Cấp phép nhập khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ có nguồn gốc từ Campuchia

Ngày 8/2/2013, Bộ Công thương có văn bản số 1328/BCT-XNK trả lời Tổng cục Hải quan về việc xuất khẩu gỗ trắc có nguồn gốc nhập khẩu từ Lào.

Theo đó, tại điều 2 Hiệp định thương mại giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 1998 quy định hai bên khuyến khích mua bán các loại hàng hóa, trừ các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu của mỗi nước và tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất nhập khẩu. Theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP, gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên trong nước thuộc danh mục mặt hàng cấm xuất khẩu.

Khi nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp làm thủ tục tại cơ quan hải quan, không phải xin giấy phép của Bộ Công thương đối với gỗ nhập khẩu, tạm nhập tái xuất từ các nước vào Việt Nam (trừ Campuchia) và gỗ xuất khẩu có nguồn gốc từ nhập khẩu không thuộc danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu.

nhap-khau-go

Trường hợp gỗ từ các nước xuất khẩu sang Việt Nam, doanh nghiệp của nước xuất khẩu phải tuân thủ pháp luật của nước sở tại và thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam do doanh nghiệp nước xuất khẩu chịu trách nhiệm. Doanh nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất của Việt Nam

Thủ tục nhập khẩu gỗ từ Campuchia, Cục Giám sát quản lý về Hải quan – Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1. Về giấy phép CITES xuất khẩu của Campuchia:

Căn cứ văn bản số 164/CTVN-THGP ngày 06/8/2014 của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam thì mặt hàng gỗ tròn, gỗ xẻ và gỗ dán phải xin giấy phép CITES khi xuất khẩu, nhập khẩu.

Khái niệm gỗ tròn, gỗ xẻ đã được quy định cụ thể tại Điều 3 Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNTngày 28/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, riêng khái niệm gỗ tròn đối với các loại gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm sẽ không phân biệt kích thước.

Đề nghị doanh nghiệp căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT dẫn trên, đối chiếu với thực tế hàng hóa để biết hàng hóa dự kiến nhập khẩu có cần giấy phép CITES không.

Viet nam campuchia

2. Về việc xác định khối lượng gỗ:

Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản thì việc xác định số lượng, khối lượng gỗ thực hiện như sau: Đối với gỗ gốc, rễ, gỗ có hình thù phức tạp, gỗ dạng cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ bao gồm cả rễ, thân, cành, lá, nếu không thể đo được đường kính, chiều dài để xác định khối lượng, thì cân trọng lượng theo đơn vị là ki-lô-gam (kg) và quy đổi cứ 1000kg bằng 1m3 gỗ tròn hoặc đo, tính theo đơn vị ster và quy đổi cứ 1 ster bằng 0.7m3 gỗ tròn.

Mã số
B-BCT-173208-TT
Văn bản ban hành: 10/2011/TT-BCT
Mô tả Thủ tục hành chính về việc cấp phép nhập khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ có nguồn gốc từ Campuchia
Cơ quan tiếp nhận
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công Thương b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Vụ Xuất nhập khẩu
Trình tự thực hiện – Thương nhân nộp hồ sơ trực triếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ Công Thương – 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội;

– Bộ Công Thương kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Bộ thông báo bằng điện thoại hoặc văn bản cho thương nhân để hoàn chỉnh hồ sơ.

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Công Thương tiến hành thẩm tra nội dung hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, Bộ Công Thương ban hành văn bản cấp phép cho thương nhân được nhập khẩu.

– Thương nhân nhận văn bản cấp phép qua đường bưu điện.

Thành phần hồ sơ – Công văn đề nghị cấp phép nhập khẩu hoặc tạm nhập tái xuất gỗ của thương nhân: 01 (một) bản chính (theo mẫu quy định tại Phụ lục III hoặc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 10/2011/TT-BCT ) .

– Giấy phép xuất khẩu gỗ nguyên liệu do Bộ Thương mại Campuchia cấp (giấy phép này do Bộ Thương mại Campuchia gửi đến Bộ Công Thương Việt Nam qua Đại sứ quán hoặc Cơ quan Thương vụ của Việt Nam tại Campuchia hoặc của Campuchia tại Việt Nam);

– Hợp đồng nhập khẩu hoặc hợp đồng tạm nhập tái xuất gỗ ký với thương nhân Campuchia hoặc thương nhân nước ngoài: 01 (một) bản chính.

 

Căn cứ pháp lý Luật số 36/2005/QH11 của Quốc hội

Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ

Thông tư số 04/2006/TT-BTM

Thông tư số 10/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương

Nộp hồ sơ – Qua đường bưu điện.
Lệ phí Không
Thời hạn giải quyết 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thị trường đồ gỗ nội địa cơ hội và thách thức

Hiện nay thị trường này hầu như phó mặc cho làng nghề, các DN vừa và nhỏ với đồ gỗ nội thất, mỹ nghệ và phục vụ xây dựng là những nhóm được tiêu thụ mạnh nhưng chất lượng không đồng đều, mẫu mã hạn chế. Ngoài ra, đồ gỗ nước ngoài có xu hướng xâm nhập thị trường Việt Nam, như Singapore, Thái Lan, Trung Quốc…

 

Theo khảo sát của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietforest), bình quân mỗi hộ gia đình ở Việt Nam cần mua sắm đồ gỗ với khoảng 6 triệu đồng/hộ/năm. Nhu cầu đồ gỗ cho các khách sạn, văn phòng cho thuê và các khu đô thị mới cũng có xu hướng tăng nhanh…Tuy nhiên, với thị trường nội địa đầy tiềm năng này, các sản phẩm gỗ tại nội địa chưa đáp ứng nhu cầu nên lượng nhập khẩu còn rất lớn.

dang-sau-giac-mo-dep-cua-nganh-go-viet-1

Những khó khăn khi trở về thị trường nội địa hiện nay không hề nhỏ. Ba khó khăn dễ thấy nhất, đó là: Nhà nước gần như chưa có chính sách phát triển ngành chế biến gỗ phục vụ nội địa. Hơn chục năm nay, Nhà nước chỉ chú trọng và tạo điều kiện cho việc xuất khẩu sản phẩm gỗ, như được miễn thuế… trong khi DN chế biến tiêu thụ nội địa phải đóng thuế giá trị gia tăng (VAT) 10%…

Cùng với  đó, một loạt doanh nghiệp đang muốn chiếm lĩnh thị trường trong nước nhưng rất khó khăn khi tìm nhà phân phối. Trong khi đó, chúng ta lại dễ dàng tìm các nhà phân phối xuất khẩu với các đơn hàng lớn hơn. Tuy nhiên, rất cần phải học hỏi cách làm của nước ngoài để có những sản phẩm chất lượng, giá thành thấp ngay tại nội địa.

lap-ke-hoach-bao-ve-moi-truong-xuong-che-bien-go

Khó khăn lớn nhất hiện nay cho ngành gỗ chúng ta khá phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu gỗ để gia công. Chúng ta cũng đang dạng hoá nguồn nguyên liệu thông qua việc nhập khẩu gỗ từ Bắc Mỹ, Châu Âu với nhiều loại gỗ như sồi, tần bì, anh đào… Đây là nguồn gỗ vô cùng dồi dào, chất lượng đảm bảo, giá vừa phải. Ngoài ra, ở những nước này họ quản lý rừng rất tốt nên không sợ tiêu thụ và khai thác gỗ bất hợp pháp và không sợ rào cản về nguồn gốc gỗ các nước châu Âu và Mỹ.

DN muốn tiêu thụ hàng nội địa, không chỉ chế biến, mà còn phải tự vận chuyển, tìm nơi tiêu thụ. Hầu như phải tự làm tất cả và không ai ký hợp đồng dài hạn, trong khi với việc xuất khẩu, DN luôn có hợp đồng ổn định với số lượng khá lớn, việc phân phối có nhà nhập khẩu lo. Vì vậy, để mở rộng thị trường nội địa, trước hết Nhà nước phải có chính sách phù hợp, giúp DN yên tâm tìm về thị trường nội địa.