Mốc 20 tỷ USD của gỗ Việt

Ngoài tiềm năng xuất khẩu lên đến 20 tỷ USD, gấp 3 lần kim ngạch hiện nay, Việt Nam còn được xem là điểm đến của xu hướng dịch chuyển trung tâm sản xuất đồ gỗ thế giới.

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2015, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đạt mức 6,9 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2014, đưa Việt Nam thành quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 thế giới, sau Trung Quốc, Đức, Italy.

Hiện mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 37 quốc gia trên thế giới, trong đó đứng đầu là thị trường Mỹ, đạt 2,6 tỷ USD, chiếm 38,2% tổng kim ngạch.

Số liệu mới nhất từ Bộ Công Thương cho thấy, 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt 2,68 tỷ USD, tăng 2,08% so với cùng kỳ 2015. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong nửa đầu năm 2016 sẽ tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với tình hình khả quan của bất động sản Mỹ, khu vực châu Âu và Nhật Bản (3 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam), Bộ Công Thương cho rằng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan hơn.

moc-20-ty-usd-cua-go-viet

Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam dự kiến đạt trên 7 tỷ USD trong năm nay.

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch thường trực Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP HCM (Hawa) đánh giá, Việt Nam nổi lên là một quốc gia sản xuất đồ gỗ của thế giới nhờ nguồn nguyên liệu hợp pháp, có tay nghề sản xuất và nguồn nhân công rẻ… Dự kiến năm 2016, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 7 tỷ USD.

Tuy nhiên, trong năm 2016, để đạt đến con số này, doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Theo ông Trần Việt Tiến, Giám đốc Công ty Lavanto Home Decor, ưu thế về lao động rẻ của Việt Nam sẽ mất dần so với nhiều nước khu vực như Philippines, Indonesia, Myanmar… Trong khi đó thiết bị và công nghệ chế biến gỗ của Việt Nam phần lớn vẫn còn cũ so với các nước châu Âu, Trung Quốc, khiến công suất chế biến chưa cao và trình độ quản trị thực sự chưa hiệu quả.

“Trong thời buổi hội nhập này tính cạnh tranh rất cao, không thể kỳ vọng phát triển bằng nhân công giá rẻ mà phải bằng chất xám để tạo những giá trị gia tăng”, ông Tiến cho hay.

Một vấn đề lớn mà ngành gỗ Việt Nam sắp phải đối mặt đó là sự dịch chuyển của nhiều nhà máy chế biến gỗ từ những nước không tham gia TPP hoặc chưa có Hiệp định thương mại tự do với EU sang Việt Nam, để hưởng những lợi thế của các hiệp định này mang lại.

“Cùng với niềm vui là xu hướng dịch chuyển những đơn hàng gia công từ các nước cho Trung Quốc đã chuyển sang Việt Nam, thì có cả những doanh nghiệp gỗ Trung Quốc sang đăng ký đầu tư tại Việt Nam”, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hawa chia sẻ.

Số liệu từ Sở Kế hoạch Đầu tư Bình Dương cho thấy, số lượng doanh nghiệp gỗ từ “hàng xóm” tràn sang đang ở mức tăng đột biến. Cụ thể, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2016, có đến gần 29 trên 100 dự án đầu tư mới nhà máy tại Bình Dương thuộc các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan với số vốn ban đầu hơn 82,4 triệu USD. Tính đến nay, số doanh nghiệp FDI từ Trung Quốc, Đài Loan đóng đô ở Bình Dương, một trong những “thủ phủ” của ngành gỗ Việt Nam, đã lên gần 900 doanh nghiệp, với tổng vốn đầu tư hơn 5,5 tỷ USD.

Theo ông Phú Hữu Minh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư Bình Dương, khoảng 90% doanh nghiệp FDI ở Bình Dương có đăng ký sản xuất, chế biến gỗ và công nghiệp phụ trợ cho ngành gỗ.

Rõ ràng, lượng doanh nghiệp lớn đến từ quốc gia đang giữ “ngôi vương” trong xuất khẩu chế biến gỗ, giàu kinh nghiệm, thực sự là một đe dọa lớn với doanh nghiệp bản địa. Tuy nhiên, việc trung tâm sản xuất đồ gỗ đang dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng cho thấy tiềm năng to lớn của đồ gỗ trong những năm tới.

“Đó cũng là cơ hội cho bất cứ doanh nhân nào, đặc biệt là những doanh nghiệp trong ngành. Chúng ta có đón nhận cơ hội hay để các công ty FDI tận dụng lợi thế của Việt Nam mới là điều quan trọng”, ông Tiến nhận định.

Trong bối cảnh khó chồng khó, đáng mừng là doanh nghiệp gỗ lại rất tích cực trong việc biến chuyển mô hình để thích ứng với nhu cầu mới. Trong đó, đầu tư cho thiết kế để thoát khỏi “lời nguyền gia công” là một điển hình.

Trong gần 7 tỷ USD xuất khẩu hàng gỗ và thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, tỷ lệ những sản phẩm do chính các nhà thiết kế trong nước thiết kế chiếm chưa đến 20%. Ông Nguyễn Chánh Phương, Giám đốc Công ty Danh Mộc cho biết, Việt Nam có truyền thống sáng tạo cùng lực lượng lao động trẻ, chỉ thiếu định hướng dài hơi trong đào tạo thiết kế. Đây chính là chìa khóa mà nếu sử dụng tốt, có thể cởi trói cho ngành gỗ lên mức phát triển cao hơn. Doanh nghiệp trong ngành đã bắt đầu chú ý đến vấn đề này và chủ động đầu tư nhiều hơn cho khâu thiết kế. Theo tiết lộ từ phía Hawa, TP HCM sẽ rót kinh phí để Hawa có thể triển khai đào tạo đội ngũ sáng tạo trong ngành, việc mà lý ra các đơn vị giáo dục, đào tạo nghề phải đảm nhận. Công tác đào tạo sẽ được triển khai ngay trong năm nay.

Ở phía còn lại, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam cũng đã bắt đầu ứng dụng, khai thác các tiện ích từ công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh. Danh Mộc đầu tư phần mềm quản lý sản xuất để có thể đáp ứng những đặc trưng riêng của ngành gỗ; An Cường đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất tối tân để tăng năng suất, tiết kiệm nhiên liệu… Ông Trần Việt Tiến khẳng định: “Doanh nghiệp nào càng ứng dụng công nghệ nhiều thì nguồn lực doanh nghiệp đó sẽ càng mạnh”.

Theo số liệu từ Hiệp hội Gỗ – Lâm sản Việt Nam (VFA), năm 2000 cả nước mới chỉ có 741 doanh nghiệp chế biến gỗ lâm sản thì nay đã lên đến gần 4.000. Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hawa phân tích, ngoài tốc độ tăng trưởng như vũ bão về số lượng doanh nghiệp, so với các ngành khác như dệt may, da giày, thuỷ sản, thì ngành gỗ sử dụng nguồn nhân công lao động ít nhưng lại có năng suất cao hơn. Cụ thể, tỷ lệ lần lượt ở 3 ngành trên là 7.156 USD, 13.943 USD và 8.978 USD mỗi người, còn năng suất lao động đạt được của ngành gỗ tới 18.320 USD mỗi người một năm. Với tất cả những thuận lợi đang có, theo ông Khanh, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một nhà máy sản xuất đồ nội thất của thế giới, và khi đó 20 tỷ USD là con số mà ngành gỗ hoàn toàn có thể hướng tới vào năm 2025.

Minh Khuê – http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh

1 khối gỗ bằng bao nhiêu kg?

Ở những loại gỗ cùng chủng loại, cùng nhóm, cùng đặc tính,… nhưng khi gỗ còn tươi và gỗ đã khô thì có trọng lượng hoàn toàn chênh lệch nhau rất nhiều.Vì vậy, mà để biết chính xác 1 khối gỗ bằng bao nhiêu kg? thì hoàn toàn không có câu trả lời đúng, chỉ mang tính tương đối gần đúng nhất.

Với từng loại gỗ ở mỗi sắc mộc,… có khối lượng không giống nhau cả khi gỗ còn tươi cũng như lúc gỗ đã khô, ở những loại gỗ nặng nhất rơi vào khoảng 1.100kg/m3, có những loại nặng từ 800-900kg/m3 và có những loại gỗ chỉ có từ 700-800kg/m3.

 

images

 

1- Gỗ có cùng chủng loại, cùng sắc mộc…nhưng khi còn tươi và khi đã khô có trọng lượng khác nhau.
2- Từng chủng loại, mỗi sắc mộc…đều có trọng lượng khác nhau cả lúc còn tươi cũng như lúc đã khô, loại nặng nhất khoảng 1.100kg/m3, có loại 800 – 900 kg/m3 và cũng có loại 700 – 800 kg/m3.
Do đó, bạn hỏi chung chung 1 m3 gỗ nặng bao nhiêu thì không ai có thể trả lời được mà phải nêu cụ thể tên từng sắc mộc mới có một câu trả lời tương đối.
Chúc vui.

container 40 feet chứa bao nhiêu mét khối gỗ?

Loại container 40 feet có thể giải quyết rất tốt những trường hợp chứa hàng hóa mà loại 20 feet không thể làm được. Vậy container 40 feet chứa bao nhiêu mét khối gỗ? Có những loại phổ biến trong vẫn chuyển đường biển như loại container 40’DG(chuẩn), 40’HC(cao), 40’lạnh.

 

 

 

 

su-dung-bao-duong-container (2)

Với câu hỏi thường thấy là loại container 40 feet chứa được bao nhiêu tấn thì khi so với loại 20 feet thì ta có thể dễ dàng thấy là loại 40 feet có thể chứa được tầm 65 – 67 khối hoặc tối đa là 30 tấn tùy vào từng loại container của các hãng khác nhau.

cách nhận biết gỗ dái ngựa

gỗ dái ngựa  nguyên liệu là loại gỗ cứng và chắc thường được sử dụng làm cửa, tay vịn cầu thang, tủ bếp, bàn ghế, tủ rượu…vậy cách nhận biết  gỗ dái ngựa  nguyên liệu để tránh qua mặt các  nhà cung cấp qua mặt bằng cách pha trộn tạp gỗ khác vào?

Những thành phẩm từ gỗ dái ngựa lúc chưa được phun lót PU luôn có màu vàng ngả sẫm hoặc màu đỏ  thớ gỗ hơi suôn, ở những đoạn nào có mắt sẽ có vân cong. Sau khi sơn lót một lớp PU mặt gỗ dái ngựa sẽ trông khá mịn, hiện nay đa số các thợ sơn pha chút màu gỗ dái ngựa  để màu gỗ nhìn đẹp hơn dễ thu hút khách hàng hơn.

 

Wajahat-&-Partners-Sdn-Bhd

Một lưu ý khác để nhận biết rằng đó là gỗ dái ngựa  là những thành phẩm từ gỗ dái ngựa  khá nặng và rất chắc. Nếu bạn đóng cửa bằng gỗ dái ngựa  hay các vât dụng khác chẳng hạn như tủ bếp gỗ dái ngựa, kệ…thì khi cầm, nắm vào sản phẩm bạn sẽ có cảm giác rất đằm tay và cứng cáp. Đây là đặc tính nổi trội hơn hẳn của gỗ dái ngựa  nguyên liệu hay những sản phẩm được lam từ gỗ dái ngựa tự nhiên.

doanh nghiệp gỗ phải tận dụng tối đa nguyên liệu trong nước

Hạn chế đáng nói nhất hiện nay của ngành chế biến gỗ xuất khẩu chính là khâu gỗ nguyên liệu.Vì thế doanh nghiệp gỗ phải tận dụng tối đa nguyên liệu trong nước. Là một trong số các mặt hàng đứng trong “top” các mặt hàng xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã tăng trưởng ấn tượng qua từng năm.

Cùng với đó, sản phẩm gỗ của Việt Nam đã dần thống lĩnh được thị trường Hoa Kỳ với thị phần đạt tới 45%.

Nhưng trước những cảnh báo về rào cản thương mại, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam vẫn chậm khắc phục những điểm yếu. Hơn nữa, các doanh nghiệp xuất khẩu ngành gỗ đang biến động mạnh về tỷ giá và các chi phí đầu vào không ngừng gia tăng, gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất của ngành này.

Các chuyên gia Bộ Công Thương cho biết từ lâu Việt Nam đã phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu đến 70-80% (chiếm khoảng 60% giá thành sản phẩm), khiến Việt Nam không thể chủ động phát triển.

Gỗ nội ít, các doanh nghiệp lại không mặn mà với các sản phẩm gỗ như bạch đàn, keo… bởi hiệu quả rất thấp. Cây gỗ phải khoảng 18 năm mới đủ độ khai thác, nhưng chỉ được 6-7 năm đã đốn hạ khiến cho độ co ngót cao, làm hàng sẽ không đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật.

Do vậy, khi nhập khẩu nguyên liệu với giá cao, bắt buộc các nhà sản xuất sẽ phải tăng giá bán sản phẩm để cân đối kinh doanh. Như vậy sẽ bất lợi khi cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác có sẵn nguyên liệu hoặc nhập khẩu nguyên liệu gần hơn.

Nếu không mua được nguyên liệu với giá hợp lý, hoặc không tiết giảm chi phí để cân đối giá bán thì không loại trừ trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị chậm hợp đồng trong năm tới hoặc khó khăn trong việc tìm kiếm hợp đồng mới trong các năm tiếp theo.

Hiện xuất khẩu gỗ của Việt Nam chủ yếu vào hai thị trường chính là Hoa Kỳ và EU, nhưng chính hai thị trường đã đặt ra những khắt khe mới.

Luật Lacey của Hoa Kỳ đã áp dụng cho hàng gỗ của Việt Nam từ 1/10/2010 và Quy chế mới của EU về tính hợp pháp của gỗ có hiệu lực vào tháng 3/2013.

Điều này gây khó với cả hai nguồn nguyên liệu. Gỗ nội địa không đủ chứng chỉ quản lý rừng của Hội đồng rừng quốc tế. Ngoài ra, gỗ nhập khẩu không dễ gì kiểm soát nguồn gốc, khi xuất khẩu sản phẩm dễ gặp phải rào cản và khó khăn trong xuất khẩu.

Việc giảm đơn đặt hàng đồ gỗ của Việt Nam từ khách hàng châu Âu trong thời gian gần đây không loại trừ nguyên nhân do việc khủng hoảng nợ công của cộng đồng này. Muốn chuyển hướng thị trường cũng không thể làm ngay.

 

xkgo02756520-1467121388726

Mặt khác, giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu đã có mặt bằng mới hợp sức với giá điện, xăng dầu, cước phí vận tải…đang tăng dây chuyền sẽ công kênh giá thành sản phẩm. Tính đến tháng Tư, chi phí bình quân cho một container 40 feet tăng trên 50% so với năm 2011.

Cũng theo Bộ Công Thương, lãi suất ngân hàng tại Việt Nam còn quá cao khiến cho các doanh nghiệp trong ngành khó cạnh tranh với chi phí tài chính như hiện nay. Vì nếu ngay tại “sân nhà,” nếu nhà đầu tư nước ngoài đem vốn vào Việt Nam mở nhà máy chế biến gỗ thì chúng ta cũng thua luôn về cạnh tranh giá.

Lý do là họ có cùng chi phí nhân công, nguyên vật liệu nhưng lại có chi phí tài chính khá thấp so với doanh nghiệp Việt Nam vì vốn vay ở nước ngoài hiện thấp hơn Việt Nam khá nhiều. Còn việc khó tiếp cận nguồn vốn vay cũng làm hạn chế khả năng mở rộng quy mô hoạt động, nhận làm đơn hàng lớn. Từ đó, doanh nghiệp nhỏ chỉ làm gia công lại cho các công ty lớn, giá bán sẽ không tốt, lợi nhuận sẽ rất thấp.

Đây là mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm “công nghiệp chế biến,” nhưng chủ yếu là đồ gỗ ngoại thất, chế tác đơn giản, tốn gỗ, giá lại thấp so với đồ gỗ nội thất. Tuy vậy, để chuyển sang làm đồ gỗ nội thất, doanh nghiệp phải đầu tư dây chuyền sản xuất mới, thay chủng loại gỗ, đào tạo lại tay nghề thợ, thiết kế mẫu mã khác…

Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu hàng triệu tấn dăm gỗ trong khi đó phải nhập khẩu gần 1 triệu m3 ván gỗ nhân tạo. Hàng gỗ xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ là hàng thô mộc, sau đó lại “khuân về” cũng chính những thứ đó đã được chau chuốt.

Hơn nữa, trong ngành chế biến gỗ, số kỹ sư, công nhân kỹ thuật chỉ khoảng 25-30% còn lại 75-70% là lao động giản đơn, hợp đồng thời vụ. Vì thế, việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, đổi mới mẫu mã…đang dừng lại ở việc lực bất tòng tâm.

Để ứng biến với những khó khăn mới này, Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp phải tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước. Ngoài việc đầu tư trồng rừng, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp sản xuất ván nhân tạo và hạn chế xuất khẩu thô.

Do hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần 1 triệu m3 ván nhân tạo nên với tình hình tài nguyên rừng như hiện nay thì lượng gỗ trong nước đã đáp ứng được khoảng 1 triệu m3 gỗ lớn mỗi năm; tới năm 2015 có thể sẽ cung cấp được 5 triệu m3 và năm 2020 cung cấp được 12 triệu m3.

Đặc biệt, việc làm cần thiết là phải giảm mọi chi phí đầu vào như tính toán lại dây chuyền công nghệ, nâng cao năng suất lao động, xây dựng quá trình thao tác làm việc hiệu quả và tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng điện. Riêng đối với những đơn hàng đã được ký từ năm trước thì cần xem xét giao dịch lại với đối tác bằng cách thương lượng và giảm 3-10% giá trị./.

 

ưu nhược điểm gỗ dái ngựa

Giữa rất nhiều loại gỗ xuất hiện trên thị trường như hiện nay, Gỗ dái ngựa  vẫn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng khi lựa chọn mua đồ nội thất.Chúng ta hay cùng tìm hiểu về những ưu nhược điểm gỗ dái ngựa để xem loại gỗ này thực sự tốt đến đâu nhé.. Giá gỗ tương đối mềm. chất lượng và mẫu mã của những sản phẩm bằng gô dái ngựa  luôn được đảm bảo thì gỗ dái ngựa  luôn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng.

Ưu nhược điểm của gỗ dái ngựa

Gỗ dái ngựa  là một loại gỗ tự nhiên có chất lượng rất tốt nhất là sau khi được tẩm sấy kỹ càng. Những sản phẩm làm bằng gỗ dái ngựa có chất lượng và giá cả hợp lý đã là sự lựa chọn của tất nhiều khách hàng. Là một sản phẩm được khách hàng rất ưa thích hãy cùng xem những ưu nhược điểm của gỗ dái ngựa  nhé.

 

– Gỗ dái ngựa có màu cánh gián đặc trứng, đường vân rõ nét, bề mặt gỗ mịn. Gỗ dái ngựa mang dáng vẻ trang nhã tỏ ra rất phuc hợp mới những không gian nội thất ngày nay.

– Thuộc loại gỗ nhẹ nhưng sau quá trình tẩm sấy kỹ càng gỗ có độ cứng rất tốt, khả năng chịu nhiệt, chống nước, chống ẩm mốc tốt, ngoài ra gỗ còn có khả năng chống lại sự xâm hại của mối mọt.

– Gỗ có hương thơm tự nhiên tạo cảm giá dễ chịu và thoải mái cho người sử dụng

– Giá gỗ dái ngựa nguyên liệu ở mức rẻ nên những sản phẩm nội thất bằng gỗ xoan đào phù hợp vớ túi tiền của phần da người dân Việt Nam .

 

file.423588

 

 

Nhược điểm của gỗ dái ngựa

– Như có nói ở trên gỗ dái ngựa có khả năng chống lại sự xâm hại của mối mọt tuy nhiên đấy là trường hợp được tẩm sấy kỹ càng. Gỗ dái ngựa tự nhiện thì không có khả năng này. – Gỗ dái ngựa có thể bị nhạt màu theo thười gian do đó những sản phẩm bằng gỗ dái ngựa cần phải được sơn phủ bề mặt bằng sơm PU để giữ màu và tăng độ bóng minh cho sản phẩm.

Mặc dù tồn tại những khuyết điểm nhất đinh nhưng gỗ dái ngựa hoàn toàn có thể khắc phục một cách triệt để những khuyết điểm đó. Do đó gỗ dái ngựa rất được khách hàng tin tưởng và lựa chọn gỗ dái ngựa để đóng các đồ nội thất gia đình.

Với những ưu nhươc điểm của gỗ dái ngựa ở trên chắc hẳn khách hàng đã có thể đánh giá được một cách chính xác giá trị của gỗ dái ngựa và có quyết định đúng đắn khi làm các đồ nội thất gia đình. Việc sử dụng gỗ dái ngựa cho các sản phẩm nội thất  gia đình sẽ mang lại không gian sang trọng và hiện đại cho gia đình bạn.

cách nhận biết gỗ dái ngựa

Hiện nay tại Việt Nam có nhiều loại gỗ dái ngựa có tên gọi khác nhau như: dai ngựa trắng, dái ngựa đỏ, mahogany  … Nhằm giúp khách hàng không bị nhầm lẫn về các loại dái ngựa này, chúng tôi sẽ chia sẻ về cách nhận biết gỗ dái ngựa ở bài viết dưới đây để hạn chế sự khó khăn nhận biết gỗ dái ngựa chuẩn.

 

Trên thực tế ở  trên thị trường hiện nay có 2 loại dái ngụa phổ biến là dái ngựa trong nước và mahogany dái ngựa nhập.

– Cây mahogany còn gọi là dái ngựa nhập. Có nhiều người nhầm tưởng rằng có dái ngựa được lai ra từ  dái ngựa ta. Tuy nhiên không phải vậy, cây mahogany được nhập các nước châu phi nên sinh trưởng và phát triển tốt, cây lớn nhanh hơn so với các cây dái ngựa ta trong nước do khi hậu và thổ nhưỡng phù hợp hơn. Nên nhiều người nhầm tưởng rằng dái ngựa ta nhưng mahogany nhập không vân và chất lượng gỗ kém hơn nhiều.

– Cây dái ngựa trong nước loại cây  rừng, mọc hoang. Cây có thân gỗ lớn mọc thẳng, khi mới xẻ gỗ có màu hồng sẫm. Gỗ dái ngựa có nhiều cây to đường kính lên tới 1m và cao khoảng 30 – 40 met. Dái ngựa  là cây ưa sáng, không chịu bóng do đó chúng ta thường thấy cây xoan đào dọc theo những con đường mới mở hoặc ở những khoảng đất sau nương rẫy. Cây dái ngựa mọc nhiều ở các tỉnh  thuộc Tây Nguyên.

Cách nhận biết gỗ dái ngựa

Gỗ dái ngựa được khai thác từ cây xoan đào thuộc nhóm gỗ số 6. Gỗ cho giá trị kinh tế cao, được sử dụng nhiều cho các đồ nội thất gia đình. Một số đồi nội thất được làm bằng gỗ dái ngựa như: tủ bếp, giường làm bằng gỗ dái ngựa hay tủ quần áo làm bằng gỗ dái ngựa.

 

 

images

 
Cách nhận biết gỗ dái ngựa như sau: Gỗ dái ngựa trong nước cứng hơn gỗ nhập, sở hữu độ bền khá cao, sau khi được sử xý kỹ thuật cho độ chịu ẩm và khả năng kháng mối mọt tốt nên gỗ dái ngựa được sử dung nhiều trọng các đồ nội thất gia đình.

Gỗ dái ngựa được sử dụng làm đồ nội thất qua sử lý cho chất lượng tốt, có đặc tính cơ lý ở mức cao do. Gỗ dái ngựa có trọng lượng ở mức trung bình do đó các sản phẩm nội thất bằng gỗ xoan đào luôn tạo nên cảm giác nhẹ nhàng, êm ái cho ngươi sử dụng. Bề mặt gỗ dái ngựa có màu cánh gián đặc trưng và nhờ có tinh dầu thơm bên trong nên gỗ dái ngựa có mùi hương nhẹ nhàng, tốt cho sức khỏe. Gỗ dái ngựa càng dùng lâu càng trẻ nên bóng đẹp.

Trên đây là những chia sẻ chúng tôi về gỗ dái ngựa và cách nhận biết gỗ dái ngựa. Hi vọng chứ chia sẻ của chúng tôi đã phần nào giúp khách hàng nhân biết được gỗ dái ngựa 1 cách chính xác để không bị mua phải hàng kém chất lượng.

chuyên cung cấp gỗ dái ngựa

Gỗ dái ngựa  là một loại có chất gỗ tốt , chúng tôi chuyên cung cấp gỗ dái ngựa qua xẻ sấy , vân gỗ đẹp nên rất được ưa chuông trọng việc sản xuất đồ gia dụng. Ngoài ra Gỗ có  vân  , nếu để lâu theo thời gian thì sự co rút ít , sức chống tách cao , gỗ thẳng ít bị cong vênh.

Để phân biệt gỗ dái ngựa  người ta thường nhìn vào vân gỗ với các giác lõi phân biệt , gỗ thường có màu đỏ hay nâu đỏ tùy thuộc và vùng đất mà gỗ phát triển , gỗ khá chắc có thớ gỗ thẳ̉ng và mặt cắt mịn.

So với gỗ dái ngựa trong nước thì gỗ dái ngựa nhập có phần kém chất lương hơn nhưng không có nghĩ là chất lượng của gỗ dái ngựa nhập không tốt. gỗ dái ngựa là một loại gỗ tương đối tốt và khá được ưa chuộng trên nhãn trường để sản xuất các mặt hàng mộc Nghĩa Sơn hơn. Do khá phổ biến và đễ dàng tìm thấy chất gỗ cũng không có sức cạnh tranh và gu của người dung đồ gỗ nội thất làm từ loại gỗ này khá thấp nên gỗ thường được sử dụng để làm các loại bàn ghế nhỏ , các vật dụng và đồ gỗ nhu yếu khác với giá thành khá mềm.

 

IMG_6401

Gỗ dái ngựa  lên đồ nội thất rất có tính khiếu thẩm mỹ và độ bền cao nên rất được ưa chuộng , trên thị trường gỗ dái ngựa nguyên liệu cũng được bán dồi dào bởi nhiều nhà cung cấp gỗ khác nhau. Để cũng cố độ tin cẩn và vững chắc cho gỗ nguyên liệu đầu vào của khâu sản xuất bạn nên tìm để một công ty cung cấp gỗ nguyên liệu uy tín và có nhiều năm gặp qua trong nghành. Và nếu bạn đang có nhu cầu thì hay để chúng tôi giúp bạn.

Liệu nghành chế biến gỗ có hưởng lợi từ TPP

Đã có thắc mắc ngành chế biến gỗ có hưởng lợi từ TPP.Theo một báo cáo phân tích mới nhất của Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) về những tác động của TPP tới thị trường nông nghiệp, xét về các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào các nước tham gia TPP, thì gỗ – sản phẩm gỗ và thủy sản là hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn và tập trung nhất với tổng kim ngạch đạt 7,3 tỉ đô la Mỹ, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu từng mặt hàng.

Cụ thể, tỷ trọng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang TPP chiếm 57,9% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu tôm và cá tra sang TPP lần lượt chiếm 55,7% và 35,6% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm và cá tra Việt Nam. Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực kế tiếp là các loại cây công nghiệp (cà phê, điều, tiêu, cao su), trong khi gạo và rau quả là các sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu tương đối khiêm tốn.

Hoa Kỳ và Nhật Bản là các đối tác thương mại lớn nhất, tập trung vào các mặt hàng gỗ, sản phẩm gỗ, thủy sản và cây công nghiệp. Đáng chú ý là Malaysia cũng là một bạn hàng lớn của Việt Nam trong hai sản phẩm gạo và cao su.

 

images

Theo IPSARD, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang TPP mới chỉ tập trung vào một số mặt hàng chính và một số ít bạn hàng lớn. Do đó, việc tham gia TPP là một cơ hội tốt để giúp Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang các thị trường như Mexico, Australia và Canada cũng như đa dạng hóa các mặt hàng nông sản xuất khẩu.

Nhiều chuyên gia nhận định, ngành gỗ và các sản phẩm từ gỗ sẽ được hưởng lợi từ TPP. Ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores), cho rằng khi tham gia TPP, riêng ngành gỗ sẽ được hưởng lợi lớn.

Thứ nhất là về xuất xứ ngành gỗ. Trước khi tham gia TPP, Việt Nam có thể mua nguyên liệu gỗ của nhiều nước khác nhau để sản xuất và xuất đi nước thứ 3. Song theo hiệp định TPP, nếu muốn xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong nội khối được ưu đãi thuế suất thì phải đảm bảo một tỉ lệ nhất định về nguồn gốc nội khối của nguyên liệu gỗ. Do đó, các doanh nghiệp ngành gỗ sẽ chuyển hướng sang nhập khẩu gỗ nguyên liệu trong nội khối TPP với thuế suất bằng 0% và đảm bảo được tính hợp pháp của nguyên liệu, ví dụ như nguyên liệu gỗ từ Mỹ.

Bên cạnh đó, đây là thị trường rất lớn mạnh, khi tham gia TPP, quan hệ thương mại nội khối sẽ thuận lợi hơn, thu hút vốn đầu tư của các quốc gia trong ngành gỗ sẽ mạnh hơn. Hơn nữa, các doanh nghiệp trong ngành gỗ dễ dàng tiếp cận được công nghệ mới, quản trị mới của các quốc gia tiên tiến, chất lượng hàng hóa theo đó sẽ cao hơn.

Còn nhiều khó khăn

Theo báo cáo của IPSARD, hiện nay, trong các nước TPP, Việt Nam xuất khẩu đồ gỗ chủ yếu sang Hoa Kỳ và Nhật Bản với hai loại sản phẩm chính là đồ gỗ nội thất và đồ gỗ ngoại thất. Mức thuế suất của hai nhóm sản phẩm này tại các thị trường lớn đều đã bằng 0%. Vì vậy, tác động từ việc giảm thuế suất nhập khẩu theo cam kết của TPP không có ý nghĩa nhiều với các sản phẩm gỗ này.

Trong khối TPP, Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Hoa Kỳ và Malaysia và một lượng nhỏ từ Australia. Hiện nay, do các mức thuế suất nhập khẩu của Việt Nam đối với các sản phẩm này cũng đã bằng 0%, nên tác động từ cam kết TPP cũng sẽ không làm giảm chi phí gỗ nguyên liệu.

 

Leaders_of_TPP_member_states

Khi vào TPP, các doanh nghiệp Việt Nam để được hưởng các ưu đãi về thuế suất của khối TPP, các sản phẩm của Việt Nam phải đảm bảo hai tiêu chí chính. Thứ nhất, 55% lượng gỗ nguyên liệu phải có xuất xứ từ trong khối TPP. Thứ hai, các sản phẩm gỗ phải đảm bảo tính hợp pháp từ đất đai, khai thác gỗ, vận chuyển, chế biến, xuất khẩu, tài chính, an sinh xã hội (lao động).

Song, hiện nay, Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu chủ yếu từ các thị trường Đông Nam Á (Lào, Myanmar, Malaysia, Cambodia…), Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trong đó, Lào là nước Việt Nam nhập khẩu gỗ nhiều nhất với tỷ trọng 28,9% tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu.

Tỷ trọng nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các quốc gia thuộc khối TPP năm 2013 chiếm 26,9% tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam. Đây là thách thức của Việt Nam khi không đảm bảo được yêu cầu 55% lượng gỗ nguyên liệu có xuất xứ trong khối TPP. Hơn nữa, thực tế gỗ nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á đều rất khó khăn chứng minh gỗ hợp pháp.

Do vậy, theo IPSARD, định hướng trong thời gian tới, Việt Nam cần chuyển dịch, tăng nhập khẩu gỗ từ Úc, New Zealand, hạn chế nhập khẩu từ Lào, Cambodia, Myanmar… để đảm bảo yêu cầu gỗ hợp pháp và nguồn gốc xuất xứ.

Đối với thị trường gỗ nguyên liệu Malaysia, thành viên trong TPP, tiềm năng mở rộng nhập khẩu là không lớn do nguồn nguyên liệu gỗ của nước này ngày càng cạn kiệt, chính phủ Malaysia đã và đang có những biện pháp nhằm hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu để đảm bảo đầu vào cho sản xuất trong nước.

Làm cách nào phân biệt các loại gỗ trong nội thất

Trên thị trường có rất nhiều loại gỗ, làm cách nào phân biệt các loại gỗ trong nội thất phân thành nhiều loại các nhau.Hôm nay, chúng tôi xin hướng dẫn tới các bạn cách phân biệt các loại gỗ, đặc điểm của chúng.

Đặc điểm của các loại gỗ tự nhiên thường được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ nội thất

 Gỗ Sưa

Gỗ Sưa hay còn gọi là trắc thối, huê mộc vàng, huỳnh (hoàng) đàn.

– Có ba loại gỗ sưa là sưa trắng, sưa đỏ và sưa đen.

+ Sưa trắng có giá trị thấp nhất, sau đó là sưa đỏ

+ Sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm thấy.

– Đặc điểm nhận biết của gỗ sưa:

+ Gỗ Sưa vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng

+ Gỗ Sưa có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp

+ Gỗ Sưa có mùi thơm mát thoảng hương trầm Khi đốt tàn có màu trắng đục

+ Gỗ Sưa có vân gỗ 4 mặt chứ không phải như những loại gỗ khác chỉ có vân gỗ 2 mặt

cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ sưa

 Gỗ Trắc

Có ba loài gỗ trắc là trắc vàng, trắc đỏ, trắc đen. Gía trị lần lượt từ trắc vàng, trắc đỏ, trắc đen.

– Đặc điểm nhận biết của gỗ trắc:

+ Gỗ rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng

+ Gỗ rất bền không bị mối mọt, cong vênh

+ Khi quay giấy ráp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu

Các phân  biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ trắc

Gỗ Hương

– Có màu nâu hồng, vân đẹp, đặc biệt có mùi thơm

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ hương

Gỗ Mun

– Gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn có màu đen tuyền hoặc đen sọc trắng

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ mun

Gỗ Gụ

– Thớ gỗ thẳng, vân đẹp, mịn, màu vàng trắng, để lâu chuyển màu nâu sẫm

– Gỗ quý, bền dễ đánh bóng, không bị mối mọt, ít cong vênh

– Gỗ có mùi chua nhưng không hăng

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ gụ

Gỗ Pơ-Mu

– Gỗ nhẹ, thớ mịn, vân đẹp, màu vàng có mùi thơm

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ pomu

Gỗ Xoan Đào

– Gỗ cứng, chắc, thớ gỗ mịn, vân đẹp, màu hồng đào

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - gỗ xoan đào

Gỗ Sồi đỏ

– Dát gỗ từ màu trắng đến nâu nhạt, tâm gỗ màu nâu đỏ hồng

– Gỗ có ít đốm hình nổi bật vì các tia gỗ nhỏ hơn. Đa số thớ gỗ thẳng

vân gỗ sồi đỏ

Gỗ Sồi trắng

– Dát gỗ màu nhạt, tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu sậm

– Đa số Sồi trắng có vân gỗ thẳng to và dài, mặt gỗ từ trung bình đến thô với các tia gỗ dài hơn Sồi đỏ. Vì vậy, Sồi trắng có nhiều đốm hình hơn

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - sồi trắng

Gỗ Dổi

– Gỗ thường màu xám vàng, thớ mịn, thơm, gỗ mềm

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - gỗ dổi

Gỗ Tần Bì 

– Dát gỗ màu từ nhạt đến gần như trắng

– Tâm gỗ có màu sắc đa dạng, từ nâu xám đến nâu nhạt hoặc vàng nhạt sọc nâu

– Vân gỗ thẳng, to, mặt gỗ thô đều

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ tần bì

 Gỗ Thông 

– Gỗ mềm, nhẹ, màu vàng da cam nhạt, vân thẳng đều

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ thông

Gỗ Mít 

– Gỗ mềm, màu vàng sáng, khi để lâu sẽ chuyển sang nâu sẫm

– Vân gỗ không đẹp lắm

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ mít

Gỗ Căm xe 

– Gỗ màu đỏ thẫm, hơi có vân sẫm nhạt xen kẽ, thớ mịn

– Gỗ nặng, bền, không mối mọt, chịu được mưa nắng, rất cứng

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ căm xe

Gỗ Lim 

– Gỗ lim là loài gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt

– Gỗ có màu hơi nâu đến nâu thẫm; có khả năng chịu lực tốt

– Vân gỗ dạng xoắn khá đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ có màu đen

Cách phân biệt các loai gỗ tự nhiên - gỗ lim

Gỗ Chò Chỉ 

– Thịt vỏ vàng và hơi hồng, có nhựa và có mùi thơm nhẹ.

– Gỗ Chò Chỉ vàng nhạt hay hơi hồng, rất bền, chịu nước, chịu chôn vùi

Cách phân biêt các loại gỗ tự nhiên - Vân gỗ chò chỉ

Gỗ tạp giống gỗ Giổi

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - gỗ tạp giống gỗ dổi

 

Gỗ dái ngựa – mahogany

gỗ dái ngựa tâm đỏ xám, vân đẹp.gỗ dái ngựa thường được ưa chuộn trong nội thất.

gỗ dái ngựa khá đẹp.gỗ dái ngựa giá thành tương đối rẻ

 

go-dai-ngua-la-gi-2

Gỗ tạp giống gỗ Tần Bì

Gỗ tạp giống gỗ tần bì

Gỗ Bạch Tùng

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - gỗ bạch tùng

 

 

Gỗ Hồng Sắc

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - gỗ hồng sắc

 

 

Gỗ Keo

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - gỗ keo

 

Trên đây là những đặc điểm cũng như hình ảnh của các loại gỗ thông thường sử dụng trong nội thất. Hy vọng những hình ảnh này đã giúp  bạn có thêm kiến thức để biết cách phân biêt các loai gỗ tự nhiên trong sản xuất đồ gỗ  nội thất.