nguyên liệu thuộc nhóm HS 44 với tổng kim ngạch nhập khẩu ước tính chiếm đến 97% tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là nguồn nhập từ Campuchia, Lào, Trung Quốc, Chile… (nguồn: Forest Trends).

Mặt khác, việc tạm dừng hình thức tạm nhập tái xuất đối với mặt hàng gỗ nguyên liệu từ Lào và Campuchia cũng có thể làm mất cơ hội tham gia thị trường đối với một số doanh nghiệp Việt Nam chuyên làm thương mại bởi nó có thể tạo cơ hội cho các doanh nghiệp từ các quốc gia khác tiếp cận và kiểm soát nguồn gỗ này.“Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đồ gỗ cũng như các cơ quan quản lý cần sớm có những giải pháp điều chỉnh theo hướng giảm dần tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm thô, tăng tỷ trọng các sản phẩm đã được chế biến sâu với độ an toàn cao hơn về tính hợp pháp của nguồn nguyên liệu đầu vào cho chế biến”– đại diện Vifores nhận định.

các sản phẩm gỗ của Việt Nam đang có nhiều thuận lợi thị trường xuất khẩu

Với nhiều yếu tố cung cầu thuận lợi cho ngành gỗ trong năm 2016, dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sẽ đạt khoảng 7,6 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm 2015.

Tuy nhiên, sự điều tra từ 15 doanh nghiệp đã chế biến gỗ lớn xuất khẩu cho biết tỷ lệ này là 30% và 70% nguyên liệu lâm sản đã được chủ động từ trong nước. Việt Nam đã từng bước làm chủ một nguyên liệu trong việc chế biến xuất khẩu các sản phẩm lâm sản.

 

Trong năm 2015, phần lớn các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đều tăng, cụ thể ở Mỹ năm 2015 đạt 2,64 tỷ USD (tăng 18,11% so với năm 2014), Nhật Bản đạt 1,04 tỷ USD (tăng 9,51%), EU đạt 764 triệu USD (tăng 3,91%).

“Năm 2015 là một năm thành công đối với ngành gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam trong tình hình kinh tế thế giới khó khăn và nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm mạnh do nhu cầu yếu trên thị trường thế giới. Với đà tăng trưởng như hiện tại, trong năm 2016, nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ nội thất trên toàn thế giới tiếp tục tăng”, ông Hạnh cho biết.

EXPO).VGP Nguyễn Bảo XK gỗ

 

Ông Hạnh cho biết thêm, theo thống kê sơ bộ  từ Trung tâm Nghiên cứu các ngành công nghiệp (CSIL), tiêu thụ đồ gỗ trên toàn thế giới đạt giá trị khoảng 467,7 tỷ USD. “Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng quá nhỏ bé so với nhu cầu tiêu thụ toàn cầu nên cơ hội của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gỗ là rất lớn”, ông Hạnh nhận định.

HAWA-Lâm-Việt

Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA cho hay, theo thông lệ hằng năm, năm 2016, Sở Công Thương TPHCM phối hợp cùng HAWA và Công ty cổ phần Thủ công mỹ nghệ Gỗ Liên Minh tổ chức Hội chợ Quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam.

Cơ Hội Và Thách Thức Nghành Chế Biến Gỗ Việt Nam Trong năm 2016

Theo Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (Hawa), thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, kế đến là châu Âu, sau đó là các thị trường khác, trong đó có Trung Quốc. Do đó, khi thị trường Trung Quốc gặp trục trặc thì ngành gỗ cũng không gặp khó khăn nhiều. Đó là thông tin tại hội thảo “Cơ hội cho ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ” do Hawa tổ chức tại TP HCM mới đây.

IMG_4347-copy

Ngành XK gỗ trong nước hiện đang có lợi thế hơn hẳn so với các doanh nghiệp Trung Quốc ở nhiều thị trường trọng điểm như: Mỹ, Nhật Bản… bởi lợi thế giá nhân công và nguyên liệu cạnh tranh hơn. Ngoài ra, làn sóng chuyển hướng làm ăn sang Việt Nam của nhiều nhà đầu tư nước ngoài mà trước đây chủ yếu đặt hàng từ các doanh nghiệp Trung Quốc, cũng tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đón nhận thêm được nhiều hợp đồng mới. Khảo sát của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cho thấy, hiện những doanh nghiệp XK gỗ có đơn hàng tăng cao so với cùng kỳ năm 2015

Doanh nghiệp Việt Nam đủ sức đoán lấy cơ hội này
Nhiều doanh nghiệp lâu nay chủ yếu xuất bán hàng cho các đối tác ở dạng bán lẻ, do đó sẽ gặp khó khăn về nguồn hàng không ổn định, giá cả phập phù thường ở mức thấp. Chưa kể, các doanh nghiệp làm ăn chụp giật, sẵn sàng chào giá thấp để giành giật thị trường gây bất lợi cho ngành xuất khẩu đồ gỗ.

Mục tiêu vượt 15%

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tổng kim ngạch XK gỗ và các sản phẩm gỗ 10 tháng đầu năm 2015 đạt 6,3 tỉ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2014. Hầu hết các thị trường đều có mức tăng khả quan. Cụ thể là Hàn Quốc tăng 49%, Nhật Bản tăng 20%, Trung Quốc tăng 17%… Ngoài ra, những thị trường nhỏ, mới khai thác cũng có sự tăng trưởng đáng kể như: Mexico tăng 120%, Hong Kong (Trung Quốc) tăng 17%, Thổ Nhĩ Kỳ tăng 2%…”Với các con số lạc quan trên, chúng tôi dự kiến năm 2016, tổng kim ngạch XK của ngành sẽ đạt khoảng 8,4 tỉ USD, tăng 15% so với năm 2015. Trong đó, ba nhà nhập khẩu quan trọng nhất, chiếm đến hơn 70% XK sẽ vẫn là Mỹ, EU và Nhật Bản”, ông Quyền nói thêm.

Ông Tim Dawson, điều phối viên về tăng cường luật pháp, quản lý và thương mại lâm sản thuộc Viện Lâm nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho rằng, để tận dụng cơ hội, các doanh nghiệp XK gỗ của Việt Nam cần tránh những rắc rối không đáng có về luật pháp có thể ảnh hưởng đến thương hiệu. Theo đó, các doanh nghiệp phải giải trình nguồn gốc sản phẩm gỗ thông qua một hệ thống các biện pháp và quy trình mà các quốc gia nhập khẩu đưa ra. Những thông tin này bao gồm: loài, nguồn gốc, số lượng, chi tiết về nhà cung ứng và thông tin về việc tuân thủ luật pháp…

Hiện sản phẩm gỗ của Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 120 quốc gia, trong đó chủ yếu là sản phẩm nội thất phòng ngủ, phòng ăn nhà bếp và đồ gỗ ngoài trời… Nhằm đón đầu sự dịch chuyển những đơn đặt hàng lớn tới Việt Nam trong những năm tới, theo các chuyên gia kinh tế, ngay từ lúc này, doanh nghiệp phải tăng cường năng lực sản xuất và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động.