xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam đang có nhiều thuận lợi

Theo điều tra từ 15 doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam đang có nhiều thuận lợi.Chế biến gỗ lớn xuất khẩu cho biết tỷ lệ này là 30% và 70% nguyên liệu lâm sản đã được chủ động từ trong nước. Việt Nam đã từng bước làm chủ một nguyên liệu trong việc chế biến xuất khẩu các sản phẩm lâm sản.

 

Ông Lê Văn Bách cho hay , xuất khẩu gỗ gõ đỏ và sản phẩm gỗ đang rất thuận lợi và chưa có nhiều rào cản nào . Nhưng thời gian đến trước yêu cầu về nguồn gốc gỗ của EU và Mỹ, đến khi Việt Nam tham gia TPP, thì ngành lâm nghiệp cần chủ động thích ứng.

Bà Nguyễn Tường Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế cũng cho rằng, vào năm 2016 là phải nội lực hóa mọi cam kết để hội nhập. Nếu công táclàm không tốt thì sẽ bị thiệt trên sân nhà, những cơ hội của hội nhập sẽ trở thành thách thức của Việt Nam.

Xuất xứ hàng hóa là một mục tiêu  , kiểm soát phải chặt , việc nhập khẩu gỗ và nguồn gốc gỗ. Những hiệp định thương mại tự do (FTA) mở cửa thị trường nhưng bên cạnh đó họ cũng dựng hàng rào kỹ thuật nguồn gốc gỗ. Nếu không có quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật thời gian tới sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu gỗ của Việt Nam” – bà Nguyễn Tường Vân chỉ rõ.

 

2014143_xuatkhaugo2_1

 

Hầu hết các chỉ tiêu của kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2015 trong ngành lâm nghiệp đã đạt chỉ tiêu và vượt kế hoạch đề ra; giá trị xuất khẩu đồ gỗ sồi và lâm sản đạt 7,1 tỷ USD.

Năm 2016, ngành lâm nghiệp sẽ phấn đấu bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng, tăng độ che phủ rừng lên 41%.Tốc độ sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 7%/năm; kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt khoảng 7,1 tỷ USD.

Cơ hội tăng trưởng đồ gỗ xuất khẩu

Theo Bộ Công Thương, 2 tháng đầu năm 2016, cơ hội tăng trưởng đồ gỗ xuất khẩu và các sản phẩm từ gỗ đạt 1,049 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ, trong đó riêng xuất khẩu các sản phẩm gỗ đạt 769 triệu USD, tăng 27,4% so với cùng kỳ. Trong bối cảnh hàng loạt những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta sụt giảm kim ngạch nghiêm trọng, gỗ và sản phẩm từ gỗ thực sự là “điểm sáng” trong bức tranh xuất khẩu những tháng đầu năm.

 

Đồ gỗ Việt Nam được các thị trường ưa chuộng bởi chất lượng tốt, giá cả phải chăng và đa dạng về chủng loại. Gỗ Việt hiện có mặt tại 120 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường khó tính và đòi hỏi tiêu chuẩn cao như Anh, Đức, Mỹ… Riêng với thị trường Mỹ, Việt Nam là nhà cung ứng gỗ và các sản phẩm gỗ lớn thứ 2 sau Trung Quốc. Từ trước tới nay chưa có mặt hàng nào bị cảnh báo đỏ và kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường này cũng tăng trưởng đều đặn trong những năm qua.

Theo Bộ Công Thương, thị trường xuất khẩu đồ gỗ đang tăng trưởng tốt, năm 2015, ngành này đặt mục tiêu xuất khẩu 7 tỷ USD, tăng 800 triệu USD so với năm 2014. Mục tiêu này được đánh giá là khả quan, bởi so với năm 2014, năm nay, tình hình đơn hàng của các DN trong ngành tốt hơn nhiều. Bên cạnh đó, Trung Quốc vốn là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam ở rất nhiều nhóm hàng, trong đó có đồ gỗ. Trong bối cảnh Trung Quốc đang bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá, đây chính là cơ hội cho đồ gỗ Việt Nam tận dụng lợi thế, gia tăng xuất khẩu. Bên cạnh đó, hiện các nước xuất khẩu đồ gỗ lớn ở châu Âu đang chịu ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế nên phải thu hẹp sản xuất, tạo điều kiện cho DN Việt đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ, đặc biệt là sang thị trường Mỹ – thị trường lớn nhất, chiếm khoảng 35,5% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam. 

lap-ke-hoach-bao-ve-moi-truong-xuong-che-bien-go

Xuất khẩu đồ gỗ cũng gia tăng bởi Việt Nam đang chuẩn bị ký kết hàng loạt những Hiệp định thương mại lớn như Hiệp định đối tác tự nguyện Việt Nam – EU (VPA/FLEGT) về việc quản lý, khai thác, chế biến và vận chuyển hợp pháp sản phẩm gỗ Việt đến với tất cả các quốc gia thuộc khu vực EU, Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam – EU… Với những lộ trình giảm thuế khá mạnh, những Hiệp định này được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả lớn cho ngành gỗ Việt Nam.

Để tận dụng tối đa cơ hội từ các hiệp định, ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, trong thời gian qua, các DN gỗ đã và đang chuẩn bị kỹ càng những chứng nhận về xuất xứ nguồn gốc gỗ. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm gỗ mới, thế giới đang có nhu cầu lớn như gỗ ghép thanh, ván nhân tạo… đang được DN đầu tư sản xuất để phục vụ cho việc xuất khẩu trong năm 2015. Đặc biệt, DN ngành gỗ đang nỗ lực thay đổi công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm khó hơn, có chất lượng và giá trị gia tăng cao hơn. Ví dụ như trước đây làm bàn ghế đơn giản thì nay tập trung vào các sản phẩm bàn ghế có tính thẩm mỹ và độ tinh xảo cao hơn….

Vì sao xuất khẩu gỗ sụt giảm?

Thị trường gỗ xuất khẩu có dấu hiệu đi xuống,chúng ta đặt câu hỏi vì sao xuất khẩu gỗ sụt giảm? Từ năm 2015 trở về trước, bình quân xuất khẩu dăm gỗ đạt khoảng 3,5-4 triệu tấn với doanh thu khoảng 850 triệu USD. Tuy nhiên, từ ngày 1-1-2016, thuế xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ đã được điều chỉnh từ 0% lên 2%. Điều này khiến đối tác giảm cả khối lượng lẫn giá mua dăm gỗ, đặc biệt là đối tác ở Trung Quốc. Thị trường xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc cho nên khi có biến động sẽ gây tác động rất lớn. Hiện, giá xuất khẩu dăm gỗ đã giảm từ 8-10 USD/tấn.

Theo khảo sát mới nhất của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hiện nay tại các tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái…, lượng dăm gỗ tồn đọng rất nhiều, do để lâu không bán được nên có nhiều dăm gỗ gần như sắp hỏng.

Ngoài ra còn có yếu tố nào tác động khiến kim ngạch xuất khẩu gỗ nói chung sụt giảm không, thưa ông?

Nguyên nhân thứ hai là mặt hàng bàn ghế ngoài trời cũng ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt. Từ trước tới nay, bàn ghế ngoài trời chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường EU. Nếu như trong năm trước, hoạt động xuất khẩu khá tốt thì năm nay vì nhiều yếu tố tình hình không còn được thuận lợi như vậy.

Với kết quả xuất khẩu nửa đầu năm như trên, ông dự báo như thế nào về kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả năm nay?

Tính chung cả năm nay, điều dễ thấy là xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khó đạt được mục tiêu 7,6 tỷ USD đặt ra. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu cũng không đến mức quá khó khăn, ảm đạm, dự kiến kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt khoảng 7,4 tỷ USD.

EU là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của sản phẩm gỗ. Theo ông, việc Anh rời khỏi EU mới đây sẽ gây ảnh hưởng như thế nào tới xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Anh nói riêng và sang thị trường EU nói chung?

Thực ra, ở thời điểm hiện tại đưa ra những phán đoán tác động của việc Anh rời khỏi EU tới xuất khẩu sản phẩm gỗ còn khá sớm. Tuy nhiên, hiện nay mỗi năm kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Anh chỉ khoảng hơn 100 triệu USD. Dự kiến, Anh rời khỏi EU sẽ khiến giảm khoảng 50% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này, nghĩa là giảm khoảng hơn 50 triệu USD. Vì thế, dù có bị sụt giảm xuất khẩu sang Anh thì cũng không ảnh hưởng quá lớn tới xuất khẩu gỗ nói chung.

Điểm đáng lưu ý trong “câu chuyện” Anh rời khỏi EU là tỷ giá có thể bị tác động mạnh, bởi đồng bảng Anh giảm giá nên đồng Euro giảm. Hiện nay, giá xuất khẩu gỗ sang thị trường EU khoảng 1.200-1.800 USD/container, (1 container khoảng 28-30 khối). Anh rời EU dự kiến sẽ làm giá xuất khẩu giảm 5-7% so với hiện tại. Đây là con số sụt giảm khá lớn, gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp.

GỖ, LÂM SẢN VIỆT NAM SẮP ĐƯỢC CÔNG NHẬN TIÊU CHUẨN VÀO EU

(DĐDN) – Bà Astrid Schomaker – Giám đốc chiến lược Tổng cục Môi trường của Hội đồng châu Âu, Trưởng đoàn đàm phán của EU cho biết: “Việt Nam đang xuất khẩu lượng lớn gỗ sang EU nhưng chúng tôi vẫn chưa chắc chắn lắm về nguồn gốc hợp pháp của sản phẩm. Khi sản phẩm được cấp giấy phép FLEGT, chúng tôi sẽ yên tâm hơn về nguồn gốc gỗ hợp pháp”.

Ông Hà Công Tuấn – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo tới năm 2018 các lô hàng gỗ, lâm sản đầu tiên của Việt Nam sẽ được cấp chứng chỉ FLEGT

Chiều 13/4, ông Hà Công Tuấn – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chủ trì buổi họp báo công bố kết quả Phiên đàm phán cấp cao lần thứ 6 giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) về Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, Quản trị và Thương mại lâm sản (FLEGT-VPA).

1_73571

Ông Hà Công Tuấn cho biết, phiên đàm phán cấp cao lần thứ 6 đã đạt được tiến triển quan trọng như: Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) được triển khai không chỉ đối với thị trường EU, mà cho cả thị trường nội địa và các thị trường xuất khẩu khác. Hơn nữa, một điểm khác đạt được là cơ chế cấp phép FLEGT đối với gỗ xuất khẩu sang thị trường EU. Mặt khác, việc xác minh dựa trên rủi ro và kiểm soát gỗ nhập khẩu, trong bối cảnh hai bên đều nhìn nhận về tính phức tạp của việc truy xuất nguồn gốc gỗ tại nước khai thác và trách nhiệm của nhà nhập khẩu trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình về nguồn gốc gỗ.

Hai bên cam kết kết thúc đàm phán vào cuối năm 2016, trên tinh thần đó, hai bên đã xác định lộ trình thực hiện hiệp định sau khi được ký kết nhằm vận hành hệ thống cấp phép FLEGT trong thời gian sớm nhất.

Bà Astrid Schomaker – Giám đốc chiến lược Tổng cục Môi trường của Hội đồng châu Âu, Trưởng đoàn đàm phán của EU cho biết, vấn đề còn lại chủ yếu là câu chữ để làm sao khi dịch hơn 200 trang của Hiệp định không bị hiểu sai vấn đề. Cả EU và Việt Nam đều cam kết đấu tranh đẩy lùi buôn bán sản phẩm gỗ trái phép, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

xk_go_TQEJ

Cũng theo Trưởng đoàn đàm phán của EU, một điểm khó khăn nhất trong quá trình đàm phán lần này chính là việc đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp trong một chuỗi cung ứng dài khi sản phẩm gỗ được làm từ nhiều công đoạn, ở nhiều quốc gia và doanh nghiệp khác nhau. Do đó, trong trường hợp không có được thông tin về nguồn gốc gỗ là hợp pháp, các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện trách nhiệm giải trình để thể hiện là họ đã nỗ lực trong việc xác định nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Theo dự đoán của ông Hà Công Tuấn, sớm nhất thì cũng phải tới năm 2018 thì lô hàng gỗ, lâm sản đầu tiên của VIệt Nam mới được cấp chứng chỉ FLEGT.

Đồng tình, bà Astrid Schomaker cho hay, việc lô hàng đầu tiên được cấp chứng chỉ FLEGT vào năm 2018 là lý tưởng vì sau khi kết thúc đàm phán vào cuối năm 2016, còn rất nhiều việc phải làm, từ việc thay đổi hệ thống pháp luật của Việt Nam và dịch văn bản hiệp định sang 22 thứ tiếng trong EU.

Thực tế, sản phẩm gỗ và lâm sản của Việt Nam hiện nay khi xuất khẩu sang các nước tiên tiến như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều phải đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp, có thể truy xuất nguồn gốc, song khi sản phẩm có chứng chỉ FLEGT sản phẩm đó sẽ có uy tín hơn rất nhiều với người dân châu Âu.

” EU là một trong 5 thị trường lớn nhập khẩu gỗ và các sản phẩm lâm sản của Việt Nam. Năm 2015, Việt Nam xuất khẩu khoảng hơn 7 tỉ đô la Mỹ sản phẩm liên quan tới rừng thì sang EU đạt trên 700 triệu USD, tương đương 10%.”

Ông Hà Công Tuấn cho hay, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang xuất vào EU chủ yếu theo hình thức FOB, tức là khách hàng đến mua và giao hàng tại cảng Việt Nam nên có sự phối hợp tốt giữa doanh nghiệp EU và doanh nghiệp Việt Nam, do đó, sản phẩm Việt Nam xuất vào EU là gỗ hợp pháp. Song, Hiệp định này hướng đến kiểm soát thật tốt gỗ hợp pháp với tất cả doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ vào EU. Khi hiệp định có hiệu lực, các doanh nghiệp xuất vào EU sẽ được cấp giấy phép FLEGT và giấy phép này là niềm tin của cả hai bên trong việc kiểm soát hàng hóa.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, việc thêm giấy phép là thêm thủ tục hành chính nhưng đây là sân chơi lớn và chúng ta muốn tham gia sân chơi lớn phải đảm sự hài hòa chung và phải chấp nhận luật chơi. “Thị trường luôn thay đổi và chúng ta phải luôn thích ứng. Chúng tôi sẽ hạn chế tối đa việc trục lợi, cửa quyền trong việc cấp chứng chỉ FLEGT, hướng tới minh bạch bằng việc cấp giấy phép điện tử” – Ông Tuấn nói thêm.

Bà Astrid Schomaker cho hay: “Hiện, Việt Nam đã và đang xuất khẩu lượng lớn gỗ sang EU nhưng chúng tôi vẫn chưa chắc chắn lắm về nguồn gốc hợp pháp của sản phẩm. Do đó, khi sản phẩm được cấp giấy phép FLEGT thì sẽ không còn nghi ngờ gì nữa”.

Hoàng Sang – http://enternews.vn/

Ngành chế biến gỗ liệu có hưởng lợi từ TPP?

Xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường TPP (12 nước tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) chiếm hơn 50%.Ngành sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, nhất là sau khi nước ta tham gia ký kết hiệp định thương mại tự do với các nước và tổ chức quốc tế. Trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp gỗ đang nỗ lực, chủ động tìm hướng phát triển ổn định và bền vững hơn.

Cơ hội không dài

Là chủ một doanh nghiệp chế biến gỗ nhiều năm khai thác thị trường Mỹ, ông Trần Văn Thành, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Kiến Phúc (huyện Trảng Bom), cho rằng việc hưởng lợi từ TPP của doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam có thể không kéo dài. Theo ông, chỉ một thời gian hiệp định được thực thi là những quốc gia trong khối này sẽ dựng lên hàng rào kỹ thuật, đặc biệt là Mỹ. Điểm tiếp nữa là nhiều quốc gia khác cũng chạy đua tham gia vào thị trường này khiến việc cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Điều ông Thành nhận xét hoàn toàn có lý. Hiện tại, ngay thị trường trong nước khi lĩnh vực này thấy cơ hội tốt, nhiều doanh nghiệp ngoại đã nhảy vào đầu tư để khai thác lợi thế.

Ông Phạm Duy Phương, Giám đốc Công ty TNHH Thể Phương (phường Tân Hòa, TP.Biên Hòa), cho hay hiện tại các doanh nghiệp chế biến gỗ Đài Loan đang khai thác tốt thị trường Mỹ. Phương thức của các doanh nghiệp này là đặt hàng gia công từ các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam. Đây là bài toán khá hiệu quả mà các doanh nghiệp này đang khai thác. Theo Hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai, Mỹ và Nhật Bản là thị trường lớn nhập khẩu mặt hàng gỗ, sản phẩm từ gỗ của Việt Nam hiện nay. Vì vậy, khi tham gia TPP ngành gỗ có cơ hội tốt, nhưng về lâu dài những rào cản sẽ xuất hiện.

Leaders_of_TPP_member_states

Ông Nguyễn Tiến Chương, Chủ tịch Hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai, nhận định: “Thị trường Mỹ rất tốt và ngành gỗ của Việt Nam đang có lợi thế ở đây, nhưng đây cũng là thị trường hay có các hàng rào kỹ thuật được dựng lên. Vì vậy, về lâu dài sẽ xuất hiện những thách thức”.

Chủ động để hội nhập

Tổng Giám đốc Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam Phí Mạnh Cường cho rằng, sẽ thuận lợi nhiều hơn khó khăn cho các doanh nghiệp gỗ trong nước khi tham gia Hiệp định TPP. Trong đó, chủ yếu các quốc gia thuộc nhóm nước cam kết hiệp định áp dụng thuế suất 0%, duy nhất chỉ còn Mê-hi-cô vẫn áp dụng mức thuế từ 5% đến 10% áp dụng đối với từng sản phẩm gỗ. Lượng khai thác gỗ rừng của các doanh nghiệp trong nước những năm trước đây đạt thấp, chỉ vào khoảng 400 nghìn m3 mỗi năm. Nhưng từ năm 2010 trở lại đây nhu cầu gỗ nguyên liệu đã tăng cao, dự báo đến năm 2020 sẽ tiêu thụ khoảng 22 triệu m3 nguyên liệu trong nước. Theo ngành lâm nghiệp, hiện cả nước còn có hơn 800 nghìn ha cao-su, với chu kỳ khai thác 25 năm, đến năm 2020, chỉ riêng cao-su khai thác gỗ đã cho sản lượng từ 5 triệu đến 6 triệu m3 cao-su nguyên liệu. Bên cạnh đó, với hơn 2,5 triệu ha rừng trồng, đến năm 2020 sẽ cung cấp khoảng 15 triệu đến 16 triệu m3, chưa kể lượng gỗ phân tán sẽ cung cấp hàng triệu m3. Như vậy, nhu cầu về nguyên liệu gỗ khai thác trong nước từ nay đến năm 2020 sẽ đủ phục vụ các doanh nghiệp chế biến và sản xuất.

images

Cùng với 12 đối tác quan trọng trong TPP, hiện nay, Trung Quốc đang trở thành một thị trường truyền thống của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam với doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm. Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam Nguyễn Tôn Quyền, năm 2014, Việt Nam xuất khẩu được 940 triệu USD sang thị trường này, trong đó hơn 700 triệu USD là sản phẩm thô như dăm mảnh, gỗ tròn, sản phẩm tinh chế ít.

Để chủ động, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cần quan tâm hơn đến vấn đề minh bạch trong xuất xứ nguyên liệu gỗ. Bên cạnh việc tăng cường trồng rừng để bảo đảm vùng nguyên liệu gỗ, các doanh nghiệp bảo vệ và phát triển rừng cũng cần xây dựng bộ tiêu chí theo quy định quốc tế về xuất xứ, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014-2020. Theo đó, sau năm 2020 sẽ tạo được những khu rừng sản xuất có chất lượng tốt đủ điều kiện khai thác bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu gỗ rừng tự nhiên cho tiêu dùng trong nước và từng bước thay thế gỗ nhập khẩu. Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ khâu chế biến, mua bán gỗ để ngăn chặn tình trạng tiêu thụ, sử dụng gỗ bất hợp pháp. Rà soát, kiểm tra các cơ sở chế biến gỗ, chỉ cho phép hoạt động đối với các cơ sở đúng quy hoạch, có nguồn nguyên liệu ổn định và bảo đảm hệ thống sổ sách đáp ứng cho công tác truy xuất, kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp; hạn chế hình thành mới đối với các cơ sở chế biến, mua bán gỗ; giải tỏa và không hình thành mới các cơ sở chế biến gỗ ở trong rừng và gần rừng tự nhiên; cương quyết đình chỉ hoạt động đối với những cơ sở chế biến gỗ vi phạm pháp luật nghiêm trọng…

Tạo cơ chế, chính sách phù hợp, chủ động các vùng nguyên liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu tư thiết bị, công nghệ, tìm hiểu thị trường quốc tế đa dạng… đang là bài toán cần lời giải cho các doanh nghiệp gỗ trước ngưỡng cửa Hiệp định TPP, nhằm phát triển ổn định và bền vững.

NGÀNH GỖ VIỆT NAM: CẦN XÂY DỰNG NHỮNG BƯỚC ĐI PHÙ HỢP

Theo chiến lược phát triển tổng thể ngành chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2010 và năm 2020, ngành chế biến gỗ phải đạt kim ngạch xuất khẩu là 5,56 tỷ USD vào 2010 và đạt 7 tỷ USD vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu phát triển nói trên, ngành chế biến gỗ Việt Nam cần phải xây dựng cho mình những bước đi phù hợp.

Để phát triển trong thời gian tới, ngành gỗ Việt Nam còn nhiều việc cần phải làm, trong đó việc định hình các sản phẩm mũi nhọn, có lợi thế trên thị trường thế giới đó là đồ gỗ nội thất hay gỗ mỹ nghệ, ván nhân tạo được ưu tiên hàng đầu. Việc xác định sản phẩm mũi nhọn đi đôi với khảo sát hiện trạng, đánh giá tiềm năng của từng vùng rừng, vùng sản xuất, chế biến các sản phẩm gỗ… từ đó đưa ra những định hướng phát triển thống nhất trong liên kết giữa vùng nguyên liệu và vùng sản xuất, chuyên môn hóa các công đoạn chế biến sản phẩm gỗ giữa các doanh nghiệp.

Mặc dù ngành gỗ Việt đã có nhiều khởi sắc, song trong thời gian tới, ngành hàng này sẽ phải đối mặt với không ít thách thức để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra.

Thị trường EU chiếm 15,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Việt Nam và khó khăn lớn nhất hiện nay đó là việc doanh nghiệp phải chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp. Khi đó, doanh nghiệp trong ngành cần phải quy trình hóa chuỗi cung ứng, yêu cầu trình độ quản trị, tuân thủ pháp luật, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ cao hơn để chứng minh nguồn gốc gỗ  xuất sang các nước thành viên EU là hợp pháp, đáp ứng yêu cầu của VPA/FLEGT.

y-1-adc66

Trên thực tế, phần lớn gỗ nguyên liệu của nước ta lại được nhập từ nhiều quốc gia trên thế giới với mức độ rủi ro về khai thác gỗ bất hợp pháp khác nhau. Nếu khi hiệp định VPA/FLEGT được ký kết và có hiệu lực thì doanh nghiệp phải khắt khe trong chọn lựa nguồn gỗ, quốc gia để nhập khẩu nguyên liệu nhằm đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định này. Đây có thể là yếu tố sẽ làm giá gỗ nguyên liệu tăng, đẩy giá thành lên cao hơn và các doanh nghiệp chế biến gỗ nước ta sẽ gặp bất lợi trong cạnh tranh về giá so các nước Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan… Ngoài ra, đối với nguyên liệu gỗ rừng trồng ở trong nước về mặt lý thuyết là gỗ hợp pháp nhưng việc thực hiện các thủ tục pháp lý, hành chính…để chứng minh là gỗ hợp pháp không hề đơn giản trong bối cảnh việc thực hiện thủ tục hành chính, thực thi các chính sách của nước ta vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện. Mặc khác, khi thực hiện hiệp định VPA/PLEGT, cấp phép FLEGT có thể gia làm tăng thủ tục, thời gian xuất khẩu cho doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm gỗ sang EU. Việc thuận lợi hóa trong cấp phép FLEGT về cơ quan cấp, quy trình, thủ tục… là những vấn đề mà doanh nghiệp rất quan tâm, quan ngại mà chúng tôi ghi nhận được trong các cuộc khảo sát, hội thảo, tiếp xúc với doanh nghiệp…

Một khó khăn nữa đó là, tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chủ yếu dựa vào xuất khẩu, mà phần lớn là gia công theo đơn đặt hàng với thiết kế mẫu mã từ khách hàng nước ngoài. Chỉ một số ít doanh nghiệp lớn trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư công nghệ, thiết bị và có khả năng tự sản xuất theo thiết kế, xây dựng thương hiệu và có thể tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả xuất khẩu. Đa phần các doanh nghiệp còn lại chưa có được sự đầu tư về công nghệ, thiết bị chế biến để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Rõ ràng là cơ hội hội luôn đi kèm với thách thức, ngoài những thách thức như tôi đã đề cập ở trên thì có thể nói rằng, khi VPA/FLEGT được ký kết thì việc kiểm soát gỗ của Việt Nam được tăng cường. Cùng với đó, khi các doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của VPA/FLEGT thì xuất khẩu gỗ từ Việt Nam vào các nước nước EU sẽ có nhiều lợi thế hơn trong mở rộng thị phần, gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Một khi sản phẩm gỗ Việt đã định vị được tại thị trường EU với các yêu cầu, thủ tục khắt khe hơn thì các thị trường khác trên thế giới cũng sẽ tin tưởng hơn vào chất lượng, tính hợp pháp của sản phẩm gỗ Việt Nam, nhờ đó giúp nâng cao uy tín cũng như cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm gỗ Việt vào các thị trường này trong thời gian đến cũng rõ ràng hơn.

EU là thị trường lớn thứ tư chiếm 15,4 % (sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản) do vậy  tiềm năng xuất khẩu đồ gỗ vào EU còn rất lớn khi VPA/FLEGT được ký kết. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt có lợi thế khi xuất khẩu sang EU do không phải giải trình theo quy chế EUTR 995 của EU so với những doanh nghiệp ở những quốc gia chưa ký hiệp định này.

phu-1429024804231

 

Điều quan trọng nhất đó là, khi đã có giấy phép FLEGT, sản phẩm gỗ của doanh nghiệp Việt xuất khẩu vào EU sẽ tránh được các rủi ro pháp lý so với hiện nay; đồng thời gia tăng cơ hội mở rộng thị trường hơn nữa tại các thị trường khó tính.

Theo chiến lược phát triển tổng thể ngành chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2015 ngành gỗ phải đạt kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ USD và năm 2020 đạt 10 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu phát triển nói trên, theo tôi ngành chế biến gỗ Việt Nam cần phải xây dựng cho mình những bước đi phù hợp.

Trước hết, các doanh nghiệp ngành gỗ cần phải tăng cường nhận thức, cập nhật về Hiệp định VPA/FLEGT, đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ với doanh nghiệp cung ứng gỗ, trồng rừng để xây dựng chuỗi cung ứng nhằm chủ động nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu của VPA/FLEGT. Song song với đó, các doanh nghiệp Việt cũng cần hoàn thiện chuỗi cung ứng với các doanh nghiệp các nước xuất khẩu nguyên liệu có mức độ rủi ro thấp về khai thác gỗ bất hợp pháp để chủ động hơn về nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho ngành gỗ trong thời gian tới.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự suy giảm nhu cầu của thị trường quốc tế và hàng rào phi thuế quan đang có xu hướng tăng, đòi hỏi chúng ta phải có cách tiếp cận mới trong phát triển hoạt động thương mại nông lâm thuỷ sản nói chung, ngành chế biến gỗ nói riêng. Đã đến thời điểm sau một giai đoạn tăng trưởng cao, xuất khẩu dựa vào phát triển chiều rộng của một vài ngành chủ lực là chủ yếu, đòi hỏi chúng ta phải thiết kế một chiến lược xuất khẩu nông lâm sản bền vững. Trong đó ngành gỗ, dựa theo chiều sâu, kích thích nhân tố mới, đứng vững trên hai chân: đó là khai thác tốt thị trường nội địa theo tư duy dài hạn, căn cơ để làm cơ sở và bàn đạp cho xuất khẩu trong tư thế sẵn sàng hội nhập, sẵn sàng cạnh tranh, mang thương hiệu Việt đến khắp năm châu bốn biển.