Doanh nghiệp gỗ lo không cạnh tranh nổi ở thị trường nội địa

Doanh nghiệp gỗ trong nước hiện đang lo không cạnh tranh nổi vào năm tới khi Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã khó có chỗ đứng tại thị trường này.

Theo ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Công ty Mifaco, việc quay lại thị trường đã được tính toán rất kỹ từ những năm gần đây. Tuy vậy, thị trường trong nước luôn có “biến” nên các doanh nghiệp vẫn còn rất dè dặt. Trở lại thị trường trong nước mặc dù là sân nhà nhưng cần phải có sự liên kết giữa nhiều bên để có thể tham gia vào chuỗi kinh doanh sản phẩm phù hợp với mình.

Ông Hiệp khẳng định: “Sự liên kết các bên này cũng đem đến nhiều cơ hội cho đầu ra sản phẩm và doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư dây chuyền, nhà xưởng ưu tiên sản xuất cho thị trường nội địa với những đơn hàng nhỏ lẻ. Hiện nay, doanh thu của về xuất khẩu của công ty khoảng 250 tỷ mỗi năm tuy nhiên khai thác tốt thị trường nội địa thì vài năm tới cũng có thể đạt được con số tương đương”.

Thực tế, nhiều năm qua các doanh nghiệp đã tập trung đầu tư cho thị trường nội địa nhưng thành quả vẫn không như mong đợi mà theo ông Quyền một trong những lý do chính là Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và kinh doanh bền vững ở thị trường nội địa.

 

Cụ thể như vấn đề thuế giá trị gia tăng (VAT), dù doanh nghiệp đã “kêu” rất nhiều, nhưng vẫn không được giải quyết. Các doanh nghiệp ngành gỗ đề xuất rằng khi bán sản phẩm ra thị trường nội địa, không cần miễn thuế VAT, nhưng thời gian ban đầu, Nhà nước có thể giảm thuế, hoặc miễn thuế trong một thời gian nhất định để doanh nghiệp đưa hàng giá rẻ hơn đến người tiêu dùng.

 

DN gỗ lo không cạnh tranh nổi ở thị trường nội địa

 

Ngoài thuế VAT, doanh nghiệp mua nguyên liệu gỗ trong nước từ rừng tự nhiên cũng bị đánh thuế tài nguyên từ 10% đến 30%. Doanh nghiệp còn bị đánh thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp… Phải gánh nhiều sắc thuế nên sản phẩm đến tay người tiêu dùng thường bị đẩy giá lên rất cao. Đây là trở lực lớn cho doanh nghiệp gỗ thành công ở thị trường nội địa.

 

Trong khi đó nhiều năm qua, Nhà nước đưa ra nhiều chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ; cụ thể là doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này không bị đánh thuế (thuế suất 0%), doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu về chế biến cũng được miễn thuế.

 

Để mở rộng thị trường nội địa, Viforest đề nghị trước hết Nhà nước phải có chính sách phù hợp, giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư phục vụ nhu cầu của thị trường nội địa thay vì chỉ hướng tới xuất khẩu như hiện nay.

Ông Trần Việt Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Mỹ thuật Gia Long cho rằng: “Chưa nói đến mức độ cạnh tranh nhưng sự phát triển về số lượng của hàng nội thất cũng như sự đa dạng của sản phẩm đã cho thấy các doanh nghiệp đã nhìn nhận nghiêm túc hơn về thị trường nội địa”.

 

Việt Nam xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 thế giới

Theo nhận định của Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nước ta vượt trội hơn so với nhiều ngành hàng chủ lực khác. Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 6,9 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2015.

Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU hiện vẫn là những thị trường nhập khẩu nhiều nhất gỗ và các sản phẩm gỗ từ Việt Nam. Dự kiến năm 2016, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 7,2 – 7,3 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng khoảng 8 – 10%.

go-1454300317633

Trong khi đó, với thị trường trong nước, đồ gỗ đã làm chủ được sân nhà. Năm 2015 đã có hơi ấm từ thị trường bất động sản, đặc biệt là thị trường căn hộ, kỳ vọng năm 2016 là một năm tăng trưởng tốt về nhu cầu tiêu thụ nội địa. Nếu như nhiều năm qua, ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ tập trung xuất khẩu các sản phẩm chế biến sử dụng nhiều lao động thì nay nhiều doanh nghiệp đã có nhận thức tạo những giá trị gia tăng khác như đầu vào thiết kế phát triển sản phẩm, gia tăng hàm lượng công nghệ thiết bị – vật liệu trong chế biến, nâng cao kỹ năng quản lý, dịch vụ, bán hàng… – See more at: http://sggp.org.vn/kinhte/2016/2/410906/#sthash.uOzYXE7p.dpuf