tiềm năng và thách thức cho ngành gỗ việt

Gỗ  là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.Vì vậy tiềm năng và thách thức cho ngành gỗ việt với nhiều tiềm năng phát triển, nhóm ngành gỗ thời gian vừa qua đã thu hút khá nhiều sự quan tâm đầu tư của các tổ chức tín dụng và các ngân hàng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đằng sau những cái bắt tay chiến lược giữa hai bên, vẫn còn rất nhiều dấu hỏi để lại.

 

Theo số liệu kê khai của  cục Hải quan, từ đầu những 2010 đến nay, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ cả nước ước đạt hơn 1,5 tỷ USD, tăng gần 35% so với  năm 2009. Hiện tại, giá trị các lô hàng mà doanh nghiệp gỗ ký kết với các đối tác nhập khẩu cũng ước đạt hơn 3 tỷ USD.

Theo ông Hoàng Cảnh, Phó Tổng thư ký Viforest, lượng hàng các doanh nghiệp ký kết đảm bảo mục tiêu xuất khẩu của ngành trong năm nay hoàn toàn nằm trong tầm tay. Cụ thể, đơn hàng xuất khẩu vào Mỹ tính đến hết năm 2010 tăng gần 10% so với năm 2009; nhiều thị trường truyền thống như Nhật Bản, EU… đã hồi phục với đơn hàng tăng cả về khối lượng lẫn trị giá.

Năm 2010, đồ gỗ tiếp tục hứa hẹn là một trong những ngành đem lại kim ngạch nằm trong top đầu xuất khẩu của Việt Nam. Theo tính toán của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ dự kiến trong các năm 2011-2016 sẽ lần lượt đạt ở con số 3 tỷ USD; 4,5 tỷ USD và 7 tỷ USD vào 2020.

Xuất khẩu đồ gỗ, đặc biệt là đồ gỗ ngoài trời của Việt Nam trong thập niên vừa qua tăng rất mạnh, đã đưa Việt Nam vào nhóm 15 nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất trên thế giới (FAO). Thị trường chính của đồ gỗ Việt Nam là các nước như Hoa Kỳ (44%); EU (29%); Nhật Bản (10%); Trung Quốc (3%); Đài Loan (1%).

gỗ-nguyên-liệu

Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết , dù giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu đang tăng nhưng ngay từ đầu năm hầu hết doanh nghiệp đã tranh thủ mua tích trữ nên sẽ ít bị ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu và khai thác trong nước đều được tiến hành khai báo nguồn gốc theo đúng quy định của luật Lacey áp dụng với sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ và sắp tới là EU.

So với nhiều ngành kinh doanh khác, có thể thấy sự hấp dẫn của ngành gỗ đến từ tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, độ an toàn và ổn định của hoạt động sản xuất kinh doanh và hơn nữa là lợi thế canh tranh của một quốc gia có nguồn nguyên liệu dồi dào.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt hấp dẫn vẫn còn những mặt chưa hoàn thiện: “Hiện ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam phụ thuộc đến 80% nguyên liệu từ nước ngoài. Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa bớt “choáng” với giá nguyên liệu nhập  tăng lại phải “gồng” mình cạnh tranh nguyên liệu ngay trên sân nhà khi các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường thu gom nguyên liệu” – ông Cảnh cho biết thêm.

Vậy làm thế nào để có thể phát triển ngành gỗ một cách vững chắc và khai tác tối đa tiềm năng của một lĩnh vực tương đối hấp dẫn như trên.

Thu hút Nhiều Đầu tư Lớn trong nước

Đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh sản xuất không phải là một xu thế quá mới. Trước đó, các ngân hàng, tổ chức tín dụng hay các quỹ đầu tư tại Việt Nam cũng không ngại ngần chia nhau miếng bánh thị trường gỗ tại lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thép, thủy sản, bất động sản…Với sự hấp dẫn của ngành gỗ, bắt đầu có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến sự phát triển của ngành hơn. Điển hình là các ngân hàng VIB, BIDV, ACB…

Chương trình “VIB hỗ trợ Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ khẳng định vị thế mới” của Ngân hàng Quốc Tế (VIB) được tung ra từ ngày 16-8-2010 với mong muốn hỗ trợ DN ngành gỗ, đặc biệt là DN xuất khẩu gỗ nâng cao năng lực cạnh tranh và từng bước khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Theo đó, các DN ngành gỗ, đặc biệt doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi như tham gia chương trình tài trợ vốn 1.500 tỉ đồng với lãi suất đặc biệt ưu đãi, tài sản đảm bảo linh hoạt; được phát hành L/C với tỷ lệ ký quỹ linh hoạt; được ưu đãi tài trợ xuất khẩu trước và sau khi giao hàng với các sản phẩm đa dạng, tỷ lệ cao có thể đến 95% theo hình thức L/C…

Gỗ ván sàn công nghiệp.Chỉ sau 2 ngày khi VIB tuyên bố dành khoản vốn khá lớn ưu đãi dành cho DN xuất nhập khẩu ngành gỗ, Ngân hàng Á Châu (ACB) cũng chính thức tung ra chương trình “Tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu về đích năm 2010”.

go-nguen-lieu

Với chương trình này, ACB đã nâng hạn mức tài trợ xuất khẩu lãi suất siêu ưu đãi lên 100 triệu USD (tăng thêm 50 triệu USD); các DN được vay với lãi suất từ 3,3%/năm. Ngoài ra, ACB còn dành 50 triệu USD cho các DN nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu thiết yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, với lãi suất cạnh tranh. Với ngành gỗ mà doanh thu chủ yếu đến từ thị trường xuất khẩu như tại Việt Nam đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng.

Một ngân hàng lớn khác là BIDV đang tiếp tục giải ngân 3.000 tỷ đồng của Chương trình “Tài trợ xuất khẩu gỗ, cà phê” dành cho các DN khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Thực tế, không chỉ có các định chế tài chính tổ chức đầu tư vào ngành gỗ mà cách đây 4 năm, 2006, Quỹ Aureos Đông Nam Á (ASEAF) cũng đã đầu tư số vốn 3 triệu USD vào Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành, chiếm xấp xỉ 20% vốn điều lệ của công ty để trở thành cổ đông tham gia chiến lược hỗ trợ về chuyên môn và tham gia quản lý tài chính. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của bản thân ngành gỗ đã thu hút đông đảo tầng lớp đầu tư trước tiềm năng sinh lợi của doanh nghiệp trong ngành.

Không hỗ trợ riêng ngành gỗ nhưng ngay từ những ngày đầu tháng 8, Ngân hàng Phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh (HDBank) cũng ban hành thêm nhiều gói hỗ trợ các DN xuất nhập khẩu, tài trợ hàng xuất nhập khẩu lên đến hơn 90% giá trị L/C.

Trong những tháng cuối năm, Eximbank dự kiến dành 2.000 tỉ đồng cho chương trình tài trợ xuất khẩu với lãi suất ưu đãi 12%/năm. Ngân hàng An Bình (ABBank) cũng vừa thành lập Trung tâm tài trợ DN vừa và nhỏ cung cấp dịch vụ một cách chuyên biệt như tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng, dịch vụ bảo lãnh trong và ngoài nước, thanh toán quốc tế…

Sự vào cuộc của các ngân hàng thương mại lớn chắc chắn cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tại Việt Nam giảm thiểu được chi phí kinh doanh và lãi suất đi vay để có thể tập trung vào kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất và đem lại doanh thu đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu.

Vấn đề khó khăn còn lại của ngành gỗ

Sàn gỗ công nghiệp-Ngành gỗ thiếu đội ngũ người lao động có kỹ thuật cao, số lao động chiếm khoảng 3-5%, công nhân kỹ thuật khoảng 25-30%; lao động phổ thông gần 70-75%… Việc sản xuất chủ yếu vẫn dựa trên lấy số lao động không có tay nghề thay thế cho lao động đư

Sự đầu tư của các tổ chức tín dụng cũng như ngân hàng vào ngành gỗ mới chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm và rõ ràng vẫn cần thêm những hỗ trợ mạnh mẽ và sâu sát hơn nữa để những cái “bắt tay” giữa các bên với ngành gỗ đạt thêm hiệu quả.

Tương tự ngành dệt may, sản phẩm gỗ Việt Nam chủ yếu được bán dưới những thương hiệu của nước ngoài. Hệ quả là kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng giá trị gia tăng đem lại cho DN Việt Nam thấp, ngoài ra luôn có rủi ro lớn về giá cả.

Hiện tại, có một số thành công nhất định trên thương trường quốc tế nhưng thị trường đồ gỗ nội địa vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Theo đánh giá của một số chuyên gia, quy mô thị trường đồ gỗ trong nước của Việt Nam khoảng từ 0,8-1 tỷ USD. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến thị trường này nên đồ gỗ ngoại nhập của Trung Quốc, Đài Loan, Singapore và một số nước khác đang chiếm thị phần cao hơn.
go-nguyen-lieu

Nguồn thông tin về công nghệ chế biến và thương mại gỗ Việt Nam vừa thiếu lại vừa lạc hậu và thông tin chưa được phân tích xử lý để có được các số liệu thông tin chính thống và chính xác. Thông tin doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay rất sơ sài phiến diện, không đầy đủ. Thực tế đó đã gây khó khăn rất lớn cho bản thân các doanh nghiệp, cho các cơ quan tổ chức muốn hỗ trợ doanh nghiệp.

Có thể thấy rằng, gỗ là một ngành kinh doanh hấp dẫn với nhiều lợi thế cạnh tranh và việc các tổ chức tín dụng, ngân hàng hay quỹ đầu tư nhỏ lẻ đầu tư hỗ trợ ngành gỗ không phải là điều quá bất ngờ.

Tuy nhiên, làm thế nào để các rào cản gia nhập đầu tư thông thoáng và tạo điều kiện hơn nữa cho các nhà đầu tư là điều mà bản thân các doanh nghiệp trong ngành phải nỗ lực. Để ngành gỗ Việt Nam có thể tiến xa, giữ vững là trụ cột xuất khẩu chính của nền kinh tế nước nhà ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai.

Doanh nghiệp gỗ lo không cạnh tranh nổi ở thị trường nội địa

Doanh nghiệp gỗ trong nước hiện đang lo không cạnh tranh nổi vào năm tới khi Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã khó có chỗ đứng tại thị trường này.

Theo ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Công ty Mifaco, việc quay lại thị trường đã được tính toán rất kỹ từ những năm gần đây. Tuy vậy, thị trường trong nước luôn có “biến” nên các doanh nghiệp vẫn còn rất dè dặt. Trở lại thị trường trong nước mặc dù là sân nhà nhưng cần phải có sự liên kết giữa nhiều bên để có thể tham gia vào chuỗi kinh doanh sản phẩm phù hợp với mình.

Ông Hiệp khẳng định: “Sự liên kết các bên này cũng đem đến nhiều cơ hội cho đầu ra sản phẩm và doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư dây chuyền, nhà xưởng ưu tiên sản xuất cho thị trường nội địa với những đơn hàng nhỏ lẻ. Hiện nay, doanh thu của về xuất khẩu của công ty khoảng 250 tỷ mỗi năm tuy nhiên khai thác tốt thị trường nội địa thì vài năm tới cũng có thể đạt được con số tương đương”.

Thực tế, nhiều năm qua các doanh nghiệp đã tập trung đầu tư cho thị trường nội địa nhưng thành quả vẫn không như mong đợi mà theo ông Quyền một trong những lý do chính là Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và kinh doanh bền vững ở thị trường nội địa.

 

Cụ thể như vấn đề thuế giá trị gia tăng (VAT), dù doanh nghiệp đã “kêu” rất nhiều, nhưng vẫn không được giải quyết. Các doanh nghiệp ngành gỗ đề xuất rằng khi bán sản phẩm ra thị trường nội địa, không cần miễn thuế VAT, nhưng thời gian ban đầu, Nhà nước có thể giảm thuế, hoặc miễn thuế trong một thời gian nhất định để doanh nghiệp đưa hàng giá rẻ hơn đến người tiêu dùng.

 

DN gỗ lo không cạnh tranh nổi ở thị trường nội địa

 

Ngoài thuế VAT, doanh nghiệp mua nguyên liệu gỗ trong nước từ rừng tự nhiên cũng bị đánh thuế tài nguyên từ 10% đến 30%. Doanh nghiệp còn bị đánh thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp… Phải gánh nhiều sắc thuế nên sản phẩm đến tay người tiêu dùng thường bị đẩy giá lên rất cao. Đây là trở lực lớn cho doanh nghiệp gỗ thành công ở thị trường nội địa.

 

Trong khi đó nhiều năm qua, Nhà nước đưa ra nhiều chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ; cụ thể là doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này không bị đánh thuế (thuế suất 0%), doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu về chế biến cũng được miễn thuế.

 

Để mở rộng thị trường nội địa, Viforest đề nghị trước hết Nhà nước phải có chính sách phù hợp, giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư phục vụ nhu cầu của thị trường nội địa thay vì chỉ hướng tới xuất khẩu như hiện nay.

Ông Trần Việt Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Mỹ thuật Gia Long cho rằng: “Chưa nói đến mức độ cạnh tranh nhưng sự phát triển về số lượng của hàng nội thất cũng như sự đa dạng của sản phẩm đã cho thấy các doanh nghiệp đã nhìn nhận nghiêm túc hơn về thị trường nội địa”.