Kỹ thuật xử lý gỗ tươi bằng phương pháp sấy

Gỗ ở trạng thái tự nhiên, luôn luôn chứa một lượng nước lớn nên cần kĩ thuật xử lý gỗ tươi bằng phương pháp sấy . Khi không có một lượng nước nào hoặc một lượng nước nhỏ đựơc thoát ra, gỗ được gọi là “gỗ tươi” hoặc “gỗ chưa sấy”. Lượng nước tồn tại trong gỗ ảnh hưởng đến tính chất của gỗ. Vì vậy sấy gỗ là bước đầu tiên và quan trọng nhất trước khi gỗ được đem chế biến (gia công).

Sấy sẽ làm cho gỗ có kích thước ổn định, không bị sâu mọt, dễ dàng bảo quản, quá trình hoàn thiện và gia công sản phẩm cũng vì thế mà sẽ đạt chất lượng cao hơn. Đặc biệt, việc sấy gỗ sẽ làm nhằm giảm trọng lượng của nó theo đó làm giảm chi phí vận chuyển.

Sau khi được xử lý qua lò tẩm, công nhân sẽ tiếp tục phân loại gỗ lần nữa và sau đó chuyển qua công đoạn sấy bằng cách sử dụng nhiệt của hơi nước từ 10 – 20 ngày, tùy theo quy cách gỗ. Nhiệt độ trong từng lò sấy sẽ được công nhân kỹ thuật kiểm tra thường xuyên & điều chỉnh cho phù hợp tùy theo quy cách gỗ nhằm duy trì chất lượng gỗ sấy ổn định, tránh trường hợp nứt trong ruột. Độ ẩm sau khi đã xử lý tẩm sấy chân không đạt từ 8 – 12%.

Sấy gỗ là bước đầu tiên và quan trọng nhất trước khi gỗ xẻ được gia công.
Với gỗ sấy đạt tiêu chuẩn thì các sản phẩm cửa gỗ hay đồ nội thất làm ra từ gỗ sẽ đạt được chất lượng tốt

 

 

14171605512614_new-picture-3

 

.
Tại sao cần sấy gỗ ?
Sấy sẽ làm cho gỗ có kích thước ổn định. Gỗ không được sấy một các đầy đủ thì sẽ không duy trì được kích thước chuẩn của nó, gây ảnh hưởng đến vấn đề gia công.
Gỗ sấy sẽ không bị sâu mục một cách dễ dàng, bên cạnh đó tạo thuận tiện hơn trong việc đánh nhẵn và hoàn thiện sản phẩm cửa gỗ hay đồ nội thất hiệu quả hơn.
Một lý do khác của việc sấy gỗ là nhằm giảm trọng lượng của nó và giảm chi phí vận chuyển.
Các phương pháp sấy gỗ
Hình thức sấy gỗ tự nhiên.
Dùng nguồn năng lượng nhiệt mặt trời làm bay hơi nước trong gỗ, có thể sấy đến độ ẩm 15%-20% tùy vào điều kiện thời tiết.
Phương pháp sấy gỗ bằng hình thức hong phơi yêu cầu đầu tư ít, không mất chi phí cho năng lượng. Tuy nhiên, hong phơi có những nhược điểm sau:
+ Thời gian sấy dài. (vài tháng)
+ Khô từ bên ngoài vào trong.
+ Cần diện tích rộng để hong phơi.

Nung trong lò
Có hai phương thức chủ yếu
Sấy gỗ dùng nhiệt: Không khí trong lò sấy được làm nóng trực tiếp bằng việc đốt than, củi. Đối với phương pháp này, thời gian sấy mất từ 3 – 4 tuần, nhưng vẫn dễ gây ra hiện tượng cong, vênh.
Sấy gỗ bằng hơi nước và áp suất: nguồn nhiệt được cung cấp bằng việc dùng áp suất đẩy hơi nước vào trong gỗ, qua lại nhiều lần, khiến gỗ được sấy khô từ bên trong lõi đi dần ra phía ngoài. Đây là phương pháp phổ biến tốt nhất hiện nay.
Ưu điểm:
+ Qúa trình sấy được kiểm soát, hạn chế được các khuyết tật, như cong, vênh,…
+ Độ ổn định của gỗ cao.
+ Đạt được độ ẩm thấp hơn so với hong phơi.
+ Lò sấy được sử dụng cho nhiều loại gỗ khác nhau.
+ Các mối mọt, sâu bị tiêu diệt trong quá trình sấy.
+ Thời gian nhanh hơn.
Nhược điểm:
Đòi hỏi chi phí đầu tư lớn hơn so với hong phơi.

Ích lợi của gỗ sấy đối với cửa gỗ hay các sản phẩm nội thất gỗ khác
+ Khả năng sử dụng tốt hơn.
+ Giảm mức độ hư hại từ côn trùng.
+ Các nhiệt tốt hơn.
+ Giữ bề mặt gỗ bền lâu hơn.

Cấp phép nhập khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ có nguồn gốc từ Campuchia

Ngày 8/2/2013, Bộ Công thương có văn bản số 1328/BCT-XNK trả lời Tổng cục Hải quan về việc xuất khẩu gỗ trắc có nguồn gốc nhập khẩu từ Lào.

Theo đó, tại điều 2 Hiệp định thương mại giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 1998 quy định hai bên khuyến khích mua bán các loại hàng hóa, trừ các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu của mỗi nước và tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất nhập khẩu. Theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP, gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên trong nước thuộc danh mục mặt hàng cấm xuất khẩu.

Khi nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp làm thủ tục tại cơ quan hải quan, không phải xin giấy phép của Bộ Công thương đối với gỗ nhập khẩu, tạm nhập tái xuất từ các nước vào Việt Nam (trừ Campuchia) và gỗ xuất khẩu có nguồn gốc từ nhập khẩu không thuộc danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu.

nhap-khau-go

Trường hợp gỗ từ các nước xuất khẩu sang Việt Nam, doanh nghiệp của nước xuất khẩu phải tuân thủ pháp luật của nước sở tại và thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam do doanh nghiệp nước xuất khẩu chịu trách nhiệm. Doanh nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất của Việt Nam

Thủ tục nhập khẩu gỗ từ Campuchia, Cục Giám sát quản lý về Hải quan – Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1. Về giấy phép CITES xuất khẩu của Campuchia:

Căn cứ văn bản số 164/CTVN-THGP ngày 06/8/2014 của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam thì mặt hàng gỗ tròn, gỗ xẻ và gỗ dán phải xin giấy phép CITES khi xuất khẩu, nhập khẩu.

Khái niệm gỗ tròn, gỗ xẻ đã được quy định cụ thể tại Điều 3 Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNTngày 28/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, riêng khái niệm gỗ tròn đối với các loại gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm sẽ không phân biệt kích thước.

Đề nghị doanh nghiệp căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT dẫn trên, đối chiếu với thực tế hàng hóa để biết hàng hóa dự kiến nhập khẩu có cần giấy phép CITES không.

Viet nam campuchia

2. Về việc xác định khối lượng gỗ:

Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản thì việc xác định số lượng, khối lượng gỗ thực hiện như sau: Đối với gỗ gốc, rễ, gỗ có hình thù phức tạp, gỗ dạng cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ bao gồm cả rễ, thân, cành, lá, nếu không thể đo được đường kính, chiều dài để xác định khối lượng, thì cân trọng lượng theo đơn vị là ki-lô-gam (kg) và quy đổi cứ 1000kg bằng 1m3 gỗ tròn hoặc đo, tính theo đơn vị ster và quy đổi cứ 1 ster bằng 0.7m3 gỗ tròn.

Mã số
B-BCT-173208-TT
Văn bản ban hành: 10/2011/TT-BCT
Mô tả Thủ tục hành chính về việc cấp phép nhập khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ có nguồn gốc từ Campuchia
Cơ quan tiếp nhận
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công Thương b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Vụ Xuất nhập khẩu
Trình tự thực hiện – Thương nhân nộp hồ sơ trực triếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ Công Thương – 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội;

– Bộ Công Thương kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Bộ thông báo bằng điện thoại hoặc văn bản cho thương nhân để hoàn chỉnh hồ sơ.

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Công Thương tiến hành thẩm tra nội dung hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, Bộ Công Thương ban hành văn bản cấp phép cho thương nhân được nhập khẩu.

– Thương nhân nhận văn bản cấp phép qua đường bưu điện.

Thành phần hồ sơ – Công văn đề nghị cấp phép nhập khẩu hoặc tạm nhập tái xuất gỗ của thương nhân: 01 (một) bản chính (theo mẫu quy định tại Phụ lục III hoặc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 10/2011/TT-BCT ) .

– Giấy phép xuất khẩu gỗ nguyên liệu do Bộ Thương mại Campuchia cấp (giấy phép này do Bộ Thương mại Campuchia gửi đến Bộ Công Thương Việt Nam qua Đại sứ quán hoặc Cơ quan Thương vụ của Việt Nam tại Campuchia hoặc của Campuchia tại Việt Nam);

– Hợp đồng nhập khẩu hoặc hợp đồng tạm nhập tái xuất gỗ ký với thương nhân Campuchia hoặc thương nhân nước ngoài: 01 (một) bản chính.

 

Căn cứ pháp lý Luật số 36/2005/QH11 của Quốc hội

Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ

Thông tư số 04/2006/TT-BTM

Thông tư số 10/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương

Nộp hồ sơ – Qua đường bưu điện.
Lệ phí Không
Thời hạn giải quyết 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Phương pháp xẻ gỗ tròn đạt tỷ lệ cao

Phương pháp  xẻ gỗ tròn đạt tỷ lệ cao, căn cứ vào chủng loại và kích thước của gỗ xẻ để quyết định vị trí của mạch xẻ và trình tự tiến hành xẻ, phương pháp xẻ gỗ như vậy được gọi là phương pháp xẻ gỗ tròn.

Chủng loại của phương pháp xẻ gỗ tròn có rất nhiều, do máy cưa, dao cắt sử dụng khác nhau[, hay độ lớn nhỏ, chất lượng của gỗ tròn cũng như yêu cầu về chủng loại gỗ xẻ được tạo ra cũng khác nhau, nên phương pháp xẻ cũng sẽ khác nhau.

1. Phân loại theo thiết bị cưa và số lưỡi cẳt sử dụng :
– Phương pháp xẻ đơn :
Là phương pháp xẻ sử dụng một máy cưa, một lưỡi cưa vòng hoặc một lưỡi cưa đĩa, mỗi lần gia công chỉ có một mạch xẻ, gỗ xẻ được tạo ra từng tấm từng tấm một. Phương pháp này thích hợp cho xẻ gỗ có sử dụng cưa vòng hoặc cưa đĩa một lưỡi.(1)    Ưu điểm :
* Gỗ tròn có thể xoay lật để xẻ, có thể quan sát được gỗ xẻ, có thể tập trung để loại bỏ khuyết tật của gỗ, từ đó nâng cao được chất lượng của gỗ xẻ.

* Thích hợp gia công đối với những loại gỗ tròn có nhiều khuyết tật, gỗ tròn có đường kính lớn, những loại gỗ quý hiếm và những loại gỗ xẻ có tính năng sử dụng đặc thù.

* Có khả năng xẻ ra được các loại gỗ xẻ có quy cách khác nhau.

(2) Nhược điểm : 

* Kích thước và chất lượng của gỗ xẻ kém, đòi hòi người công nhân phài có trình độ kỹ thuật cao, năng suất sản xuất thấp hơn so với sử dụng máy xẻ liên hợp hoặc máy xẻ nhóm.
2. Phươmg pháp theo nhóm :
Là phương pháp xẻ có sử dụng một hoặc nhiều máy cưa, sử dụng 2 hoặc nhiều hơn 2 lưỡi cưa vòng hoặc lưỡi cưa đĩa đồng thời xẻ gỗ, mỗi lần gia công sẽ cho ra vài tấm ván xẻ. Loại phương pháp này thích hợp sử dụng với loại cưa sọc đứng, máy cưa gồm nhiều cưa vòng ghép với nhau, cưa đĩa nhiều lưỡi hay loại máy liên hợp tạo dăm – xẻ gỗ.(1) Ưu điểm:
* Quy cách của gỗ xẻ tốt, sai số về kích thước nhỏ.

* Kích thước gỗ xẻ của mỗi lần gia công không nhiều, do đó làm đơn giản hoá cho công tác phân loại gỗ xẻ.

* Phương pháp này có nguyên liệu được nạp vào liên tục, do đó mà năng suất cao hơn so với phương pháp xẻ đơn.

(2) Nhược điểm :
* Gỗ tròn trong quá trình xẻ không thể xoay lật, không thể quan sát được quá trình gỗ được xẻ ra, do vậy mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng của gỗ xẻ nếu gỗ tròn có mang theo khuvết tật.

* Yêu cầu đối với chất lượng của gỗ tròn cao, thích hợp để gia công đối với những loại gỗ tròn có đường kính nhỏ, trung bình và ít khuyết tật.

(3) Tỷ lệ thành khí thường thấp hơn một chút so với phương pháp xẻ đơn.
3. Phân loại theo thứ tự xẻ và chủng loại của gỗ xẻ ra :

(1) Phương pháp xẻ 4 mặt : 

Phương pháp xẻ 4 mặt là một trong những phương pháp xẻ có xoay lật. thứ tự xẻ của nó như trong hình 2-17.

Thứ tự mạch cưa và góc xoay lật là:

Chủng loại gỗ xẻ được tạo ra có:”ván xẻ đã rọc cạnh, gỗ hộp đã rọc cạnh,…
Ưu điểm của phương pháp xẻ 4 mặt là :
* Lượng ván xẻ đã rọc cạnh được tạo ra nhiều, nó sẽ làm giảm bớt khối lượng công việc của khâu rọc cạnh phía sau.* Có thể lợi dụng triệt để được phần cạnh của gỗ tròn để sản xuất ra các loại ván có chiều dài, chiều rộng và chất lượng tốt khác.

* Có thể làm giảm tỷ lệ ván bìa dạng tam giác tạo ra, có lợi cho việc nâng cao tỷ lệ thành khí.

Nhược điểm của phương pháp này là :

* Gỗ tròn bị xoay lật nhiều lần, gây ảnh hưởng đến hiệu suất sản xuất của cưa. Phương pháp xẻ 4 mặt cũng được gọi là phương pháp xẻ gỗ hộp chưa rọc cạnh, tức là sử dụng cưa vòng lớn để tiến hành xẻ hai cạnh bên của gỗ tròn, tạo thành hộp gỗ có hai cạnh chưa được gia công, sau đó phần gỗ hộp này được đưa tới máy cưa vòng cỡ nhỏ để tiếp tục xẻ thành ván hoặc thành gỗ hộp hoàn chỉnh, hoặc đối với gỗ tròn có đường kính tương đối lớn, thì phần gỗ hộp chưa được rọc cạnh đó lại do chính cưa vòng lớn đó xẻ dọc ra vài đường rồi sau đó mới đưa chúng tới cưa vòng nhỏ để tiếp tục gia công xẻ thành ván.

(2) Phương pháp xẻ 3 mặt : 

Phương pháp xẻ 3 mặt cũng là một trong những phương pháp xẻ có xoay lật gỗ, thứ tự xẻ của phương pháp này là đầu tiên sẽ được gia công ở một cạnh bên của khúc gỗ tròn, để tạo ra một tấm ván bìa, sau đó lật gỗ đi một góc 90°, để gia công
tiếp mặt cạnh kề bên cạnh vừa gia công, rồi tiếp tục được căn cứ theo các bề mặt xẻ đó để tiến hành xẻ gỗ thành ván. Khi đã xẻ đến một mức độ nhất định nào đó thì lại lật tiếp khúc gỗ đi một góc 180° hướng vào phía trong, rồi lại loại bỏ tiếp phần ván bìa, sau đó mới tiếp tục xẻ tiếp phần gỗ còn lại. Thứ tự xẻ của phương pháp xẻ 3 mặt được trình bày trong hình vẽ 2-18.
Gỗ tròn được xẻ bằng phương pháp xẻ 3 mặt, thì tổng cộng gỗ sẽ phải lật chuyển 2 lần trên xe nạp liệu, khi đó thứ tự của mạch xẻ và góc xoay lật sẽ là:

 Với những loại ván xẻ hoặc gỗ hộp tạo ra còn có một mặt chưa được rọc canh, thì khi cần thiết nó lại được qua tiếp một máy cưa khác. ưu điểm của phương pháp xẻ 3 mặt là:

* Số lần phải lật gỗ ít hơn phương pháp xẻ 4 mặt, do đó sẽ nâng cao được năng suất cho cưa vòng lớn.

* Do bộ phận ván cạnh lớn, nên khi sản xuất các sản phẩm ván xẻ có kích thước nhỏ thì có thể lợi dụng được phần ván cạnh đó để tạo thành các sản phẩm chính, từ đó làm tăng tỷ lệ thành khí của gỗ xẻ.

* Khi xẻ bằng cưa vòng nhỏ sẽ có lợi cho việc quan sát được gỗ xẻ ra, từ đó loại bỏ được khuyết tật của gỗ, nâng cao chất lượng của gỗ xẻ.

Nhược điểm của nó là nếu so với phương pháp xẻ 4 mặt thì : phần bìa dạng tam giác tạo ra tương đối nhiều, do vậy mà có thể làm giảm tỷ lệ thành khí khi xẻ.

Phương pháp xẻ 3 mặt thường tích hợp để xẻ những loại gỗ hộp (ví dụ như xẻ tạo ra nguyên liệu làm khung cửa), nó cũng thích hợp để xẻ các loại ván xẻ chưa rọc rìa để cung cấp ngay cho xưởng xẻ đó. Khi xẻ những loại gỗ tròn có đường kính khoảng 50cm, sử dụng phương pháp xẻ 3 mặt sẽ dễ dàng cho việc xoay lật gỗ và lợi dụng được phần ván bìa để tạo ra các sản phẩm chính có kích thước nhỏ. Phương pháp xẻ 3 mặt có lợi cho việc quan sát được ván xẻ trong quá trình xẻ, do đó dễ dàng loại bỏ được khuyết tật nếu có. Nếu muốn tạo ra những loại ván xẻ đã được rọc cạnh hoàn chỉnh thì nên lựa chọn phương pháp xẻ 4 mặt, nếu như mong muốn tạo ra ván xẻ rộng từ những cây gỗ tròn có đường kính nhò, thì nên sử dụng phương pháp xẻ 3 mặt.

(3) Phương pháp xẻ 2 mặt :

Nó cũng được gọi là phương pháp xẻ ván chưa rọc cạnh. Thứ tự xẻ của phương pháp này là, đầu tiên gỗ tròn sẽ được cưa vòng xẻ ra một tấm ván bìa, hoặc là một tấm ván xẻ chưa rọc cạnh, sau đó cây gỗ được xoay lật một góc 180° để làm cho nó được đứng vững, rồi cưa lại xẻ tiếp một tấm ván cạnh, rồi cứ theo đó mà xẻ tiếp, Nếu như trong quá trình gia công lựa chọn cưa sọc làm máy cưa chính thì gỗ tròn không cần phải xoay lật, mỗi lần gỗ đi qua cưa xọc lại tạo ra được một tấm ván chưa rọc rìa. Thứ tự của mạch cưa của phương pháp xẻ 2 mặt được trình bày trong hình vẽ 2-19.

Phương pháp xẻ 2 mặt có ưu điểm là :
* Phương pháp xẻ này chuyên dùng để cung cấp nguyên liệu gỗ xẻ cho sản xuất các loại thùng, hộp gỗ, công nghệ được đơn giản hoá, không cần thiết phải phối hợp với nhiều máy cưa vòng nhỏ, thậm chí chỉ cần sử dụng 2 máy cưa vòng lớn phối hợp với 1 máy cưa vòng nhỏ là có thể tổ thành được một dây chuyền sản xuất, như vậy nó sẽ giảm được rất nhiều về chiều dài nhà xưởng, tránh được hiện tượng các lao động chồng chéo lên nhau, từ đó nâng cao được năng suất lao động.

* Có thể sử dụng máy cưa vòng lớn để xẻ ra các tấm ván xẻ chưa rọc cạnh có cùng chiều dày với nhau, làm đơn giản hoá về mặt công nghệ, nâng cao được mức độ cơ giới hoá và tự động hoá cho máy cưa vòng lớn.

Nhược điểm của nó là gỗ tròn trong quá trình gia công không thể tiến hành loại bỏ những khuyết tật được, nó sẽ làm ảnh hưởng chất lượng của sản phẩm.

4. Phương pháp xẻ đối với các loại gỗ xẻ chuyên dụng :
Gỗ xẻ chuyên dụng là chỉ những loại gỗ xẻ chuyên dùng trong các ngành như: hàng không, sản xuất tàu thuyền, thùng xe, dụng cụ âm nhạc,… mà chúng có chất lượng khá cao và được gia công tương đối kỹ. Loại gỗ này do chúng có những quy định nhất định về vị trí phân bố của đường vòng năm hay mức độ hoa văn ờ trên mặt ván, mà từ đó lựa chọn các phương pháp xẻ cũng khác nhau.Phương pháp xẻ đối với các loại gỗ xẻ chuyên dụng, có thể căn cứ vào vị trí phân bổ của đường vòng năm ở trên bề mặt của ván xẻ mà được phân thành phương pháp xẻ gỗ xuyên tâm, phương pháp xẻ gỗ tiếp tuyến và phương pháp xẻ gỗ dán.

(1) Phương pháp xẻ ván xuyên tâm :

Đường tiếp tuyến của vòng năm trên mặt đầu của tấm ván xẻ làm với bề mặt theo chiều rộng của ván một góc lớn hơn 45° thì được gọi là ván xẻ xuyên tâm, như hình vẽ 2-20(a).

Ván xẻ xuyên tâm là thông qua phần tâm khúc gỗ, theo hướng đường kính hoặc bán kính của mặt đầu khúc gỗ để tiến hành xè thành ván. Như hình vẽ 2-21.

Ván xẻ xuyên tâm do mức độ ro rút theo chiều rộng của ván là tương đối nhỏ, đường thớ gỗ hoàn chỉnh, đồng thời có giá trị lợi dụng tương đối cao. Gỗ để sản xuất toa xe, gỗ sản xuất dụng cụ âm nhạc hay những loại dụng cụ quý hiếm khác, phần lớn là sử dụng loại ván xẻ xuyên tâm, cũng có một số kiến trúc về gỗ quan trọng thì cũng cần phải sử dụng ván xẻ xuyên tâm.

Phương pháp xẻ hinh quạt, đầu tiên là dựa theo hướng đường kính của mặt đầu khúc gỗ để xẻ khúc gỗ thành hai phần, sau đó lại dựa theo đường kính hoặc bán kính của mặt đầu khúc gỗ để tiến hành xẻ tiếp thành ván.

(2) Phương pháp xẻ ván tiếp tuyến :

Ván xẻ có góc giữa tiếp tuyến với đường vòng năm trên mặt đầu tấm ván làm với bề mặt theo chiều rộng của ván một góc từ 0-45°, được gọi là ván xẻ tiếp tuyến. Đường vòng năm của nó trên bề mặt vántạo thành hình hoa văn. Như hình vẽ 2-20(b).

Ván xẻ tiếp tuyến là dựa theo đường tiếp tuyến với vòng năm để tiến hành xẻ ván, tức là loại ván tạo ra có đường tiếp tuyến với vòng năm hợp với bề mặt của ván một góc phải nhỏ hơn 45°. Như hình vẽ 2-22.

Trên bề mặt của ván xẻ tiếp tuyến có đường hoa văn rất đẹp, mặt ván không dễ bị nước thẩm thấu, đối với gỗ lá rộng dùng làm tàu thuyền, thùng gỗ, hay đồ nội thất thì phần lớn là sử dụng loại ván xẻ tiếp tuyến.

Các phương pháp xẻ trình bày ở trên, thường được sử dụng là phương pháp xẻ 4 mặt và phương pháp xẻ 3 mặt. Đối với xẻ những loại ván xẻ thông thường, gỗ hộp lớn, hoặc tà vẹt thì phần nhiều lại sử dụng phương pháp xẻ 4 mặt; còn khi xẻ các loại gỗ hộp nhỏ và trung bình, hay khi xẻ gỗ tròn có đường kính lớn hơn 50cm, thì sử dụng phương pháp xẻ 3 mặt; Khi sử dụng để xẻ ván xẻ cung cấp ngay cho xí nghiệp đó để sản xuất đồ mộc thường sử dụng phương pháp xẻ 2 mặt.    ,    .

Thông thường, các xưởng xẻ khi xẻ ra các loại ván xuyên tâm hay ván tiếp tuyến đều là sản xuất ra những loại gỗ xẻ thông dụng, chỉ căn cứ theo hướng kính hoặc đường hoa văn để tiến hành xẻ. Chỉ có những xưởng xẻ chuyên dụng nhụ: xưởng sản xuất thuyền, xưởng sản xuất dụng cụ âm nhạc, xưởng sản xuất dụng cụ thể thao thì mới chuyên về sản xuất các loại ván xẻ chuyên dụng.

(3) Phương pháp xẻ gỗ dán :

Để mở rộng cũng như nâng cao sự lợi dụng đối với gỗ tròn có đường kính nhỏ, hiện nay tại Trung Quốc đang tiến hành sử dụng những loại gỗ có đường kính nhỏ để sản xuất gỗ dán.
Gỗ dán là được thông qua một phương pháp xẻ đặc thù, làm cho câỵ gỗ đường kính nhỏ xẻ thành những tấm ván có chiều dài và chiều rộng tương đối nhỏ, dày trong khoảng 10-30mm, sau đó các tấm ván này được sử dụng keo dán để dán ghép loại với nhau theo hướng cạnh hoặc hướng đầu tạo thành gỗ dán.Đối với những loại gỗ tròn có đường kính nhỏ, khi sử dụng phương pháp xẻ phổ thông để xẻ thành ván thì tỷ lệ thành khí chỉ đạt khoảng 30-50%, còn nếu sử dụng phương pháp xẻ gỗ dán thì tỷ lệ thành khí có thể đạt tới 55-60%, đồng thời cũng nâng cao được giá trị sử dụng của gỗ.

* Phương pháp xẻ hình múi quýt : 

Phương pháp này là đầu tiên đem gỗ tròn đường kính nhỏ cắt thành khúc gỗ có độ dài theo tiêu chuẩn, sau đó xẻ khúc gỗ thành 4 phần, rồi tiếp tục xẻ chúng theo dạng múi quýt, sau đó đem những thanh gỗ hình múi quýt đó dán lại với nhau theo hướng chiều dài để tạo thành một tấm gỗ dán có chiều rộng như ý muốn Như hình 2-23.

Giả sử đem 2 miếng gỗ hình múi quýt đó ghép lại với nhau, rồi lại dụng phương pháp ghép ngón để ghép theo chiều dọc với các tấm khác, thì có thể đạt được tấm ván có chiều dài như yêu cầu. Nếu tiến hành lựa chọn cẩn thận các miếng gỗ hình múi quýt  khi ghép, thì sẽ tạo thành tấm ván mà trên bề mặt không còn lộ ra hình mắt gỗ hoặc các loại khuyết tật khác, cường độ kết cấu cũng được tăng lên. Phương pháp này khắc phục được những điều kiện bất lợi khi gỗ tròn có độ thót ngọn lớn, khi ghép các miếng gỗ hình múi quýt với nhau, có thể đảo đầu cho nhau, như thế sẽ làm mất đi sự ảnh hưởng của độ thót ngọn.

* Phương pháp xẻ gỗ hình thang :

Phương pháp xẻ này là một phương pháp nhằm nâng cao tỷ lệ thành khí khi xẻ gỗ tròn có đường kính nhỏ. Những cây gỗ tròn có đường kính nhỏ (khoảng 10-14cm) đầu tiên được cắt thành những đoạn ngắn, rồi được cưa vòng xẻ dọc theo 3 đường xẻ (hai đường cạnh và một đường giữa phải song song với nhau), để ra những tấm ván mà hai cạnh là hình cánh cung, như hình vẽ 2-24. Các tấm ván này mặt trên và dưới là hai mặt phẳng, riêng hai cạnh hình cánh cung sẽ được gia công tạo thành dạng mặt nghiêng, làm cho đầu của tấm ván có dạng hình thang. Đối với những cây gỗ tròn có đường kính lớn hơn 15cm, thì có thể tiến hành xẻ theo 5 mạch cưa, hai cạnh ngoài cùng cho ra 2 tấm ván mỏng, hai tấm ván mỏng này sẽ được gia công thành ván dạng hình thang nhưng lại có rãnh chốt, rãnh chốt này để tránh khi ghép ván với nhau chúng sẽ bị dịch chuyển về vị trí, như hình vẽ 2-25. Sau khi các tấm ván tạo ra được bôi tráng keo, chúng sẽ được ghép với nhau theo kiểu một tấm là mặt trên thì lại một tấm là mặt dưới, cứ như vậy thay đổi cho nhau để ghép vào với nhau tạo ra một tấm ván có chiều rộng như mong muốn (khi ghép chúng với nhau phải có điều kiện nhiệt độ và áp suất). Nếu như ghép các đầu tấm ván lại với nhau theo phương pháp hình ngón, thì sẽ tạo ra được tấm ván có chiều dài như mong muốn, sau đó căn cứ vào kích thước yêu cầu để tiến hành xẻ chúng thành những tấm ván có kích thước nhất định.

Một hình thức khác của phương pháp xẻ ván hình thang là đem xẻ phần cạnh của ván để tạo thành dạng hình thang. Tức là đầu tiên từ gỗ tròn xẻ ra các tấm ván chưa rọc cạnh, sau đó không tiến hành rọc cạnh cho chúng, hay xẻ chúng thành những miếng gỗ hình hộp có hai đầu bằng nhau, mà là dựa theo độ nghiêng của cạnh ván để tiến hành gia công tạo thành tấm ván dạng hình thang, những tấm ván này có bề mặt là dạng hình thang, và các đầu của tấm ván cũng là dạng hình thang.

Như hình vẽ 2-26, là đem các tấm ván có đầu to và đầu nhỏ, mặt trên và mặt dưới được thay đổi, xoay chuyển tương hỗ với nhau, rồi ghép với nhau tạo thành tấm ván có chiều rộng như ý muốn.

Phương pháp này thích hợp sử dụng đối với gỗ tròn có đường kính nhỏ, đặc biệt là những loại gỗ tròn đường kính nhỏ nhưng lại có độ thót ngọn lớn, nó có thể làm giảm bớt được những tổn thất cho gỗ khi tiến hành rọc cạnh của phương pháp thông thường, nó cũng khắc phục được những điều kiện bất lợi khi gia công đối với những loại gỗ tròn có đường kính nhỏ mà độ thót ngọn lại íớn, tỷ lệ thành khí cũng được nâng cao đáng kể. Nếu lại đem các tấm ván ghép với nhau theo các đầu ván, thì sẽ tạo ra được tấm ván có chiều dài như ý muốn.

Hiện nay, gỗ tròn có đườmg kính lớn ngày càng ít, phương pháp xẻ gỗ dán sẽ phát huy được sự lợi dụng đối với những loại gỗ tròn có đường nhỏ, vì vậy nó cũng cần được từng bước mở rộng nghiên cứu.