Gỗ Tạp Đỏ – Đặc Điểm, Ứng Dụng Và Lợi Ích

gỗ tạp
Gỗ Tạp Đỏ

Gỗ tạp đỏ, còn được gọi là “gỗ tự nhiên hỗn hợp” là một trong những nguồn tài nguyên gỗ quý hiếm, mang lại nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp gỗ và làm đẹp nội thất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm, ứng dụng và lợi ích của nó mang lại.

ván gỗ tạp

Gỗ tạp đỏ là một loại gỗ tự nhiên hỗn hợp được trích xuất từ nhiều loài cây như trâm, dẻ, sến, Gỗ Dầu … chủ yếu tập trung trong các rừng rậm thiên nhiên. Những loài cây này thường có tính chất cơ học, màu sắc và hoa văn khác nhau, tạo nên sự đa dạng và tính cá nhân cho từng tấm gỗ.

Gỗ thường có độ cứng cao, chịu được áp lực và có khả năng chống mối mọt tốt. Màu sắc của có thể từ nhạt đến đậm và thường có các đường vân tự nhiên, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên và sang trọng.

gỗ tạp

Gỗ tạp đỏ được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp gỗ, sản xuất nội thất và xây dựng. Dựa vào đặc điểm và tính chất của từng tấm gỗ, nó được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Gỗ dùng được chế tác thành các sản phẩm nội thất như bàn, ghế, tủ và giường. Với màu sắc và hoa văn đa dạng, gỗ tạp đỏ mang đến vẻ đẹp tự nhiên và tinh tế cho không gian sống. Gỗ cũng được sử dụng trong xây dựng, như cột, ván ép và kết cấu tường, đem lại tính chất cơ học ổn định và độ bền cao cho công trình.

gỗ tạp

Gỗ có độ cứng cao, giúp sản phẩm từ gỗ này có khả năng chịu lực và bền bỉ trong nhiều năm sử dụng.Với màu sắc và hoa văn tự nhiên, sản phẩm mang đến vẻ đẹp độc đáo và tinh tế, nâng cao giá trị thẩm mỹ cho không gian sống.Việc sử dụng gỗ từ các nguồn tài nguyên bền vững giúp bảo vệ môi trường và giảm tác động tiêu cực lên hệ sinh thái rừng.

Chúng tôi chuyên cung cấp dòng gỗ nguyên liệu dồi dào đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách hàng.Mọi thắc mắc liên hệ chúng tôi từ vấn thêm.

MB : 090 997 8867

những điều thú vị mà bạn chưa biết về kho gỗ lớn nhất thế giới.

Để tìm hiểu về kho gỗ lớn nhất thế giới được hình thành như thế nào chúng ta bắt đầu ngày 08 tháng 1 năm 2005, một cơn lốc lớn mạnh tương đương cơn cuồng phong loại 1 đã tấn công vào Thụy Điển và Đan Mạch. Tên của nó là Gudrun và nó thổi với tốc độ được duy trì liên tục 126km / h với các cơn gió giật trên 165km / h. Nó đã giết chết 22 người và đâm xuống và hủy hoại 75 triệu mét khối rừng cây.

75 triệu mét khối cây, bạn có thể tưởng tượng được con số đó không? Tôi thì không có ý tưởng nào để diễn tả nhưng, để cung cấp cho bạn một hình dung dễ dàng hơn, bạn đang nhìn vào chỉ có 1 triệu mét khối gỗ trong hình ảnh bên dưới. Đây là Byholma, khu vực lưu trữ, nơi chính phủ Thụy Điển tạo ra để xử lý tất cả đống gỗ lộn xộn này. Trở lại năm 2005 nó trở thành kho gỗ lớn nhất thế giới và nó ngày nay vẫn còn hoạt động. Bạn hãy tưởng tượng 75 kho gỗ như hình phía dưới ghép lại với nhau. Điều đó sẽ làm bạn phải thốt lên kinh ngạc.

 

 

Đây là Byholma: số gỗ ở đây được chất cao hơn 13 m và được trãi dài gần 3km.

ban-co-biet-kho-go-lon-nhat-the-gioi1

ban-co-biet-kho-go-lon-nhat-the-gioi2

Bạn đã hình dung được 1 triệu m3 gỗ là bao nhiêu chưa? Hãy thử hình dung 75 triệu m3 gỗ ở một chỗ sẽ như thế nào nhé.

ban-co-biet-kho-go-lon-nhat-the-gioi3

ban-co-biet-kho-go-lon-nhat-the-gioi4

ban-co-biet-kho-go-lon-nhat-the-gioi5

Chế biến gỗ và mối lo nguồn nguyên liệu

Như Dân trí đã đưa tin, nằm trong chuỗi sự kiện Carnaval Hạ Long 2014 bao gồm các hoạt động sôi động tại vùng biển Vịnh Hạ Long như: Biểu diễn nghệ thuật, các chương trình giao lưu văn hoá ẩm thực, các chương trình quảng bá văn hoá địa phương… thu hút sự tham dự của hàng triệu lượt người dân bản địa và du khách thập phương trong nước cũng như quốc tế.

Đêm 1/5 vừa qua, sau một thời gian khá dài trưng bày triển lãm 150 bức ảnh cổ về Vịnh Hạ Long do các tác giả người Pháp chụp vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Ban tổ chức đã tiến hành buổi đấu giá các bức ảnh cổ Hạ Long trên nhãn Vang Château Đà Lạt.

Mới đây, TigerTrade – đơn vị chuyên xúc tiến xuất khẩu, kết nối khách hàng Mỹ và quốc tế đến khu vực Đông Nam Á để mua đồ gỗ, hàng trang trí nội ngoại thất, may mặc, da giày và thời trang – cho biết sẽ đưa một đoàn khách gồm 15 khách hàng Mỹ đến giao dịch và mua hàng. Đoàn 15 doanh nghiệp Mỹ tham gia hội chợ quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ,, quà tặng và hàng gia dụng Việt Nam 2013 (Lifestyle Vietnam 2013) từ ngày 18 đến 21-4 tại TPHCM.

 

lap-ke-hoach-bao-ve-moi-truong-xuong-che-bien-go

Một số khách hàng đã giao dịch qua thư điện tử và giới thiệu sản phẩm trước với một số nhà máy. Dự kiến, trị giá các đơn hàng sẽ được ký kết trong chuyến làm việc này khoảng 1 triệu đô la Mỹ.

Theo một đại diện của TigerTrade tại Việt Nam, trong số 15 khách hàng đến Việt Nam lần này, có 80% là khách hàng mới đối với thị trường Việt Nam; 40% là khách hàng lớn, 60% là khách hàng có quy mô vừa và nhỏ. Các khách hàng mua sỉ này hiện có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm khác nhau, trong đó có đồ gỗ.

Theo như nhận xét của Chủ tịch Hawa, ông Nguyễn Chiến Thắng thì ngày nay, việc tiếp cận các nguồn nguyên liệu gỗ không khó. Các doanh nghiệp gỗ Việt Nam đã xây dựng quan hệ với các nguồn gỗ nguyên liệu trên khắp các châu lục.
Mới đây, Hội đồng Xuất khẩu gỗ cứng Hoa Kỳ (AHEC) cũng đã đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm đối tác nhập khẩu gỗ cứng nguyên liệu tại thị trường Việt Nam. Phát biểu tại các hội thảo xúc tiến, Chủ tịch AHEC, ông Peter King cũng khẳng định, diện tích rừng tại Hoa Kỳ đã tăng hơn gấp đôi so trong 50 năm qua, lên hơn 204 triệu ha. 90% gỗ nguyên liệu khai thác hàng năm là từ các cánh rừng do tư nhân quản lí.
Tại đất nước này có đến 11 triệu người đang sở hữu 70% diện tích đất rừng. Mỗi năm, hoạt động giao thương của ngành sản xuất gỗ cứng Hoa Kỳ đang chiếm 20% sản lượng gỗ tròn và 70% sản lượng gỗ cứng trên thị trường thế giới.
Theo nhận định của Trưởng đại diện Indochinawood, ông Moray thì ngoài các thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu quen thuộc, các doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp cận các nguồn cung mới! Sự thay đổi quan điểm về nguồn nguyên liệu của thị trường gỗ Việt Nam thể hiện một cách rõ rệt.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Mỹ bắt đầu tăng mạnh từ năm ngoái (đạt 1,78 tỉ đô la Mỹ, tăng 24%), trong khi mức tăng trưởng trong năm 2011 chỉ đạt 3%.

Trong ba tháng đầu năm 2013, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt trên 394 triệu đô la Mỹ, tăng 8,4%, chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

Gỗ mahogany – Mua bán gỗ mahogany giá tốt

Công ty Việt Khôi Nguyên hiện nhà cung cấp gỗ mohagany – mua bán gỗ mohagany giá tốt nhất thị trường hiện nay.Công ty gỗ Việt Khôi Nguyên  có kinh nghiệm nhiều năm trong việc cung cấp gỗ mahogany (gỗ dái ngựa),gỗ song mã , chúng tôi tự hào trở thành đối tác đáng tin cậy của rất nhiều cửa hàng gỗ nguyên liệu và doanh nghiệp sản xuất mỹ nghệ bằng gỗ mohagany, hay những đồ nội thất bằng gỗ.

Gỗ mohagany có nhiều đặc điểm nổi bật và đặc trưng đáp ứng gần như hoàn hảo cho mọi mặt hàng nội thất bằng gỗ.

  • Quy các gỗ mohagany (gỗ dái ngựa) có dát gỗ màu nâu đỏ sậm, các thớ gỗ đều đẹp, chắc chắn tạo ra nhiều thành phẩm đẹp mắt, tinh tế, đem lại sự ấm cúng, trang nhã trong không gian nghỉ ngơi của gia đình.
  • Hơn nữa, gỗ moahagany (gỗ dái ngựa) xẻ thanh có khả năng bám màu sơn rất tốt và dễ gia công nên chỉ cần thêm một lớp sơn bóng là các thành phẩm đã trở nên vô cùng đẹp mắt, sáng bóng.

Exif-JPEG-422
Exif-JPEG-422

Hiện nay, gỗ mohagany (gổ dái ngựa) được xem là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.

Khi đến với Công Ty Việt Khôi Nguyên  nơi chuyên cung cấp gỗ mohagany (gỗ dái ngựa)bạn sẽ yên tâm vì:

  • Giá thành gỗ mohagany (gỗ dái ngựa) cạnh tranh hơn so với các đơn vị khác trên thị trường
  • Bày bán/trưng bày những sản phẩm chất lượng để khách hàng tham khảo
  • Bảng giá được cập nhật liên tục và chủ động gửi đến khách hàng qua email đã đăng ký

Chính những điều đó đã tạo được lòng tin vững vàng và sự yên tâm khi khách hàng đã tin tưởng lựa chọn các sản phẩm gỗ mohagany của chúng tôi. Hơn thế nữa, gỗ việt khôi nguyên còn mang đến những sự đa dạng cho khách hàng doanh nghiệp về lựa chọn các loại gỗ tạp như song mã,chò chỉ điển hình như cung cấp gỗ song mã chất lượng cao, với giá thành hấp dẫn giúp bạn giải quyết hiệu quả chi phí cho nguyên liệu đầu vào nhằm làm tăng sức cạnh tranh

Ngành chế biến gỗ liệu có hưởng lợi từ TPP?

Xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường TPP (12 nước tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) chiếm hơn 50%.Ngành sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, nhất là sau khi nước ta tham gia ký kết hiệp định thương mại tự do với các nước và tổ chức quốc tế. Trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp gỗ đang nỗ lực, chủ động tìm hướng phát triển ổn định và bền vững hơn.

Cơ hội không dài

Là chủ một doanh nghiệp chế biến gỗ nhiều năm khai thác thị trường Mỹ, ông Trần Văn Thành, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Kiến Phúc (huyện Trảng Bom), cho rằng việc hưởng lợi từ TPP của doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam có thể không kéo dài. Theo ông, chỉ một thời gian hiệp định được thực thi là những quốc gia trong khối này sẽ dựng lên hàng rào kỹ thuật, đặc biệt là Mỹ. Điểm tiếp nữa là nhiều quốc gia khác cũng chạy đua tham gia vào thị trường này khiến việc cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Điều ông Thành nhận xét hoàn toàn có lý. Hiện tại, ngay thị trường trong nước khi lĩnh vực này thấy cơ hội tốt, nhiều doanh nghiệp ngoại đã nhảy vào đầu tư để khai thác lợi thế.

Ông Phạm Duy Phương, Giám đốc Công ty TNHH Thể Phương (phường Tân Hòa, TP.Biên Hòa), cho hay hiện tại các doanh nghiệp chế biến gỗ Đài Loan đang khai thác tốt thị trường Mỹ. Phương thức của các doanh nghiệp này là đặt hàng gia công từ các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam. Đây là bài toán khá hiệu quả mà các doanh nghiệp này đang khai thác. Theo Hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai, Mỹ và Nhật Bản là thị trường lớn nhập khẩu mặt hàng gỗ, sản phẩm từ gỗ của Việt Nam hiện nay. Vì vậy, khi tham gia TPP ngành gỗ có cơ hội tốt, nhưng về lâu dài những rào cản sẽ xuất hiện.

Leaders_of_TPP_member_states

Ông Nguyễn Tiến Chương, Chủ tịch Hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai, nhận định: “Thị trường Mỹ rất tốt và ngành gỗ của Việt Nam đang có lợi thế ở đây, nhưng đây cũng là thị trường hay có các hàng rào kỹ thuật được dựng lên. Vì vậy, về lâu dài sẽ xuất hiện những thách thức”.

Chủ động để hội nhập

Tổng Giám đốc Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam Phí Mạnh Cường cho rằng, sẽ thuận lợi nhiều hơn khó khăn cho các doanh nghiệp gỗ trong nước khi tham gia Hiệp định TPP. Trong đó, chủ yếu các quốc gia thuộc nhóm nước cam kết hiệp định áp dụng thuế suất 0%, duy nhất chỉ còn Mê-hi-cô vẫn áp dụng mức thuế từ 5% đến 10% áp dụng đối với từng sản phẩm gỗ. Lượng khai thác gỗ rừng của các doanh nghiệp trong nước những năm trước đây đạt thấp, chỉ vào khoảng 400 nghìn m3 mỗi năm. Nhưng từ năm 2010 trở lại đây nhu cầu gỗ nguyên liệu đã tăng cao, dự báo đến năm 2020 sẽ tiêu thụ khoảng 22 triệu m3 nguyên liệu trong nước. Theo ngành lâm nghiệp, hiện cả nước còn có hơn 800 nghìn ha cao-su, với chu kỳ khai thác 25 năm, đến năm 2020, chỉ riêng cao-su khai thác gỗ đã cho sản lượng từ 5 triệu đến 6 triệu m3 cao-su nguyên liệu. Bên cạnh đó, với hơn 2,5 triệu ha rừng trồng, đến năm 2020 sẽ cung cấp khoảng 15 triệu đến 16 triệu m3, chưa kể lượng gỗ phân tán sẽ cung cấp hàng triệu m3. Như vậy, nhu cầu về nguyên liệu gỗ khai thác trong nước từ nay đến năm 2020 sẽ đủ phục vụ các doanh nghiệp chế biến và sản xuất.

images

Cùng với 12 đối tác quan trọng trong TPP, hiện nay, Trung Quốc đang trở thành một thị trường truyền thống của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam với doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm. Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam Nguyễn Tôn Quyền, năm 2014, Việt Nam xuất khẩu được 940 triệu USD sang thị trường này, trong đó hơn 700 triệu USD là sản phẩm thô như dăm mảnh, gỗ tròn, sản phẩm tinh chế ít.

Để chủ động, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cần quan tâm hơn đến vấn đề minh bạch trong xuất xứ nguyên liệu gỗ. Bên cạnh việc tăng cường trồng rừng để bảo đảm vùng nguyên liệu gỗ, các doanh nghiệp bảo vệ và phát triển rừng cũng cần xây dựng bộ tiêu chí theo quy định quốc tế về xuất xứ, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014-2020. Theo đó, sau năm 2020 sẽ tạo được những khu rừng sản xuất có chất lượng tốt đủ điều kiện khai thác bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu gỗ rừng tự nhiên cho tiêu dùng trong nước và từng bước thay thế gỗ nhập khẩu. Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ khâu chế biến, mua bán gỗ để ngăn chặn tình trạng tiêu thụ, sử dụng gỗ bất hợp pháp. Rà soát, kiểm tra các cơ sở chế biến gỗ, chỉ cho phép hoạt động đối với các cơ sở đúng quy hoạch, có nguồn nguyên liệu ổn định và bảo đảm hệ thống sổ sách đáp ứng cho công tác truy xuất, kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp; hạn chế hình thành mới đối với các cơ sở chế biến, mua bán gỗ; giải tỏa và không hình thành mới các cơ sở chế biến gỗ ở trong rừng và gần rừng tự nhiên; cương quyết đình chỉ hoạt động đối với những cơ sở chế biến gỗ vi phạm pháp luật nghiêm trọng…

Tạo cơ chế, chính sách phù hợp, chủ động các vùng nguyên liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu tư thiết bị, công nghệ, tìm hiểu thị trường quốc tế đa dạng… đang là bài toán cần lời giải cho các doanh nghiệp gỗ trước ngưỡng cửa Hiệp định TPP, nhằm phát triển ổn định và bền vững.

NGÀNH GỖ VIỆT NAM: CẦN XÂY DỰNG NHỮNG BƯỚC ĐI PHÙ HỢP

Theo chiến lược phát triển tổng thể ngành chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2010 và năm 2020, ngành chế biến gỗ phải đạt kim ngạch xuất khẩu là 5,56 tỷ USD vào 2010 và đạt 7 tỷ USD vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu phát triển nói trên, ngành chế biến gỗ Việt Nam cần phải xây dựng cho mình những bước đi phù hợp.

Để phát triển trong thời gian tới, ngành gỗ Việt Nam còn nhiều việc cần phải làm, trong đó việc định hình các sản phẩm mũi nhọn, có lợi thế trên thị trường thế giới đó là đồ gỗ nội thất hay gỗ mỹ nghệ, ván nhân tạo được ưu tiên hàng đầu. Việc xác định sản phẩm mũi nhọn đi đôi với khảo sát hiện trạng, đánh giá tiềm năng của từng vùng rừng, vùng sản xuất, chế biến các sản phẩm gỗ… từ đó đưa ra những định hướng phát triển thống nhất trong liên kết giữa vùng nguyên liệu và vùng sản xuất, chuyên môn hóa các công đoạn chế biến sản phẩm gỗ giữa các doanh nghiệp.

Mặc dù ngành gỗ Việt đã có nhiều khởi sắc, song trong thời gian tới, ngành hàng này sẽ phải đối mặt với không ít thách thức để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra.

Thị trường EU chiếm 15,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Việt Nam và khó khăn lớn nhất hiện nay đó là việc doanh nghiệp phải chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp. Khi đó, doanh nghiệp trong ngành cần phải quy trình hóa chuỗi cung ứng, yêu cầu trình độ quản trị, tuân thủ pháp luật, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ cao hơn để chứng minh nguồn gốc gỗ  xuất sang các nước thành viên EU là hợp pháp, đáp ứng yêu cầu của VPA/FLEGT.

y-1-adc66

Trên thực tế, phần lớn gỗ nguyên liệu của nước ta lại được nhập từ nhiều quốc gia trên thế giới với mức độ rủi ro về khai thác gỗ bất hợp pháp khác nhau. Nếu khi hiệp định VPA/FLEGT được ký kết và có hiệu lực thì doanh nghiệp phải khắt khe trong chọn lựa nguồn gỗ, quốc gia để nhập khẩu nguyên liệu nhằm đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định này. Đây có thể là yếu tố sẽ làm giá gỗ nguyên liệu tăng, đẩy giá thành lên cao hơn và các doanh nghiệp chế biến gỗ nước ta sẽ gặp bất lợi trong cạnh tranh về giá so các nước Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan… Ngoài ra, đối với nguyên liệu gỗ rừng trồng ở trong nước về mặt lý thuyết là gỗ hợp pháp nhưng việc thực hiện các thủ tục pháp lý, hành chính…để chứng minh là gỗ hợp pháp không hề đơn giản trong bối cảnh việc thực hiện thủ tục hành chính, thực thi các chính sách của nước ta vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện. Mặc khác, khi thực hiện hiệp định VPA/PLEGT, cấp phép FLEGT có thể gia làm tăng thủ tục, thời gian xuất khẩu cho doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm gỗ sang EU. Việc thuận lợi hóa trong cấp phép FLEGT về cơ quan cấp, quy trình, thủ tục… là những vấn đề mà doanh nghiệp rất quan tâm, quan ngại mà chúng tôi ghi nhận được trong các cuộc khảo sát, hội thảo, tiếp xúc với doanh nghiệp…

Một khó khăn nữa đó là, tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chủ yếu dựa vào xuất khẩu, mà phần lớn là gia công theo đơn đặt hàng với thiết kế mẫu mã từ khách hàng nước ngoài. Chỉ một số ít doanh nghiệp lớn trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư công nghệ, thiết bị và có khả năng tự sản xuất theo thiết kế, xây dựng thương hiệu và có thể tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả xuất khẩu. Đa phần các doanh nghiệp còn lại chưa có được sự đầu tư về công nghệ, thiết bị chế biến để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Rõ ràng là cơ hội hội luôn đi kèm với thách thức, ngoài những thách thức như tôi đã đề cập ở trên thì có thể nói rằng, khi VPA/FLEGT được ký kết thì việc kiểm soát gỗ của Việt Nam được tăng cường. Cùng với đó, khi các doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của VPA/FLEGT thì xuất khẩu gỗ từ Việt Nam vào các nước nước EU sẽ có nhiều lợi thế hơn trong mở rộng thị phần, gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Một khi sản phẩm gỗ Việt đã định vị được tại thị trường EU với các yêu cầu, thủ tục khắt khe hơn thì các thị trường khác trên thế giới cũng sẽ tin tưởng hơn vào chất lượng, tính hợp pháp của sản phẩm gỗ Việt Nam, nhờ đó giúp nâng cao uy tín cũng như cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm gỗ Việt vào các thị trường này trong thời gian đến cũng rõ ràng hơn.

EU là thị trường lớn thứ tư chiếm 15,4 % (sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản) do vậy  tiềm năng xuất khẩu đồ gỗ vào EU còn rất lớn khi VPA/FLEGT được ký kết. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt có lợi thế khi xuất khẩu sang EU do không phải giải trình theo quy chế EUTR 995 của EU so với những doanh nghiệp ở những quốc gia chưa ký hiệp định này.

phu-1429024804231

 

Điều quan trọng nhất đó là, khi đã có giấy phép FLEGT, sản phẩm gỗ của doanh nghiệp Việt xuất khẩu vào EU sẽ tránh được các rủi ro pháp lý so với hiện nay; đồng thời gia tăng cơ hội mở rộng thị trường hơn nữa tại các thị trường khó tính.

Theo chiến lược phát triển tổng thể ngành chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2015 ngành gỗ phải đạt kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ USD và năm 2020 đạt 10 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu phát triển nói trên, theo tôi ngành chế biến gỗ Việt Nam cần phải xây dựng cho mình những bước đi phù hợp.

Trước hết, các doanh nghiệp ngành gỗ cần phải tăng cường nhận thức, cập nhật về Hiệp định VPA/FLEGT, đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ với doanh nghiệp cung ứng gỗ, trồng rừng để xây dựng chuỗi cung ứng nhằm chủ động nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu của VPA/FLEGT. Song song với đó, các doanh nghiệp Việt cũng cần hoàn thiện chuỗi cung ứng với các doanh nghiệp các nước xuất khẩu nguyên liệu có mức độ rủi ro thấp về khai thác gỗ bất hợp pháp để chủ động hơn về nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho ngành gỗ trong thời gian tới.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự suy giảm nhu cầu của thị trường quốc tế và hàng rào phi thuế quan đang có xu hướng tăng, đòi hỏi chúng ta phải có cách tiếp cận mới trong phát triển hoạt động thương mại nông lâm thuỷ sản nói chung, ngành chế biến gỗ nói riêng. Đã đến thời điểm sau một giai đoạn tăng trưởng cao, xuất khẩu dựa vào phát triển chiều rộng của một vài ngành chủ lực là chủ yếu, đòi hỏi chúng ta phải thiết kế một chiến lược xuất khẩu nông lâm sản bền vững. Trong đó ngành gỗ, dựa theo chiều sâu, kích thích nhân tố mới, đứng vững trên hai chân: đó là khai thác tốt thị trường nội địa theo tư duy dài hạn, căn cơ để làm cơ sở và bàn đạp cho xuất khẩu trong tư thế sẵn sàng hội nhập, sẵn sàng cạnh tranh, mang thương hiệu Việt đến khắp năm châu bốn biển.

Thị trường đồ gỗ nội địa cơ hội và thách thức

Hiện nay thị trường này hầu như phó mặc cho làng nghề, các DN vừa và nhỏ với đồ gỗ nội thất, mỹ nghệ và phục vụ xây dựng là những nhóm được tiêu thụ mạnh nhưng chất lượng không đồng đều, mẫu mã hạn chế. Ngoài ra, đồ gỗ nước ngoài có xu hướng xâm nhập thị trường Việt Nam, như Singapore, Thái Lan, Trung Quốc…

 

Theo khảo sát của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietforest), bình quân mỗi hộ gia đình ở Việt Nam cần mua sắm đồ gỗ với khoảng 6 triệu đồng/hộ/năm. Nhu cầu đồ gỗ cho các khách sạn, văn phòng cho thuê và các khu đô thị mới cũng có xu hướng tăng nhanh…Tuy nhiên, với thị trường nội địa đầy tiềm năng này, các sản phẩm gỗ tại nội địa chưa đáp ứng nhu cầu nên lượng nhập khẩu còn rất lớn.

dang-sau-giac-mo-dep-cua-nganh-go-viet-1

Những khó khăn khi trở về thị trường nội địa hiện nay không hề nhỏ. Ba khó khăn dễ thấy nhất, đó là: Nhà nước gần như chưa có chính sách phát triển ngành chế biến gỗ phục vụ nội địa. Hơn chục năm nay, Nhà nước chỉ chú trọng và tạo điều kiện cho việc xuất khẩu sản phẩm gỗ, như được miễn thuế… trong khi DN chế biến tiêu thụ nội địa phải đóng thuế giá trị gia tăng (VAT) 10%…

Cùng với  đó, một loạt doanh nghiệp đang muốn chiếm lĩnh thị trường trong nước nhưng rất khó khăn khi tìm nhà phân phối. Trong khi đó, chúng ta lại dễ dàng tìm các nhà phân phối xuất khẩu với các đơn hàng lớn hơn. Tuy nhiên, rất cần phải học hỏi cách làm của nước ngoài để có những sản phẩm chất lượng, giá thành thấp ngay tại nội địa.

lap-ke-hoach-bao-ve-moi-truong-xuong-che-bien-go

Khó khăn lớn nhất hiện nay cho ngành gỗ chúng ta khá phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu gỗ để gia công. Chúng ta cũng đang dạng hoá nguồn nguyên liệu thông qua việc nhập khẩu gỗ từ Bắc Mỹ, Châu Âu với nhiều loại gỗ như sồi, tần bì, anh đào… Đây là nguồn gỗ vô cùng dồi dào, chất lượng đảm bảo, giá vừa phải. Ngoài ra, ở những nước này họ quản lý rừng rất tốt nên không sợ tiêu thụ và khai thác gỗ bất hợp pháp và không sợ rào cản về nguồn gốc gỗ các nước châu Âu và Mỹ.

DN muốn tiêu thụ hàng nội địa, không chỉ chế biến, mà còn phải tự vận chuyển, tìm nơi tiêu thụ. Hầu như phải tự làm tất cả và không ai ký hợp đồng dài hạn, trong khi với việc xuất khẩu, DN luôn có hợp đồng ổn định với số lượng khá lớn, việc phân phối có nhà nhập khẩu lo. Vì vậy, để mở rộng thị trường nội địa, trước hết Nhà nước phải có chính sách phù hợp, giúp DN yên tâm tìm về thị trường nội địa.

Danh mục phân loại nhóm gỗ

Hiện nay, ở Việt Nam, các cây gỗ quý được chia theo 3 nhóm lớn.

Nhóm A – Phân loại nhóm gỗ tại VN
Nhóm B – Các loại gỗ đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.
Nhóm C – Danh sách các loại gỗ cấm khai thác ở Việt Nam

Trong đó, dòng gỗ nhóm A được chia thành 4 nhóm chính chủ yếu: Nhóm 1 – Nhóm 2 – Nhóm 3 –Nhóm 4

Gỗ nhóm 1 ở Việt Nam là những loại gỗ quý nổi tiếng trên thị trường (trong nước và quốc tế). Tiêu chuẩn chính của các loại gỗ trong nhóm này là gỗ có màu sắc, vân thớ đẹp, hương thơm và rất khan hiếm, có giá trị kinh tế cao nhất. Các loại gỗ trong nhóm này thường dùng làm đồ mỹ nghệ, hàng mộc chạm khảm, ván sàn, cửa gỗ đặc biệt,…

xe-cho-go-a5c46
Gỗ nhóm 2: Nhóm gỗ nặng, cứng bao gồm các loài có tỷ trọng lớn, sức chịu lực cao như: Đinh, Lim, Nghiến, Táu, Sến…

timthumb
Gỗ nhóm 3:
 Nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn, nhưng sức bền cao, độ dẻo dai lớn, sức chịu lực cao như: Sao đen, Chò chỉ, Huỷnh…

g1ED7c1EA9mlai_zps5bdd7582
Gỗ nhóm 4: Nhóm gỗ có màu tự nhiên, thớ mịn, tương đối bền, dễ gia công chế biến như: Gội, Mỡ,…

xuat-khau_635863082133431004_HasThumb

Nguồn bài viết: http://www.vietcombo.com/tin-tuc/chat-lieu-va-san-xuat/phan-loai-nhom-go-tu-nhien-o-viet-nam.html#ixzz47BXUX5qd

Cách tính m3 mua bán gỗ xẻ sấy, gỗ tròn hiện nay

Ngày nay có rất nhiều dụng cụ máy móc để tính ra m3 của gỗ tròn như thế nào. tính m3 rất quan trọng trong gỗ. Cách tính như thế nào. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ và cách tính như thế nào.

1. Tính toán thể tích gỗ xẻ sấy :
Gỗ xẻ (bao gồm cả gỗ tà vẹt) nó là dạng hình hộp dài, thể tích của nó được tính toán bằng công thức khá đơn giản, đối với một tấm gỗ xẻ hay toàn bộ các tấm gỗ xẻ, hoàn toàn có thể được căn cứ vào công thức tính toán đối với thể tích của hình hộp để tính, dạng toán học được biểu thị là:
GBTV 2,5F

tiêu chuẩn hay ván bìa,… thì mới sử dụng phương pháp tính thể tích đống gỗ, khi bố trí quy hoạch đối với kho chứa, cũng cần sử dụng đến việc tính toán thể tích của đống gỗ. Ngoài ra, căn cứ vào khối lượng thể tích và hàm lượng ẩm của ván xẻ, có thể lợi dụng phương pháp cân để tính ra được khối lượng thể tích của gỗ.

Trong đó:

V – thể tích của gỗ xẻ, m3
l – độ dài của ván  mm
b- độ rộng của ván mm
h- độ dày của ván, mm.
1/1.000.000 – đơn vị đổi hệ số.Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định, khi tính toán thể tích gỗ xẻ mà độ dài của tấm ván nhỏ hơn 2m, thì nên giữ lại 5 chữ số sau dấu phẩy; còn khi độ dài của tấm ván lớn hơn hoặc bằng 2m, thì nên giữ lại 4 chữ số sau    dấu phẩy.
2. Tính toán thể tích gỗ trong đống:
Thể tích gỗ trong đống bằng thể tích phần hình bao của đống gỗ nhân với hệ số xếp đống. Hệ số xếp đống nên được căn cứ vào kích thước của ván, phương thức xếp đống để tiến hành xác định cụ thể, sau đó mới lựa chọn sao cho hợp lý, nếu không sẽ tạo ra sai số cho tính toán.

Agriviet.Com-20130329_101951

V = KxLxBxH, m3

Trong đó:

V- thể tích thực của gỗ trong đống, m3
K- hệ số xếp đống, từ 0.5-0.7
L- chiều dài đống ván, m
B- chiều rộng đống ván, m
H- chiều cao đống ván, m
Nguồn: Sách Công Nghệ Chế Biến Gỗ

Cách Đo Độ Ẩm Của Gỗ

Khi đo độ ẩm của gỗ thì tỷ lệ chính xác không phải 100%. Mỗi nhà sản xuất đồng hồ đo độ ẩm sẽ cho rằng sản phẩm của họ là chính xác. Nhưng trong việc xác định chính xác một loại gỗ đo độ ẩm, có một số yếu tố để xem xét. Vì vậy, những gì bạn cần để xem xét để xác định đó là đồng hồ đo độ ẩm tốt nhất cho bạn? Dưới đây bài viết hướng dẫn các bạn cách tốt nhất để bắt đầu với độ chính xác.

Bằng cách hiểu công nghệ và thử nghiệm các phương pháp xác định “chính xác” trong việc đo độ ẩm gỗ của các loại gỗ khác nhau. Trong 15 năm qua, Wagner Meters đã đưa bốn nghiên cứu độc lập riêng biệt so với một loạt các loại đồng hồ đo độ ẩm để xác định vấn đề chính xác này. Và kết quả của những nghiên cứu có giá trị như ngày hôm nay như khi lần đầu tiên. Hãy xét xem tại sao.

Hai công nghệ: Pin Meter vs Pinless Meters

may-do-do-am-go-wagner-mmc220

Công nghệ kháng

Pin-Meter được sử dụng điện trở để làm cho đọc nội dung biện pháp của họ trong gỗ. Sau khi hai đầu thăm dò được chèn vào gỗ thì một dòng điện nhỏ được truyền giữa các điểm và số lượng kháng tương quan thành trị độ ẩm. Độ ẩm là một chất dẫn điện tốt, đển dùng thiết bị đo độ ẩm cho cây, cũng như sức đề kháng kém sẽ có ảnh hưởng đến hiện tại, và ngược lại. Bởi vì cáloại công nghệ được sử dụng, độ chính xác pin đồng hồ bị ảnh hưởng bởi chênh lệch trong các thành phần hóa học trong các loại gỗ dái ngựa, nhưng không phải là ảnh hưởng lớn đến mật độ từ một mảnh gỗ đến khác.

may-do-do-am-go-mt900-kett-1

Áp dụng công nghệ song điện từ

Khi chúng ta đo gỗ xẻ sấy đo độ ẩm Pinless Meters (còn gọi là phi hai mét vì họ không cần phải xâm nhập vào gỗ), khi sử dụng công nghệ điện Logitech đồng hồ sẽ phát ra sóng điện ở một tần số điện từ nhất định, tạo ra một trường điện từ trường trong khu vực dưới pad cảm biến. Đồng hồ sau đó tạo ra một nội dung độ ẩm tương quan với tín hiệu nó đọc lại. Pinless Meters thường kiểm tra ở một khu vực lớn hơn nhiều so với Pin-Meter và có thể “quét” gỗ cho một bức tránh ẩm hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa, công nghệ này là không phải không có một số, số lượng có hạn chế và có thể bị ảnh hưởng bởi biến đổi mật độ. Sản phẩm đang được nhiều người quan tâm và tạo ra sự thu hút lớn.

images