Cơ Hội Và Thách Thức Nghành Chế Biến Gỗ Việt Nam Trong năm 2016

Theo Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (Hawa), thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, kế đến là châu Âu, sau đó là các thị trường khác, trong đó có Trung Quốc. Do đó, khi thị trường Trung Quốc gặp trục trặc thì ngành gỗ cũng không gặp khó khăn nhiều. Đó là thông tin tại hội thảo “Cơ hội cho ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ” do Hawa tổ chức tại TP HCM mới đây.

IMG_4347-copy

Ngành XK gỗ trong nước hiện đang có lợi thế hơn hẳn so với các doanh nghiệp Trung Quốc ở nhiều thị trường trọng điểm như: Mỹ, Nhật Bản… bởi lợi thế giá nhân công và nguyên liệu cạnh tranh hơn. Ngoài ra, làn sóng chuyển hướng làm ăn sang Việt Nam của nhiều nhà đầu tư nước ngoài mà trước đây chủ yếu đặt hàng từ các doanh nghiệp Trung Quốc, cũng tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đón nhận thêm được nhiều hợp đồng mới. Khảo sát của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cho thấy, hiện những doanh nghiệp XK gỗ có đơn hàng tăng cao so với cùng kỳ năm 2015

Doanh nghiệp Việt Nam đủ sức đoán lấy cơ hội này
Nhiều doanh nghiệp lâu nay chủ yếu xuất bán hàng cho các đối tác ở dạng bán lẻ, do đó sẽ gặp khó khăn về nguồn hàng không ổn định, giá cả phập phù thường ở mức thấp. Chưa kể, các doanh nghiệp làm ăn chụp giật, sẵn sàng chào giá thấp để giành giật thị trường gây bất lợi cho ngành xuất khẩu đồ gỗ.

Mục tiêu vượt 15%

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tổng kim ngạch XK gỗ và các sản phẩm gỗ 10 tháng đầu năm 2015 đạt 6,3 tỉ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2014. Hầu hết các thị trường đều có mức tăng khả quan. Cụ thể là Hàn Quốc tăng 49%, Nhật Bản tăng 20%, Trung Quốc tăng 17%… Ngoài ra, những thị trường nhỏ, mới khai thác cũng có sự tăng trưởng đáng kể như: Mexico tăng 120%, Hong Kong (Trung Quốc) tăng 17%, Thổ Nhĩ Kỳ tăng 2%…”Với các con số lạc quan trên, chúng tôi dự kiến năm 2016, tổng kim ngạch XK của ngành sẽ đạt khoảng 8,4 tỉ USD, tăng 15% so với năm 2015. Trong đó, ba nhà nhập khẩu quan trọng nhất, chiếm đến hơn 70% XK sẽ vẫn là Mỹ, EU và Nhật Bản”, ông Quyền nói thêm.

Ông Tim Dawson, điều phối viên về tăng cường luật pháp, quản lý và thương mại lâm sản thuộc Viện Lâm nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho rằng, để tận dụng cơ hội, các doanh nghiệp XK gỗ của Việt Nam cần tránh những rắc rối không đáng có về luật pháp có thể ảnh hưởng đến thương hiệu. Theo đó, các doanh nghiệp phải giải trình nguồn gốc sản phẩm gỗ thông qua một hệ thống các biện pháp và quy trình mà các quốc gia nhập khẩu đưa ra. Những thông tin này bao gồm: loài, nguồn gốc, số lượng, chi tiết về nhà cung ứng và thông tin về việc tuân thủ luật pháp…

Hiện sản phẩm gỗ của Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 120 quốc gia, trong đó chủ yếu là sản phẩm nội thất phòng ngủ, phòng ăn nhà bếp và đồ gỗ ngoài trời… Nhằm đón đầu sự dịch chuyển những đơn đặt hàng lớn tới Việt Nam trong những năm tới, theo các chuyên gia kinh tế, ngay từ lúc này, doanh nghiệp phải tăng cường năng lực sản xuất và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *