Doanh nghiệp gỗ lo không cạnh tranh nổi ở thị trường nội địa

Doanh nghiệp gỗ trong nước hiện đang lo không cạnh tranh nổi vào năm tới khi Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã khó có chỗ đứng tại thị trường này.

Theo ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Công ty Mifaco, việc quay lại thị trường đã được tính toán rất kỹ từ những năm gần đây. Tuy vậy, thị trường trong nước luôn có “biến” nên các doanh nghiệp vẫn còn rất dè dặt. Trở lại thị trường trong nước mặc dù là sân nhà nhưng cần phải có sự liên kết giữa nhiều bên để có thể tham gia vào chuỗi kinh doanh sản phẩm phù hợp với mình.

Ông Hiệp khẳng định: “Sự liên kết các bên này cũng đem đến nhiều cơ hội cho đầu ra sản phẩm và doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư dây chuyền, nhà xưởng ưu tiên sản xuất cho thị trường nội địa với những đơn hàng nhỏ lẻ. Hiện nay, doanh thu của về xuất khẩu của công ty khoảng 250 tỷ mỗi năm tuy nhiên khai thác tốt thị trường nội địa thì vài năm tới cũng có thể đạt được con số tương đương”.

Thực tế, nhiều năm qua các doanh nghiệp đã tập trung đầu tư cho thị trường nội địa nhưng thành quả vẫn không như mong đợi mà theo ông Quyền một trong những lý do chính là Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và kinh doanh bền vững ở thị trường nội địa.

 

Cụ thể như vấn đề thuế giá trị gia tăng (VAT), dù doanh nghiệp đã “kêu” rất nhiều, nhưng vẫn không được giải quyết. Các doanh nghiệp ngành gỗ đề xuất rằng khi bán sản phẩm ra thị trường nội địa, không cần miễn thuế VAT, nhưng thời gian ban đầu, Nhà nước có thể giảm thuế, hoặc miễn thuế trong một thời gian nhất định để doanh nghiệp đưa hàng giá rẻ hơn đến người tiêu dùng.

 

DN gỗ lo không cạnh tranh nổi ở thị trường nội địa

 

Ngoài thuế VAT, doanh nghiệp mua nguyên liệu gỗ trong nước từ rừng tự nhiên cũng bị đánh thuế tài nguyên từ 10% đến 30%. Doanh nghiệp còn bị đánh thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp… Phải gánh nhiều sắc thuế nên sản phẩm đến tay người tiêu dùng thường bị đẩy giá lên rất cao. Đây là trở lực lớn cho doanh nghiệp gỗ thành công ở thị trường nội địa.

 

Trong khi đó nhiều năm qua, Nhà nước đưa ra nhiều chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ; cụ thể là doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này không bị đánh thuế (thuế suất 0%), doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu về chế biến cũng được miễn thuế.

 

Để mở rộng thị trường nội địa, Viforest đề nghị trước hết Nhà nước phải có chính sách phù hợp, giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư phục vụ nhu cầu của thị trường nội địa thay vì chỉ hướng tới xuất khẩu như hiện nay.

Ông Trần Việt Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Mỹ thuật Gia Long cho rằng: “Chưa nói đến mức độ cạnh tranh nhưng sự phát triển về số lượng của hàng nội thất cũng như sự đa dạng của sản phẩm đã cho thấy các doanh nghiệp đã nhìn nhận nghiêm túc hơn về thị trường nội địa”.

 

Thị trường đồ gỗ nội địa cơ hội và thách thức

Hiện nay thị trường này hầu như phó mặc cho làng nghề, các DN vừa và nhỏ với đồ gỗ nội thất, mỹ nghệ và phục vụ xây dựng là những nhóm được tiêu thụ mạnh nhưng chất lượng không đồng đều, mẫu mã hạn chế. Ngoài ra, đồ gỗ nước ngoài có xu hướng xâm nhập thị trường Việt Nam, như Singapore, Thái Lan, Trung Quốc…

 

Theo khảo sát của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietforest), bình quân mỗi hộ gia đình ở Việt Nam cần mua sắm đồ gỗ với khoảng 6 triệu đồng/hộ/năm. Nhu cầu đồ gỗ cho các khách sạn, văn phòng cho thuê và các khu đô thị mới cũng có xu hướng tăng nhanh…Tuy nhiên, với thị trường nội địa đầy tiềm năng này, các sản phẩm gỗ tại nội địa chưa đáp ứng nhu cầu nên lượng nhập khẩu còn rất lớn.

dang-sau-giac-mo-dep-cua-nganh-go-viet-1

Những khó khăn khi trở về thị trường nội địa hiện nay không hề nhỏ. Ba khó khăn dễ thấy nhất, đó là: Nhà nước gần như chưa có chính sách phát triển ngành chế biến gỗ phục vụ nội địa. Hơn chục năm nay, Nhà nước chỉ chú trọng và tạo điều kiện cho việc xuất khẩu sản phẩm gỗ, như được miễn thuế… trong khi DN chế biến tiêu thụ nội địa phải đóng thuế giá trị gia tăng (VAT) 10%…

Cùng với  đó, một loạt doanh nghiệp đang muốn chiếm lĩnh thị trường trong nước nhưng rất khó khăn khi tìm nhà phân phối. Trong khi đó, chúng ta lại dễ dàng tìm các nhà phân phối xuất khẩu với các đơn hàng lớn hơn. Tuy nhiên, rất cần phải học hỏi cách làm của nước ngoài để có những sản phẩm chất lượng, giá thành thấp ngay tại nội địa.

lap-ke-hoach-bao-ve-moi-truong-xuong-che-bien-go

Khó khăn lớn nhất hiện nay cho ngành gỗ chúng ta khá phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu gỗ để gia công. Chúng ta cũng đang dạng hoá nguồn nguyên liệu thông qua việc nhập khẩu gỗ từ Bắc Mỹ, Châu Âu với nhiều loại gỗ như sồi, tần bì, anh đào… Đây là nguồn gỗ vô cùng dồi dào, chất lượng đảm bảo, giá vừa phải. Ngoài ra, ở những nước này họ quản lý rừng rất tốt nên không sợ tiêu thụ và khai thác gỗ bất hợp pháp và không sợ rào cản về nguồn gốc gỗ các nước châu Âu và Mỹ.

DN muốn tiêu thụ hàng nội địa, không chỉ chế biến, mà còn phải tự vận chuyển, tìm nơi tiêu thụ. Hầu như phải tự làm tất cả và không ai ký hợp đồng dài hạn, trong khi với việc xuất khẩu, DN luôn có hợp đồng ổn định với số lượng khá lớn, việc phân phối có nhà nhập khẩu lo. Vì vậy, để mở rộng thị trường nội địa, trước hết Nhà nước phải có chính sách phù hợp, giúp DN yên tâm tìm về thị trường nội địa.

Gỗ Nguyên Liệu Nhập Khẩu Cần Rà Soát Hạn Chế Rủi Ro

Năm 2016, nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ tăng 3 – 5%. Nguyên nhân là thị trường bất động sản trong năm 2016 sẽ khởi sắc, kéo theo nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu gỗ, đồ tiêu dùng  tại thị trường nội địa sẽ tăng cao.

banner-go-dai-ngua-4-2

Lượng tăng, giá trị giảm

Báo cáo tại hội thảo cho thấy, năm 2015, lượng gỗ nguyên liệu NK lên tới 4,79 triệu m3, tăng 11,3% so với lượng NK của năm 2014 và 14% so với năm 2013. Giá trị kim ngạch gỗ nguyên liệu ở mức cao, khoảng 1,5-1,7 tỷ USD, nhưng vẫn giảm 60 triệu USD so với giá trị kim ngạch năm 2014.

Tương tự, lượng gỗ xẻ NK vào Việt Nam cũng có xu hướng tăng. Trong năm 2015, Việt Nam NK khoảng 2,21 triệu m3 gỗ xẻ, tương đương với 3,09 triệu m3 gỗ tròn. Số gỗ này bao gồm khoảng 150 loài gỗ khác nhau từ 86 quốc gia vùng lãnh thổ. Trong khi năm 2014, dòng gỗ này NK khoảng 2 triệu m3, với khoảng 160 loài khác nhau, từ 96 quốc gia vùng lãnh thổ…

Theo ông Tô Xuân Phúc, đại diện Tổ chức Forest trends, xu hướng này cho thấy một số tín hiệu tích cực. Đó là có sự dịch chuyển trong cơ cấu NK nguyên liệu, với lượng NK các loài gỗ từ các quốc gia có tính hợp pháp của gỗ rất cao như Hoa Kỳ và Châu Âu. Đây cũng là tín hiệu đảm bảo sự tuân thủ với các yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường tiêu thụ quốc tế.

Bên cạnh đó, xu hướng này còn cho thấy sự dịch chuyển trong cơ cấu NK, từ các các loại gỗ quý có giá trị thị trường rất cao, sang các loài  gỗ có giá trị thị trường thấp hơn… “Cơ cấu NK thay đổi có thể phản ánh dịch chuyển trong cơ cấu thị trường, như giảm nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm gỗ quý, giá trị cao tại Trung Quốc, sang tiêu thụ dòng gỗ bình dân hơn tại thị trường nội địa. Các loại gỗ có giá trị thấp hơn được NK nhằm phục vụ tiêu dùng trong nước”, ông Phúc cho biết.

Trong bối cảnh ngành gỗ Việt Nam hội nhập sâu rộng với thị trường quốc tế, việc Việt Nam duy trì xuất khẩu các mặt hàng gỗ nguyên liệu thuộc nhóm HS 44, đặc biệt là đối với sản phẩm gỗ tròn và gỗ xẻ có nguồn gốc từ Lào và Campuchia sẽ tiếp tục có những tác động không tốt đối với các sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, EU…

images

Ngành gỗ Việt Nam hiện nay nhập khẩu chủ yếu là gỗ nguyên liệu thuộc nhóm HS 44 với tổng kim ngạch nhập khẩu ước tính chiếm đến 97% tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là nguồn nhập từ Campuchia, Lào, Trung Quốc, Chile… (nguồn: Forest Trends).

Mặt khác, việc tạm dừng hình thức tạm nhập tái xuất đối với mặt hàng gỗ nguyên liệu từ Lào và Campuchia cũng có thể làm mất cơ hội tham gia thị trường đối với một số doanh nghiệp Việt Nam chuyên làm thương mại bởi nó có thể tạo cơ hội cho các doanh nghiệp từ các quốc gia khác tiếp cận và kiểm soát nguồn gỗ này.“Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đồ gỗ cũng như các cơ quan quản lý cần sớm có những giải pháp điều chỉnh theo hướng giảm dần tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm thô, tăng tỷ trọng các sản phẩm đã được chế biến sâu với độ an toàn cao hơn về tính hợp pháp của nguồn nguyên liệu đầu vào cho chế biến”– đại diện Vifores nhận định.