NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGUYÊN LIỆU NGÀNH GỖ HIỆN NAY

Nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện đang rất khó khăn, chủ yếu từ 2 nguồn cơ bản: Nguồn nguyên liệu gỗ trong nước (gỗ tự nhiên và gỗ rừng trồng) và nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Về nguồn nguyên liệu gỗ trong nước thì kể từ năm 2014 Chính phủ quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, do vậy nguồn nguyên liệu gỗ nội địa chỉ còn trông chờ vào gỗ rừng trồng.

Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu và nguy cơ có thể đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá của các doanh nghiệp Hoa Kỳ khiến các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Vẫn phải nhập gỗ

Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam ái ngại về lâu dài, ngành gỗ Việt Nam sẽ vẫn không tránh khỏi việc phải nhập khẩu nguyên liệu.

Năm 2009, sản lượng gỗ khai thác của Việt Nam đạt 3,88 triệu m3. Trong đó, lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đạt 3,7 triệu m3, còn lại là từ gỗ rừng tự nhiên.

Để phục vụ ngành chế biến xuất khẩu gỗ, năm vừa qua, Việt Nam vẫn phải nhập đến 4 triệu m3 gỗ.

Theo tính toán của hiệp hội, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ dự kiến trong các năm 2010, 2015 và 2020 sẽ lần lượt đạt ở con số 3 tỷ USD; 4,5 tỷ USD và 7 tỷ USD.

gY

Theo kịch bản này thì từ nay đến năm 2020, mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ 4-5 triệu m3 gỗ. Hơn nữa, có thể thời gian tới, thị trường nguyên liệu gỗ cho Việt Nam sẽ bị thu hẹp bởi hiện nay, các nước xuất khẩu gỗ nguyên liệu đang xem xét lại chuỗi giá trị ngành gỗ. Do vậy, có nhiều khả năng thời gian tới, các nước này sẽ ban hành các chính sách giảm hoặc không xuất khẩu gỗ tròngỗ xẻ. Đây sẽ là một bất lợi lớn cho ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam và đòi hỏi ngành phải sớm có những phương án để giảm dần sự phụ thuộc này.

Chính vì vậy nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể từ gỗ nhập khẩu. Lượng gỗ nhập khẩu tương đối lớn chiếm 30-50%. Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu bằng 30% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ. Về thị trường nhập khẩu, Việt Nam đang nhập khẩu từ trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

capture_JNUH

Hiện nay, chủ yếu nguyên liệu gỗ được nhập khẩu từ Lào và Campuchia nhưng nguồn cung này đang cạn kiệt. Kể từ năm 2005 đến nay, 2 nước Malaysia và Indonesia đã đóng cửa mặt hàng gỗ xẻ, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giá nhiều loại gỗ đã tăng bình quân từ 5% – 7%, đặc biệt gỗ cứng đã tăng từ 30% – 40%, làm cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng khó khăn.

Theo đánh giá của hãng nghiên cứu thị trường James Hewitt, Mỹ là thị trường chiếm nhiều thị phần nhất trong số ba thị trường xuất khẩu chính của đồ gỗ Việt Nam trong năm 2010, với 44% thị phần.

Trong buổi tọa đàm mới đây về các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp liên quan đến xuất khẩu của Việt Nam, tiến sĩ Peter John Koenig – luật sư cao cấp của Hãng luật Squire Sanders (Hoa Kỳ) lưu ý “Khi có các vụ kiện đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc thì các mặt hàng tương tự của các quốc gia khác cũng sẽ bị để ý tới. Đồ gỗ là mặt hàng nhạy cảm, các nhà sản xuất nội địa Mỹ rất hay khởi kiện Trung Quốc về vấn đề này. Vì thế, các nhà sản xuất mặt hàng đồ gỗ ở Việt Nam phải cẩn trọng.”

nganh-go-cua-viet-nam-va-mot-so-du-bao-trong-tuong-lai

Qua những tư liệu về các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với cá, tôm, túi nhựa, giầy dép, đèn compact… trong quá khứ, tiến sĩ Koenig cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần xem xét các vụ kiện trên, cẩn trọng hơn.

Một số biện pháp mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể làm là đa dạng hóa các thị trường để nhỡ bị kiện ở thị trường này thì không quá ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của mình.

Các doanh nghiệp nên tránh bán hàng với giá quá thấp, bởi vì điều này có thể khiến thị trường Mỹ cho rằng doanh nghiệp có những hoạt động kinh doanh không lành mạnh. Doanh nghiệp nên có một hệ thống sổ sách kế toán minh bạch để khi bị yêu cầu, có thể cung cấp kịp thời các số liệu rõ ràng cho phía điều tra.(Nguồn: TTX, ¼)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *