tiềm năng và thách thức cho ngành gỗ việt

Gỗ  là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.Vì vậy tiềm năng và thách thức cho ngành gỗ việt với nhiều tiềm năng phát triển, nhóm ngành gỗ thời gian vừa qua đã thu hút khá nhiều sự quan tâm đầu tư của các tổ chức tín dụng và các ngân hàng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đằng sau những cái bắt tay chiến lược giữa hai bên, vẫn còn rất nhiều dấu hỏi để lại.

 

Theo số liệu kê khai của  cục Hải quan, từ đầu những 2010 đến nay, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ cả nước ước đạt hơn 1,5 tỷ USD, tăng gần 35% so với  năm 2009. Hiện tại, giá trị các lô hàng mà doanh nghiệp gỗ ký kết với các đối tác nhập khẩu cũng ước đạt hơn 3 tỷ USD.

Theo ông Hoàng Cảnh, Phó Tổng thư ký Viforest, lượng hàng các doanh nghiệp ký kết đảm bảo mục tiêu xuất khẩu của ngành trong năm nay hoàn toàn nằm trong tầm tay. Cụ thể, đơn hàng xuất khẩu vào Mỹ tính đến hết năm 2010 tăng gần 10% so với năm 2009; nhiều thị trường truyền thống như Nhật Bản, EU… đã hồi phục với đơn hàng tăng cả về khối lượng lẫn trị giá.

Năm 2010, đồ gỗ tiếp tục hứa hẹn là một trong những ngành đem lại kim ngạch nằm trong top đầu xuất khẩu của Việt Nam. Theo tính toán của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ dự kiến trong các năm 2011-2016 sẽ lần lượt đạt ở con số 3 tỷ USD; 4,5 tỷ USD và 7 tỷ USD vào 2020.

Xuất khẩu đồ gỗ, đặc biệt là đồ gỗ ngoài trời của Việt Nam trong thập niên vừa qua tăng rất mạnh, đã đưa Việt Nam vào nhóm 15 nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất trên thế giới (FAO). Thị trường chính của đồ gỗ Việt Nam là các nước như Hoa Kỳ (44%); EU (29%); Nhật Bản (10%); Trung Quốc (3%); Đài Loan (1%).

gỗ-nguyên-liệu

Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết , dù giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu đang tăng nhưng ngay từ đầu năm hầu hết doanh nghiệp đã tranh thủ mua tích trữ nên sẽ ít bị ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu và khai thác trong nước đều được tiến hành khai báo nguồn gốc theo đúng quy định của luật Lacey áp dụng với sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ và sắp tới là EU.

So với nhiều ngành kinh doanh khác, có thể thấy sự hấp dẫn của ngành gỗ đến từ tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, độ an toàn và ổn định của hoạt động sản xuất kinh doanh và hơn nữa là lợi thế canh tranh của một quốc gia có nguồn nguyên liệu dồi dào.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt hấp dẫn vẫn còn những mặt chưa hoàn thiện: “Hiện ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam phụ thuộc đến 80% nguyên liệu từ nước ngoài. Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa bớt “choáng” với giá nguyên liệu nhập  tăng lại phải “gồng” mình cạnh tranh nguyên liệu ngay trên sân nhà khi các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường thu gom nguyên liệu” – ông Cảnh cho biết thêm.

Vậy làm thế nào để có thể phát triển ngành gỗ một cách vững chắc và khai tác tối đa tiềm năng của một lĩnh vực tương đối hấp dẫn như trên.

Thu hút Nhiều Đầu tư Lớn trong nước

Đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh sản xuất không phải là một xu thế quá mới. Trước đó, các ngân hàng, tổ chức tín dụng hay các quỹ đầu tư tại Việt Nam cũng không ngại ngần chia nhau miếng bánh thị trường gỗ tại lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thép, thủy sản, bất động sản…Với sự hấp dẫn của ngành gỗ, bắt đầu có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến sự phát triển của ngành hơn. Điển hình là các ngân hàng VIB, BIDV, ACB…

Chương trình “VIB hỗ trợ Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ khẳng định vị thế mới” của Ngân hàng Quốc Tế (VIB) được tung ra từ ngày 16-8-2010 với mong muốn hỗ trợ DN ngành gỗ, đặc biệt là DN xuất khẩu gỗ nâng cao năng lực cạnh tranh và từng bước khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Theo đó, các DN ngành gỗ, đặc biệt doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi như tham gia chương trình tài trợ vốn 1.500 tỉ đồng với lãi suất đặc biệt ưu đãi, tài sản đảm bảo linh hoạt; được phát hành L/C với tỷ lệ ký quỹ linh hoạt; được ưu đãi tài trợ xuất khẩu trước và sau khi giao hàng với các sản phẩm đa dạng, tỷ lệ cao có thể đến 95% theo hình thức L/C…

Gỗ ván sàn công nghiệp.Chỉ sau 2 ngày khi VIB tuyên bố dành khoản vốn khá lớn ưu đãi dành cho DN xuất nhập khẩu ngành gỗ, Ngân hàng Á Châu (ACB) cũng chính thức tung ra chương trình “Tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu về đích năm 2010”.

go-nguen-lieu

Với chương trình này, ACB đã nâng hạn mức tài trợ xuất khẩu lãi suất siêu ưu đãi lên 100 triệu USD (tăng thêm 50 triệu USD); các DN được vay với lãi suất từ 3,3%/năm. Ngoài ra, ACB còn dành 50 triệu USD cho các DN nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu thiết yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, với lãi suất cạnh tranh. Với ngành gỗ mà doanh thu chủ yếu đến từ thị trường xuất khẩu như tại Việt Nam đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng.

Một ngân hàng lớn khác là BIDV đang tiếp tục giải ngân 3.000 tỷ đồng của Chương trình “Tài trợ xuất khẩu gỗ, cà phê” dành cho các DN khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Thực tế, không chỉ có các định chế tài chính tổ chức đầu tư vào ngành gỗ mà cách đây 4 năm, 2006, Quỹ Aureos Đông Nam Á (ASEAF) cũng đã đầu tư số vốn 3 triệu USD vào Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành, chiếm xấp xỉ 20% vốn điều lệ của công ty để trở thành cổ đông tham gia chiến lược hỗ trợ về chuyên môn và tham gia quản lý tài chính. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của bản thân ngành gỗ đã thu hút đông đảo tầng lớp đầu tư trước tiềm năng sinh lợi của doanh nghiệp trong ngành.

Không hỗ trợ riêng ngành gỗ nhưng ngay từ những ngày đầu tháng 8, Ngân hàng Phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh (HDBank) cũng ban hành thêm nhiều gói hỗ trợ các DN xuất nhập khẩu, tài trợ hàng xuất nhập khẩu lên đến hơn 90% giá trị L/C.

Trong những tháng cuối năm, Eximbank dự kiến dành 2.000 tỉ đồng cho chương trình tài trợ xuất khẩu với lãi suất ưu đãi 12%/năm. Ngân hàng An Bình (ABBank) cũng vừa thành lập Trung tâm tài trợ DN vừa và nhỏ cung cấp dịch vụ một cách chuyên biệt như tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng, dịch vụ bảo lãnh trong và ngoài nước, thanh toán quốc tế…

Sự vào cuộc của các ngân hàng thương mại lớn chắc chắn cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tại Việt Nam giảm thiểu được chi phí kinh doanh và lãi suất đi vay để có thể tập trung vào kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất và đem lại doanh thu đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu.

Vấn đề khó khăn còn lại của ngành gỗ

Sàn gỗ công nghiệp-Ngành gỗ thiếu đội ngũ người lao động có kỹ thuật cao, số lao động chiếm khoảng 3-5%, công nhân kỹ thuật khoảng 25-30%; lao động phổ thông gần 70-75%… Việc sản xuất chủ yếu vẫn dựa trên lấy số lao động không có tay nghề thay thế cho lao động đư

Sự đầu tư của các tổ chức tín dụng cũng như ngân hàng vào ngành gỗ mới chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm và rõ ràng vẫn cần thêm những hỗ trợ mạnh mẽ và sâu sát hơn nữa để những cái “bắt tay” giữa các bên với ngành gỗ đạt thêm hiệu quả.

Tương tự ngành dệt may, sản phẩm gỗ Việt Nam chủ yếu được bán dưới những thương hiệu của nước ngoài. Hệ quả là kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng giá trị gia tăng đem lại cho DN Việt Nam thấp, ngoài ra luôn có rủi ro lớn về giá cả.

Hiện tại, có một số thành công nhất định trên thương trường quốc tế nhưng thị trường đồ gỗ nội địa vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Theo đánh giá của một số chuyên gia, quy mô thị trường đồ gỗ trong nước của Việt Nam khoảng từ 0,8-1 tỷ USD. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến thị trường này nên đồ gỗ ngoại nhập của Trung Quốc, Đài Loan, Singapore và một số nước khác đang chiếm thị phần cao hơn.
go-nguyen-lieu

Nguồn thông tin về công nghệ chế biến và thương mại gỗ Việt Nam vừa thiếu lại vừa lạc hậu và thông tin chưa được phân tích xử lý để có được các số liệu thông tin chính thống và chính xác. Thông tin doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay rất sơ sài phiến diện, không đầy đủ. Thực tế đó đã gây khó khăn rất lớn cho bản thân các doanh nghiệp, cho các cơ quan tổ chức muốn hỗ trợ doanh nghiệp.

Có thể thấy rằng, gỗ là một ngành kinh doanh hấp dẫn với nhiều lợi thế cạnh tranh và việc các tổ chức tín dụng, ngân hàng hay quỹ đầu tư nhỏ lẻ đầu tư hỗ trợ ngành gỗ không phải là điều quá bất ngờ.

Tuy nhiên, làm thế nào để các rào cản gia nhập đầu tư thông thoáng và tạo điều kiện hơn nữa cho các nhà đầu tư là điều mà bản thân các doanh nghiệp trong ngành phải nỗ lực. Để ngành gỗ Việt Nam có thể tiến xa, giữ vững là trụ cột xuất khẩu chính của nền kinh tế nước nhà ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai.

Mốc 20 tỷ USD của gỗ Việt

Ngoài tiềm năng xuất khẩu lên đến 20 tỷ USD, gấp 3 lần kim ngạch hiện nay, Việt Nam còn được xem là điểm đến của xu hướng dịch chuyển trung tâm sản xuất đồ gỗ thế giới.

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2015, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đạt mức 6,9 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2014, đưa Việt Nam thành quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 thế giới, sau Trung Quốc, Đức, Italy.

Hiện mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 37 quốc gia trên thế giới, trong đó đứng đầu là thị trường Mỹ, đạt 2,6 tỷ USD, chiếm 38,2% tổng kim ngạch.

Số liệu mới nhất từ Bộ Công Thương cho thấy, 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt 2,68 tỷ USD, tăng 2,08% so với cùng kỳ 2015. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong nửa đầu năm 2016 sẽ tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với tình hình khả quan của bất động sản Mỹ, khu vực châu Âu và Nhật Bản (3 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam), Bộ Công Thương cho rằng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan hơn.

moc-20-ty-usd-cua-go-viet

Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam dự kiến đạt trên 7 tỷ USD trong năm nay.

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch thường trực Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP HCM (Hawa) đánh giá, Việt Nam nổi lên là một quốc gia sản xuất đồ gỗ của thế giới nhờ nguồn nguyên liệu hợp pháp, có tay nghề sản xuất và nguồn nhân công rẻ… Dự kiến năm 2016, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 7 tỷ USD.

Tuy nhiên, trong năm 2016, để đạt đến con số này, doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Theo ông Trần Việt Tiến, Giám đốc Công ty Lavanto Home Decor, ưu thế về lao động rẻ của Việt Nam sẽ mất dần so với nhiều nước khu vực như Philippines, Indonesia, Myanmar… Trong khi đó thiết bị và công nghệ chế biến gỗ của Việt Nam phần lớn vẫn còn cũ so với các nước châu Âu, Trung Quốc, khiến công suất chế biến chưa cao và trình độ quản trị thực sự chưa hiệu quả.

“Trong thời buổi hội nhập này tính cạnh tranh rất cao, không thể kỳ vọng phát triển bằng nhân công giá rẻ mà phải bằng chất xám để tạo những giá trị gia tăng”, ông Tiến cho hay.

Một vấn đề lớn mà ngành gỗ Việt Nam sắp phải đối mặt đó là sự dịch chuyển của nhiều nhà máy chế biến gỗ từ những nước không tham gia TPP hoặc chưa có Hiệp định thương mại tự do với EU sang Việt Nam, để hưởng những lợi thế của các hiệp định này mang lại.

“Cùng với niềm vui là xu hướng dịch chuyển những đơn hàng gia công từ các nước cho Trung Quốc đã chuyển sang Việt Nam, thì có cả những doanh nghiệp gỗ Trung Quốc sang đăng ký đầu tư tại Việt Nam”, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hawa chia sẻ.

Số liệu từ Sở Kế hoạch Đầu tư Bình Dương cho thấy, số lượng doanh nghiệp gỗ từ “hàng xóm” tràn sang đang ở mức tăng đột biến. Cụ thể, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2016, có đến gần 29 trên 100 dự án đầu tư mới nhà máy tại Bình Dương thuộc các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan với số vốn ban đầu hơn 82,4 triệu USD. Tính đến nay, số doanh nghiệp FDI từ Trung Quốc, Đài Loan đóng đô ở Bình Dương, một trong những “thủ phủ” của ngành gỗ Việt Nam, đã lên gần 900 doanh nghiệp, với tổng vốn đầu tư hơn 5,5 tỷ USD.

Theo ông Phú Hữu Minh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư Bình Dương, khoảng 90% doanh nghiệp FDI ở Bình Dương có đăng ký sản xuất, chế biến gỗ và công nghiệp phụ trợ cho ngành gỗ.

Rõ ràng, lượng doanh nghiệp lớn đến từ quốc gia đang giữ “ngôi vương” trong xuất khẩu chế biến gỗ, giàu kinh nghiệm, thực sự là một đe dọa lớn với doanh nghiệp bản địa. Tuy nhiên, việc trung tâm sản xuất đồ gỗ đang dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng cho thấy tiềm năng to lớn của đồ gỗ trong những năm tới.

“Đó cũng là cơ hội cho bất cứ doanh nhân nào, đặc biệt là những doanh nghiệp trong ngành. Chúng ta có đón nhận cơ hội hay để các công ty FDI tận dụng lợi thế của Việt Nam mới là điều quan trọng”, ông Tiến nhận định.

Trong bối cảnh khó chồng khó, đáng mừng là doanh nghiệp gỗ lại rất tích cực trong việc biến chuyển mô hình để thích ứng với nhu cầu mới. Trong đó, đầu tư cho thiết kế để thoát khỏi “lời nguyền gia công” là một điển hình.

Trong gần 7 tỷ USD xuất khẩu hàng gỗ và thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, tỷ lệ những sản phẩm do chính các nhà thiết kế trong nước thiết kế chiếm chưa đến 20%. Ông Nguyễn Chánh Phương, Giám đốc Công ty Danh Mộc cho biết, Việt Nam có truyền thống sáng tạo cùng lực lượng lao động trẻ, chỉ thiếu định hướng dài hơi trong đào tạo thiết kế. Đây chính là chìa khóa mà nếu sử dụng tốt, có thể cởi trói cho ngành gỗ lên mức phát triển cao hơn. Doanh nghiệp trong ngành đã bắt đầu chú ý đến vấn đề này và chủ động đầu tư nhiều hơn cho khâu thiết kế. Theo tiết lộ từ phía Hawa, TP HCM sẽ rót kinh phí để Hawa có thể triển khai đào tạo đội ngũ sáng tạo trong ngành, việc mà lý ra các đơn vị giáo dục, đào tạo nghề phải đảm nhận. Công tác đào tạo sẽ được triển khai ngay trong năm nay.

Ở phía còn lại, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam cũng đã bắt đầu ứng dụng, khai thác các tiện ích từ công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh. Danh Mộc đầu tư phần mềm quản lý sản xuất để có thể đáp ứng những đặc trưng riêng của ngành gỗ; An Cường đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất tối tân để tăng năng suất, tiết kiệm nhiên liệu… Ông Trần Việt Tiến khẳng định: “Doanh nghiệp nào càng ứng dụng công nghệ nhiều thì nguồn lực doanh nghiệp đó sẽ càng mạnh”.

Theo số liệu từ Hiệp hội Gỗ – Lâm sản Việt Nam (VFA), năm 2000 cả nước mới chỉ có 741 doanh nghiệp chế biến gỗ lâm sản thì nay đã lên đến gần 4.000. Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hawa phân tích, ngoài tốc độ tăng trưởng như vũ bão về số lượng doanh nghiệp, so với các ngành khác như dệt may, da giày, thuỷ sản, thì ngành gỗ sử dụng nguồn nhân công lao động ít nhưng lại có năng suất cao hơn. Cụ thể, tỷ lệ lần lượt ở 3 ngành trên là 7.156 USD, 13.943 USD và 8.978 USD mỗi người, còn năng suất lao động đạt được của ngành gỗ tới 18.320 USD mỗi người một năm. Với tất cả những thuận lợi đang có, theo ông Khanh, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một nhà máy sản xuất đồ nội thất của thế giới, và khi đó 20 tỷ USD là con số mà ngành gỗ hoàn toàn có thể hướng tới vào năm 2025.

Minh Khuê – http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh

Tại sao nội thất gỗ công nghiệp ít được ưa chuộng ?

Nội thất gỗ công nghiệp là loại sản phẩm ra đời trong thập niên 1970, thay thế dần các loại sản phẩm từ gỗ tự nhiên. Đây là trào lưu phát triển theo kiểu “ăn theo” được xem là 1 khái niệm kinh doanh mới của IKEA (một nhãn hiệu nội thất lớn trên thế giới), tôn chỉ của họ cho dòng công nghiệp bấy giờ là “mọi người vẫn có thể sỡ hữu sản phẩm đẹp với giá rẻ mạt”, đẩy gỗ tự nhiên trở thành nguyên liệu xa sỉ lúc bấy giờ.

Nhận định thế nào là đúng về gỗ công nghiệp

1- Về mặt thẩm mỹ – mỗi người 1 quan điểm

Độ thẩm mỹ của gỗ công nghiệp phải nói là quá ưu việt trong ngành sản xuất và thi công nội thất hiện nay, vân đều (thường thấy ở veneer hay ván MFC hay laminet hoặc có thể thấy ở Acrylic), đồng nhất không 1 tý mắt chết hay vệt đen sâu nào. Bạn có thể thấy 1 chiếc tủ bếp bóng loáng, hiện đại và trẻ trung với gỗ công nghiệp nhưng lại thấy những cánh cửa gỗ của tủ bếp toàn mắt và vệt đen ở những chiếc tủ bếp gỗ tự nhiên chẳng hạn.

Hình ảnh tủ bếp HDF sơn trắng bóng sáng và tủ bếp gỗ căm xe

2 – Về độ bền – có vẻ gỗ tự nhiên thắng thế hẳn

Gỗ công nghiệp không thể sánh được với gỗ tự nhiên về độ bền cơ học. Gỗ công nghiệp cần một môi trường khô và thoáng khí nếu không sẽ nhanh bị mục (khoảng 2-3 năm). Đừng nghe mấy tay bán gỗ hay các công ty tư vấn thiết kế hay các nhà sản xuất thổi phồng về vật liệu “siêu chịu nước” hay “chống ẩm”, thậm chí nhiều anh kinh doanh còn quảng cáo cho thử sản phẩm “ngâm 1 đến 2 tuần xem sao”…

Chất kháng ẩm hay chịu nước là 1 hoạt chất ngăn ngừa sự tiếp xúc với giữa nước với bột gỗ có trong ván công nghiệp giúp giảm quá trình trương nở. Nhưng xác xuất thấm nước vẫn còn rất cao, nhất là những nơi ẩm thấp như sàn nhà hay tủ bếp. Ngoài ra gỗ công nghiệp rất dễ bị hư hại khi bị va đập hay bị các vết xước cọ sát vào….

Xét về độ co ngót hay giãn nở thì gỗ tự nhiên lại thua gỗ công nghiệp. Gỗ công nghiệp thì khỏi nói, cực kỳ ổn định, tất nhiên là không ổn định tuyệt đối. Gỗ tự nhiên thường hút ẩm khi có độ ẩm thấp lớn là ngót (co lại) do thoát hơi nước khi tồn dư độ ẩm lớn. Chính vì vậy để sử dụng hàng gỗ tự nhiên bền và ổn định nên đặt hàng sớm, nếu có thể nên chọn các đơn vị sử dụng gỗ sấy và sơn PU tốt (sơn kĩ – thường có lót từ 2 lớp trở lên).

3 – Về mặt kinh tế – Hãy là người tiêu dùng thông minh

Gỗ tự nhiên đắt gấp nhiều lần gỗ công nghiệp, nhưng nếu ở diện tích/khối lượng sử dụng nội thất nhỏ thì chênh lệch này không đáng kể. Nếu như bạn sử dụng gỗ tự nhiên thì dường như phụ kiện chắc 1 chút là hoàn toàn an tâm, ngược lại nếu bạn sử dụng gỗ công nghiệp mặc dù giá thành sản phẩm rẻ hơn 1/3 gỗ tự nhiên, thậm chí 1/2 nhưng bạn cần chú tâm vào phụ kiện. Phụ kiện dổm bạn phải mất hàng đống tiền để sửa chữa sản phẩm nếu chẳng may hư hỏng (quá trình tháo vít làm rụng bột gỗ trong ván, lấp lại rất khó khăn) thậm chí phải thay mới.

Về mặt kinh tế thì còn rất nhiều thứ để phân tích khác nữa. Chẳng hạn như việc sản xuất gỗ công nghiệp ở Việt Nam rất rẻ do khâu nguyên liệu và nhân công khá dồi dào. Ngoài ra, gỗ công nghiệp lại được nhập khẩu khá nhiều nhất là nhập từ Trung Quốc, rất ít đơn vị bài bản. Việc chất lượng ván đầu vào đứng trên phương diện khách hàng rất khó kiểm soát.

go9

Nhưng nếu đối tượng sử dụng là văn phòng hay các công trình công cộng thì sao? Ưu tiên hàng đầu vẫn là gỗ công nghiệp, chúng tiết kiệm ngân sách rất nhiều vì số lượng lớn, nhu cầu làm mới văn phòng hay công trình công cộng rất lớn nên không ai dại mà chọn gỗ tự nhiên cả.

Lời kết

Không thể nói là loại gỗ nào tốt hẳn, nhưng xét cho cùng nếu ngân sách hạn hẹp hoặc đặc thù của món nội thất không cần phải độ bền thật cao, chỉ cần vài năm là đủ hoặc phục vụ mục đích công cộng, văn phòng đồng thời yêu thích sự hào loáng, hiện đại thì gỗ công nghiệp là ưu tiên hàng đầu. Còn nếu chúng ta có tài chính mạnh, ăn chắc mặc bền hay yêu thích cái gì tự nhiên nhất, thích sự đẳng cấp và ấm cúng của màu gỗ thì hãy chọn gỗ tự nhiên. Hy vọng bài phân tích sẽ giúp quý khách hàng vững tâm khi quyết định đặt mua nội thất cho không gian mới của nhà mình.

Vì sao xuất khẩu gỗ sụt giảm?

Thị trường gỗ xuất khẩu có dấu hiệu đi xuống,chúng ta đặt câu hỏi vì sao xuất khẩu gỗ sụt giảm? Từ năm 2015 trở về trước, bình quân xuất khẩu dăm gỗ đạt khoảng 3,5-4 triệu tấn với doanh thu khoảng 850 triệu USD. Tuy nhiên, từ ngày 1-1-2016, thuế xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ đã được điều chỉnh từ 0% lên 2%. Điều này khiến đối tác giảm cả khối lượng lẫn giá mua dăm gỗ, đặc biệt là đối tác ở Trung Quốc. Thị trường xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc cho nên khi có biến động sẽ gây tác động rất lớn. Hiện, giá xuất khẩu dăm gỗ đã giảm từ 8-10 USD/tấn.

Theo khảo sát mới nhất của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hiện nay tại các tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái…, lượng dăm gỗ tồn đọng rất nhiều, do để lâu không bán được nên có nhiều dăm gỗ gần như sắp hỏng.

Ngoài ra còn có yếu tố nào tác động khiến kim ngạch xuất khẩu gỗ nói chung sụt giảm không, thưa ông?

Nguyên nhân thứ hai là mặt hàng bàn ghế ngoài trời cũng ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt. Từ trước tới nay, bàn ghế ngoài trời chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường EU. Nếu như trong năm trước, hoạt động xuất khẩu khá tốt thì năm nay vì nhiều yếu tố tình hình không còn được thuận lợi như vậy.

Với kết quả xuất khẩu nửa đầu năm như trên, ông dự báo như thế nào về kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả năm nay?

Tính chung cả năm nay, điều dễ thấy là xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khó đạt được mục tiêu 7,6 tỷ USD đặt ra. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu cũng không đến mức quá khó khăn, ảm đạm, dự kiến kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt khoảng 7,4 tỷ USD.

EU là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của sản phẩm gỗ. Theo ông, việc Anh rời khỏi EU mới đây sẽ gây ảnh hưởng như thế nào tới xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Anh nói riêng và sang thị trường EU nói chung?

Thực ra, ở thời điểm hiện tại đưa ra những phán đoán tác động của việc Anh rời khỏi EU tới xuất khẩu sản phẩm gỗ còn khá sớm. Tuy nhiên, hiện nay mỗi năm kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Anh chỉ khoảng hơn 100 triệu USD. Dự kiến, Anh rời khỏi EU sẽ khiến giảm khoảng 50% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này, nghĩa là giảm khoảng hơn 50 triệu USD. Vì thế, dù có bị sụt giảm xuất khẩu sang Anh thì cũng không ảnh hưởng quá lớn tới xuất khẩu gỗ nói chung.

Điểm đáng lưu ý trong “câu chuyện” Anh rời khỏi EU là tỷ giá có thể bị tác động mạnh, bởi đồng bảng Anh giảm giá nên đồng Euro giảm. Hiện nay, giá xuất khẩu gỗ sang thị trường EU khoảng 1.200-1.800 USD/container, (1 container khoảng 28-30 khối). Anh rời EU dự kiến sẽ làm giá xuất khẩu giảm 5-7% so với hiện tại. Đây là con số sụt giảm khá lớn, gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp.

Chế biến gỗ và mối lo nguồn nguyên liệu

Như Dân trí đã đưa tin, nằm trong chuỗi sự kiện Carnaval Hạ Long 2014 bao gồm các hoạt động sôi động tại vùng biển Vịnh Hạ Long như: Biểu diễn nghệ thuật, các chương trình giao lưu văn hoá ẩm thực, các chương trình quảng bá văn hoá địa phương… thu hút sự tham dự của hàng triệu lượt người dân bản địa và du khách thập phương trong nước cũng như quốc tế.

Đêm 1/5 vừa qua, sau một thời gian khá dài trưng bày triển lãm 150 bức ảnh cổ về Vịnh Hạ Long do các tác giả người Pháp chụp vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Ban tổ chức đã tiến hành buổi đấu giá các bức ảnh cổ Hạ Long trên nhãn Vang Château Đà Lạt.

Mới đây, TigerTrade – đơn vị chuyên xúc tiến xuất khẩu, kết nối khách hàng Mỹ và quốc tế đến khu vực Đông Nam Á để mua đồ gỗ, hàng trang trí nội ngoại thất, may mặc, da giày và thời trang – cho biết sẽ đưa một đoàn khách gồm 15 khách hàng Mỹ đến giao dịch và mua hàng. Đoàn 15 doanh nghiệp Mỹ tham gia hội chợ quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ,, quà tặng và hàng gia dụng Việt Nam 2013 (Lifestyle Vietnam 2013) từ ngày 18 đến 21-4 tại TPHCM.

 

lap-ke-hoach-bao-ve-moi-truong-xuong-che-bien-go

Một số khách hàng đã giao dịch qua thư điện tử và giới thiệu sản phẩm trước với một số nhà máy. Dự kiến, trị giá các đơn hàng sẽ được ký kết trong chuyến làm việc này khoảng 1 triệu đô la Mỹ.

Theo một đại diện của TigerTrade tại Việt Nam, trong số 15 khách hàng đến Việt Nam lần này, có 80% là khách hàng mới đối với thị trường Việt Nam; 40% là khách hàng lớn, 60% là khách hàng có quy mô vừa và nhỏ. Các khách hàng mua sỉ này hiện có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm khác nhau, trong đó có đồ gỗ.

Theo như nhận xét của Chủ tịch Hawa, ông Nguyễn Chiến Thắng thì ngày nay, việc tiếp cận các nguồn nguyên liệu gỗ không khó. Các doanh nghiệp gỗ Việt Nam đã xây dựng quan hệ với các nguồn gỗ nguyên liệu trên khắp các châu lục.
Mới đây, Hội đồng Xuất khẩu gỗ cứng Hoa Kỳ (AHEC) cũng đã đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm đối tác nhập khẩu gỗ cứng nguyên liệu tại thị trường Việt Nam. Phát biểu tại các hội thảo xúc tiến, Chủ tịch AHEC, ông Peter King cũng khẳng định, diện tích rừng tại Hoa Kỳ đã tăng hơn gấp đôi so trong 50 năm qua, lên hơn 204 triệu ha. 90% gỗ nguyên liệu khai thác hàng năm là từ các cánh rừng do tư nhân quản lí.
Tại đất nước này có đến 11 triệu người đang sở hữu 70% diện tích đất rừng. Mỗi năm, hoạt động giao thương của ngành sản xuất gỗ cứng Hoa Kỳ đang chiếm 20% sản lượng gỗ tròn và 70% sản lượng gỗ cứng trên thị trường thế giới.
Theo nhận định của Trưởng đại diện Indochinawood, ông Moray thì ngoài các thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu quen thuộc, các doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp cận các nguồn cung mới! Sự thay đổi quan điểm về nguồn nguyên liệu của thị trường gỗ Việt Nam thể hiện một cách rõ rệt.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Mỹ bắt đầu tăng mạnh từ năm ngoái (đạt 1,78 tỉ đô la Mỹ, tăng 24%), trong khi mức tăng trưởng trong năm 2011 chỉ đạt 3%.

Trong ba tháng đầu năm 2013, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt trên 394 triệu đô la Mỹ, tăng 8,4%, chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

NGÀNH GỖ VIỆT NAM: CẦN XÂY DỰNG NHỮNG BƯỚC ĐI PHÙ HỢP

Theo chiến lược phát triển tổng thể ngành chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2010 và năm 2020, ngành chế biến gỗ phải đạt kim ngạch xuất khẩu là 5,56 tỷ USD vào 2010 và đạt 7 tỷ USD vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu phát triển nói trên, ngành chế biến gỗ Việt Nam cần phải xây dựng cho mình những bước đi phù hợp.

Để phát triển trong thời gian tới, ngành gỗ Việt Nam còn nhiều việc cần phải làm, trong đó việc định hình các sản phẩm mũi nhọn, có lợi thế trên thị trường thế giới đó là đồ gỗ nội thất hay gỗ mỹ nghệ, ván nhân tạo được ưu tiên hàng đầu. Việc xác định sản phẩm mũi nhọn đi đôi với khảo sát hiện trạng, đánh giá tiềm năng của từng vùng rừng, vùng sản xuất, chế biến các sản phẩm gỗ… từ đó đưa ra những định hướng phát triển thống nhất trong liên kết giữa vùng nguyên liệu và vùng sản xuất, chuyên môn hóa các công đoạn chế biến sản phẩm gỗ giữa các doanh nghiệp.

Mặc dù ngành gỗ Việt đã có nhiều khởi sắc, song trong thời gian tới, ngành hàng này sẽ phải đối mặt với không ít thách thức để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra.

Thị trường EU chiếm 15,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Việt Nam và khó khăn lớn nhất hiện nay đó là việc doanh nghiệp phải chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp. Khi đó, doanh nghiệp trong ngành cần phải quy trình hóa chuỗi cung ứng, yêu cầu trình độ quản trị, tuân thủ pháp luật, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ cao hơn để chứng minh nguồn gốc gỗ  xuất sang các nước thành viên EU là hợp pháp, đáp ứng yêu cầu của VPA/FLEGT.

y-1-adc66

Trên thực tế, phần lớn gỗ nguyên liệu của nước ta lại được nhập từ nhiều quốc gia trên thế giới với mức độ rủi ro về khai thác gỗ bất hợp pháp khác nhau. Nếu khi hiệp định VPA/FLEGT được ký kết và có hiệu lực thì doanh nghiệp phải khắt khe trong chọn lựa nguồn gỗ, quốc gia để nhập khẩu nguyên liệu nhằm đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định này. Đây có thể là yếu tố sẽ làm giá gỗ nguyên liệu tăng, đẩy giá thành lên cao hơn và các doanh nghiệp chế biến gỗ nước ta sẽ gặp bất lợi trong cạnh tranh về giá so các nước Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan… Ngoài ra, đối với nguyên liệu gỗ rừng trồng ở trong nước về mặt lý thuyết là gỗ hợp pháp nhưng việc thực hiện các thủ tục pháp lý, hành chính…để chứng minh là gỗ hợp pháp không hề đơn giản trong bối cảnh việc thực hiện thủ tục hành chính, thực thi các chính sách của nước ta vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện. Mặc khác, khi thực hiện hiệp định VPA/PLEGT, cấp phép FLEGT có thể gia làm tăng thủ tục, thời gian xuất khẩu cho doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm gỗ sang EU. Việc thuận lợi hóa trong cấp phép FLEGT về cơ quan cấp, quy trình, thủ tục… là những vấn đề mà doanh nghiệp rất quan tâm, quan ngại mà chúng tôi ghi nhận được trong các cuộc khảo sát, hội thảo, tiếp xúc với doanh nghiệp…

Một khó khăn nữa đó là, tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chủ yếu dựa vào xuất khẩu, mà phần lớn là gia công theo đơn đặt hàng với thiết kế mẫu mã từ khách hàng nước ngoài. Chỉ một số ít doanh nghiệp lớn trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư công nghệ, thiết bị và có khả năng tự sản xuất theo thiết kế, xây dựng thương hiệu và có thể tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả xuất khẩu. Đa phần các doanh nghiệp còn lại chưa có được sự đầu tư về công nghệ, thiết bị chế biến để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Rõ ràng là cơ hội hội luôn đi kèm với thách thức, ngoài những thách thức như tôi đã đề cập ở trên thì có thể nói rằng, khi VPA/FLEGT được ký kết thì việc kiểm soát gỗ của Việt Nam được tăng cường. Cùng với đó, khi các doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của VPA/FLEGT thì xuất khẩu gỗ từ Việt Nam vào các nước nước EU sẽ có nhiều lợi thế hơn trong mở rộng thị phần, gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Một khi sản phẩm gỗ Việt đã định vị được tại thị trường EU với các yêu cầu, thủ tục khắt khe hơn thì các thị trường khác trên thế giới cũng sẽ tin tưởng hơn vào chất lượng, tính hợp pháp của sản phẩm gỗ Việt Nam, nhờ đó giúp nâng cao uy tín cũng như cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm gỗ Việt vào các thị trường này trong thời gian đến cũng rõ ràng hơn.

EU là thị trường lớn thứ tư chiếm 15,4 % (sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản) do vậy  tiềm năng xuất khẩu đồ gỗ vào EU còn rất lớn khi VPA/FLEGT được ký kết. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt có lợi thế khi xuất khẩu sang EU do không phải giải trình theo quy chế EUTR 995 của EU so với những doanh nghiệp ở những quốc gia chưa ký hiệp định này.

phu-1429024804231

 

Điều quan trọng nhất đó là, khi đã có giấy phép FLEGT, sản phẩm gỗ của doanh nghiệp Việt xuất khẩu vào EU sẽ tránh được các rủi ro pháp lý so với hiện nay; đồng thời gia tăng cơ hội mở rộng thị trường hơn nữa tại các thị trường khó tính.

Theo chiến lược phát triển tổng thể ngành chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2015 ngành gỗ phải đạt kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ USD và năm 2020 đạt 10 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu phát triển nói trên, theo tôi ngành chế biến gỗ Việt Nam cần phải xây dựng cho mình những bước đi phù hợp.

Trước hết, các doanh nghiệp ngành gỗ cần phải tăng cường nhận thức, cập nhật về Hiệp định VPA/FLEGT, đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ với doanh nghiệp cung ứng gỗ, trồng rừng để xây dựng chuỗi cung ứng nhằm chủ động nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu của VPA/FLEGT. Song song với đó, các doanh nghiệp Việt cũng cần hoàn thiện chuỗi cung ứng với các doanh nghiệp các nước xuất khẩu nguyên liệu có mức độ rủi ro thấp về khai thác gỗ bất hợp pháp để chủ động hơn về nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho ngành gỗ trong thời gian tới.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự suy giảm nhu cầu của thị trường quốc tế và hàng rào phi thuế quan đang có xu hướng tăng, đòi hỏi chúng ta phải có cách tiếp cận mới trong phát triển hoạt động thương mại nông lâm thuỷ sản nói chung, ngành chế biến gỗ nói riêng. Đã đến thời điểm sau một giai đoạn tăng trưởng cao, xuất khẩu dựa vào phát triển chiều rộng của một vài ngành chủ lực là chủ yếu, đòi hỏi chúng ta phải thiết kế một chiến lược xuất khẩu nông lâm sản bền vững. Trong đó ngành gỗ, dựa theo chiều sâu, kích thích nhân tố mới, đứng vững trên hai chân: đó là khai thác tốt thị trường nội địa theo tư duy dài hạn, căn cơ để làm cơ sở và bàn đạp cho xuất khẩu trong tư thế sẵn sàng hội nhập, sẵn sàng cạnh tranh, mang thương hiệu Việt đến khắp năm châu bốn biển.

Thị trường đồ gỗ nội địa cơ hội và thách thức

Hiện nay thị trường này hầu như phó mặc cho làng nghề, các DN vừa và nhỏ với đồ gỗ nội thất, mỹ nghệ và phục vụ xây dựng là những nhóm được tiêu thụ mạnh nhưng chất lượng không đồng đều, mẫu mã hạn chế. Ngoài ra, đồ gỗ nước ngoài có xu hướng xâm nhập thị trường Việt Nam, như Singapore, Thái Lan, Trung Quốc…

 

Theo khảo sát của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietforest), bình quân mỗi hộ gia đình ở Việt Nam cần mua sắm đồ gỗ với khoảng 6 triệu đồng/hộ/năm. Nhu cầu đồ gỗ cho các khách sạn, văn phòng cho thuê và các khu đô thị mới cũng có xu hướng tăng nhanh…Tuy nhiên, với thị trường nội địa đầy tiềm năng này, các sản phẩm gỗ tại nội địa chưa đáp ứng nhu cầu nên lượng nhập khẩu còn rất lớn.

dang-sau-giac-mo-dep-cua-nganh-go-viet-1

Những khó khăn khi trở về thị trường nội địa hiện nay không hề nhỏ. Ba khó khăn dễ thấy nhất, đó là: Nhà nước gần như chưa có chính sách phát triển ngành chế biến gỗ phục vụ nội địa. Hơn chục năm nay, Nhà nước chỉ chú trọng và tạo điều kiện cho việc xuất khẩu sản phẩm gỗ, như được miễn thuế… trong khi DN chế biến tiêu thụ nội địa phải đóng thuế giá trị gia tăng (VAT) 10%…

Cùng với  đó, một loạt doanh nghiệp đang muốn chiếm lĩnh thị trường trong nước nhưng rất khó khăn khi tìm nhà phân phối. Trong khi đó, chúng ta lại dễ dàng tìm các nhà phân phối xuất khẩu với các đơn hàng lớn hơn. Tuy nhiên, rất cần phải học hỏi cách làm của nước ngoài để có những sản phẩm chất lượng, giá thành thấp ngay tại nội địa.

lap-ke-hoach-bao-ve-moi-truong-xuong-che-bien-go

Khó khăn lớn nhất hiện nay cho ngành gỗ chúng ta khá phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu gỗ để gia công. Chúng ta cũng đang dạng hoá nguồn nguyên liệu thông qua việc nhập khẩu gỗ từ Bắc Mỹ, Châu Âu với nhiều loại gỗ như sồi, tần bì, anh đào… Đây là nguồn gỗ vô cùng dồi dào, chất lượng đảm bảo, giá vừa phải. Ngoài ra, ở những nước này họ quản lý rừng rất tốt nên không sợ tiêu thụ và khai thác gỗ bất hợp pháp và không sợ rào cản về nguồn gốc gỗ các nước châu Âu và Mỹ.

DN muốn tiêu thụ hàng nội địa, không chỉ chế biến, mà còn phải tự vận chuyển, tìm nơi tiêu thụ. Hầu như phải tự làm tất cả và không ai ký hợp đồng dài hạn, trong khi với việc xuất khẩu, DN luôn có hợp đồng ổn định với số lượng khá lớn, việc phân phối có nhà nhập khẩu lo. Vì vậy, để mở rộng thị trường nội địa, trước hết Nhà nước phải có chính sách phù hợp, giúp DN yên tâm tìm về thị trường nội địa.