Cách bảo quản và sử dụng đồ gỗ tự nhiên

Đồ gỗ nội thất tạo cho căn phòng bạn vẻ lộng lẫy, nhưng chỉ sau một thời gian, đồ gỗ bắt đầu mất đi độ bóng. Nếu tủ, bàn, kệ gỗ có một số vết trầy xước nhỏ, bạn có thể giấu chúng đi nhờ các sản phẩm che vết xước. Bằng việc áp dụng một số hướng dẫn đơn giản dưới đây, bạn có thể đảm bảo cho những đồ nội thất bằng gỗ trong nhà mình bền đẹp trong thời gian dài.

Khi di chuyển tránh bị trầy xước và không được đặt đồ vật nặng lên bề mặt gỗ. Khi chăm sóc nếu phải dùng nước lau thì chỉ phun bề mặt và nên nhớ đừng phun quá nhiều nước vì nước ngấm xuống sẽ làm cho bề mặt gỗ chóng hỏng. Nên lau theo vòng tròn, nhẹ và đều tay để tránh xước bề mặt. Còn nếu dùng bình xịt ,trước khi sử dụng, cần phải lắc bình thật đều và giữ khoảng cách giữa bình xịt với bề mặt vật dụng khoảng 20cm. Xịt dung dịch trực tiếp lên bề mặt bị bẩn, dùng vải mềm lau khô và luôn nhớ là phải lau theo hình tròn, bởi đó là cách bạn làm cho độ bóng của bề mặt đồ gỗ vừa đều lại vừa như mới .Không nên để bề mặt gỗ trầy xước.

6

Khi vệ sinh nên dùng bình xịt đánh bóng đồ gỗ chuyên dùng khoảng 1- 2 lần/tuần để tạo lớp bảo vệ bề mặt gỗ. Nên lau bằng dầu bóng thường xuyên cho đồ gỗ để tăng độ bảo vệ, tạo một bề mặt luôn bóng mới, không bị bám bụi, chống trầy xước.

Tránh ẩm mốc

Độ ẩm ảnh hưởng rất nhiều đến đồ gỗ nội thất của bạn. Độ ẩm cao dẫn đến phồng rộp gỗ, trong khi đó, hiện tượng gỗ bị tách hoặc nứt sẽ xuất hiện khi độ ẩm ở mức thấp. Độ ẩm cao cũng gây ra sự tăng trưởng của nấm mốc trên đồ gỗ nội thất.

Bạn nên kê các vật dụng bằng gỗ xa những nơi ẩm, có mưa hắt. Không lau đồ gỗ bằng khăn quá ướt hoặc đổ nước trực tiếp lên đồ gỗ. Với sự trợ giúp của máy hút ẩm, bạn có thể duy trì độ ẩm đều đặn khoảng 50%.

noi-that-do-go-phong-ngu

Tránh ánh sáng mặt trời

Các tia nắng mặt trời có thể thay đổi màu sắc của đồ nội thất gỗ. Do đó, bạn cần đặt đồ gỗ trong khu vực thích hợp của nhà mình. Màu của đồ gỗ sẽ bị thay đổi nếu bạn đặt nó trong khu vực nhiều sáng; thời tiết quá khô sẽ gây ra các vết nứt.

Để bảo vệ đồ gỗ, bạn có thể dán màn hình hoặc phim mỏng trên cửa sổ. Tấm phim này sẽ ngăn ánh sáng tia cực tím vào phòng.

Làm bóng đồ gỗ:

Sau một thời gian sử dụng, đồ dùng bằng gỗ sẽ bị bám bụi và mất đi độ bóng. Bạn có thể áp dụng một trong ba cách sau đây để làm chúng mới như ban đầu.

– Dùng một mảnh vải sạch thấm sữa bò để lau chùi. Cách này không những tẩy sạch những vết cáu bẩn mà còn làm cho đồ gỗ sáng bóng như mới .

– Dùng nửa cốc nước pha với giấm, lượng giấm bằng nửa lượng nước ,dùng một miếng vải mềm tẩm dung dịch này để lau chùi đồ gỗ vừa đơn giản, vừa hiệu quả.

– Bạn có thể pha một cốc trà đặc to, để nguội rồi dùng vải mềm tẩm nước trà lau chùi chúng. Chỉ cần làm như thế khoảng hai hoặc ba lần, đồ gỗ sẽ phục hồi lại độ sáng bóng ban đầu .

Làm sạch đồ gỗ

Nên thường xuyên làm sạch bụi trên đồ gỗ nội thất, nếu không một lớp bụi bẩn mỏng sẽ đóng dày trên bề mặt gỗ. Quần áo mềm và chổi bằng lông vũ sẽ rất phù hợp để làm sạch và bảo vệ đồ nội thất gỗ của bạn.

Nên hút bụi nhẹ nhàng để loại bỏ bụi từ bề mặt của đồ gỗ. Bạn có thể sử dụng khăn mềm hoặc vải mềm để quét sạch bụi. Hãy phủi bụi cho đồ nội thất trước khi hút bụi trên sàn nhà.

Cách Nhận Biết Các Loại Gỗ Sản Phẩm Nội Thất

Sử dụng đồ gỗ tự nhiên trong thiết kế nội thất không chỉ giúp công trình của bạn trở nên sang trọng mà còn có giá trị sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm. Không ít các công ty hay xưởng mộc đã dùng gỗ tạp, gỗ giả, gỗ kém chất lượng nhằm đánh lừa người tiêu dùng gây không ít hoang mang cho khách hàng. Hãy cùng chúng tôi phân biệt các loại gỗ tự nhiên trong thiết kế nội thất qua bài viết dưới đây.

 

ban ghe go dai ngua

Ưu điểm và nhược điểm

Đầu tiên, bạn cần biết qua những ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng gỗ tự nhiên trong sản xuất nội thất.

Ưu điểm:

–   Sản phẩm làm bằng gỗ tự nhiên cứng cáp và chế tác được nhiều kiểu dáng.

–   Sản phẩm có độ bền rất cao do không bị ăn mòn, không bị hỏng trong môi trường ẩm ướt

–   Gỗ dẻo dai và liên kết chắc chắn nên chịu được sự va đập và dễ uốn nắn trong việc tạo hình.

Nhược điểm:

Hầu hết các loại gỗ tự nhiên đều có nhược điểm là co giãn, cong vênh.  Đó là lý do khiến các sản phẩm nội thất làm bằng gỗ sau một thời gian ngắn sử dụng có hiện tượng cong vênh, co ngót, nứt nẻ… Để khắc phục điểm hạn chế này, gỗ cần phải được tẩm sấy trước khi đưa vào sản xuất. Bên cạnh đó, điều quan trọng là cần lựa chọn không gian sử dụng phù hợp với tính chất của gỗ. Đặc biệt khi sản xuất thợ mộc cần chế tác đúng kỹ thuật.

Đặc điểm của các loại gỗ tự nhiên thường được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ.

 

1. Thi công nội thất với gỗ óc chó

“Mách bạn” cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên trong thiết kế nội thất2

Gỗ óc chó là 1 trong những loại gỗ cao cấp được yêu thích trên toàn thế giới

Gỗ óc chó là 1 trong những loại gỗ cao cấp được yêu thích trên toàn thế giới. Đặc điểm cơ bản của loại gỗ này thường có dát màu kem, tâm gỗ có màu nâu nhạt hoặc màu socola. Vân gỗ sóng hoặc cuộn xoáy tạo thành những đốm hình đẹp mắt mà không có loại gỗ nào có được. Về ưu điểm, gỗ óc cho có khả năng chịu máy, độ bám keo và ốc vít rất tốt. Đây được xem là lựa chọn hoàn hảo trong không gian nội thất gia đình bạn.

Các sản phẩm nội thất nên dùng gỗ óc chó: Giường, tủ quần áo, tủ bếp, bàn làm việc, các vật dụng cao cấp trong không gian nội thất…..

2. Gỗ sồi

“Mách bạn” cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên trong thiết kế nội thất3

Gỗ sồi nổi bật với gam màu tươi sáng tự nhiên cùng các đường vân trang nhã

Nổi bật với gam màu tươi sáng tự nhiên cùng các đường vân trang nhã, gỗ sồi hứa hẹn sẽ là sản phẩm nội thất làm tôn lên vẻ đẹp lịch lãm và quý phái cho căn nhà của bạn. Gỗ sồi có những ưu điểm như: Độ cứng cao, chịu lực tốt, dễ uốn cong bằng hơi nước, bề mặt, đường vân của gỗ sồi khá bắt mắt, chịu được độ ẩm cao, ít cong vênh, nứt nẻ ở môi trường khô hanh.

Những sản phẩm nên sử dụng gỗ sồi: Bàn ăn, bàn ghế phòng khách, giường ngủ, kệ ti vi, tủ áo, tủ bếp

3. Gỗ gụ“Mách bạn” cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên trong thiết kế nội thất4

Gỗ gụ có màu vàng nhạt hay vàng trắng, khi để lâu sẽ dần chuyển sang màu thẩm

Gỗ gụ có màu vàng nhạt hay vàng trắng, khi để lâu sẽ dần chuyển sang màu thẩm. Loại gỗ này có thớ thẳng, vân mịn và rất đẹp. Khi đưa lên mũi ngửi thấy có mùi chua nhưng không hăng. Khi được đánh bóng bằng vecni sẽ thành màu nâu đậm hay nâu đỏ rất bắt mắt.

Gỗ gụ thường được dùng để đóng đồ nội thất mỹ nghệ cao cấp như: bàn, tủ, giường, sập, tủ chè,…

4. Gỗ xoan đào

“Mách bạn” cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên trong thiết kế nội thất5

Gỗ xoan đào có màu sắc đa dạng, từ nâu xám cho đến nâu nhạt hay vàng sọc nâu

Khác với tất cả những loại gỗ khác, gỗ xoan đào có màu vàng nhạt cho đến gần trắng, tâm gỗ có màu sắc đa dạng, từ nâu xám cho đến nâu nhạt hay vàng sọc nâu. Gỗ xoan đào có khả năng chịu máy rất tốt, độ bám ốc, bám đinh và dính keo cao, dễ đánh bóng và ít khi bị biến dạng khi sấy.

Gỗ Sưa

Gỗ Sưa hay còn gọi là trắc thối, huê mộc vàng, huỳnh (hoàng) đàn.

– Có ba loại gỗ sưa là sưa trắng, sưa đỏ và sưa đen.

+ Sưa trắng có giá trị thấp nhất, sau đó là sưa đỏ

+ Sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm thấy.

– Đặc điểm nhận biết của gỗ sưa:

+ Gỗ Sưa vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng

+ Gỗ Sưa có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp

+ Gỗ Sưa có mùi thơm mát thoảng hương trầm Khi đốt tàn có màu trắng đục

+ Gỗ Sưa có vân gỗ 4 mặt chứ không phải như những loại gỗ khác chỉ có vân gỗ 2 mặt

 Gỗ Trắc

Có ba loài gỗ trắc là trắc vàng, trắc đỏ, trắc đen. Gía trị lần lượt từ trắc vàng, trắc đỏ, trắc đen.

– Đặc điểm nhận biết của gỗ trắc:

+ Gỗ rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng

+ Gỗ rất bền không bị mối mọt, cong vênh

+ Khi quay giấy ráp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu

Gỗ Hương

– Gỗ bền, đẹp thường được dùng để đóng bàn ghế, giường tủ, tạc tượng khắc tranh.

– Gỗ có màu nâu hồng, mịn đẹp và thơm.

– Gỗ khá nặng, vân đẹp, không bi mối mọt, ít cong vênh, do lắm dầu nên ít nứt nẻ.

– Nhựa cây có màu đỏ, có thê dùng để nhuộm, khi ngâm, nước sẽ chuyển màu xanh như  luyn(nhớt)

Gỗ Mun

– Là cây gỗ nhỏ

– Thường được dùng để đóng bàn ghế, tạc tượng, điêu khắc tranh

– Gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn

– Có màu đen tuyền khi dùng lâu sẽ bong như sừng, hoặc màu đen sọc trắng

– Khi ướt thì mềm dễ xử lý gia công, nhưng khi khô thì rất cứng

– Gỗ rất bền, chắc không bị mối mọt ( rác thì hay bị mọt) ít cong vênh, hay nứt chân chim.

Gỗ Gụ

– Thớ gỗ thẳng, vân đẹp, mịn, màu vàng trắng, để lâu chuyển màu nâu sẫm

– Gỗ quý, bền dễ đánh bóng, không bị mối mọt, ít cong vênh

– Gỗ có mùi chua nhưng không hăng

Gỗ Pơ-Mu

– Gỗ nhẹ, thớ mịn, vân đẹp, màu vàng có mùi thơm

Gỗ Xoan Đào

– Gỗ cứng, chắc, thớ gỗ mịn, vân đẹp, màu hồng đào

Gỗ dái ngựa

Cây Dái Ngựa thường được trồng làm cây công trình, cây bóng mát đường phố, cây xanh đô thị. Hay tạo cảnh quan cho công viên, sân vườn biệt thự, khuôn viên trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp…

Cây Dái Ngựa cho gỗ đỏ tốt dễ gia công, không nứt nẻ, không cong vênh và dễ đánh bóng. Vì vậy, thường được dùng trong xây dựng, đóng đồ gia dụng, mộc mỹ nghệ và trang trí nội thất.

go-dai-ngua-la-gi-2