Ứng dụng gỗ dái ngựa

Trong lĩnh vực sản xuất và thi công nội thất ứng dụng gỗ dái ngựa rất đa dạng và quan trọng chúng khá  được ưa chuộng vì chúng là dòng gỗ có tỷ trọng cao từ  570- 600kg/m3 sau khi sấy.

gỗ dái ngựa Là dòng gỗ cứng, khi xẻ ra phôi thường trơn nên thợ sản xuất thường thích điều này. Chúng làm tăng công làm nguội, tốn giấy nhám nhưng để loại bỏ xơ gỗ. Tuy vậy, sau khi chà nhám làm nguội xong thì bề mặt khá láng mịn, vân gỗ dái ngựa có màu đỏ hồng cho đến sáng trắng.

Gỗ dái ngựa thường có giá trị kinh tế không cao, cần phải sấy trước khi sản xuất nội thất để tránh cong vênh do hiện tượng rút nước xảy ra. Quá trình sấy sẽ làm cho nhựa gỗ dái ngựa thấm vào thớ gỗ, vì bản thân gỗ trước khi sấy có đỏ  nên nếu nhựa thoát ra, thấm không đều gây ra hiện tượng có miếng màu hồng nhạt

Vì gỗ cứng, nên khó bị mối mọt tấn công nên chúng được dùng trong đóng nội thất. Nếu đóng thì chủ yếu là đóng các đồ nội thất rời & có khả năng di chuyển được như tủ hồ sơ, bàn ghế, giường, giá sách…Theo tìm hiểu, hiện nay có rất nhiều đơn vị sử dụng chất liệu gỗ dái ngựa để đóng cửa gỗ. Chúng có ưu điểm là phù hợp túi tiền vì giá thành khá rẻ.

 

cac-mau-cua-go-dep-va-hien-dai-duoc-ua-chuong-nhat-hien-nay

Ngoài ra, dái ngựa còn được dùng để làm các sản phẩm decor, vách ngăn tạm thời, lam cho trần nhà vì gỗ nhẹ, nằm trên cao nên không sợ mối mọt tấn công hoặc các sản phẩm nội thất cho phép sử dụng trong niên hạn ngắn nhằm giảm chi phí. Trên đây là những thông tin một cách đầy đủ nhất về loại  gỗ dái ngựa. Chúc các bạn lựa cho mình được loại gỗ ưng ý để đóng nội thất gỗ cho ngôi nhà yêu quý của mình.

gỗ dái ngựa có tốt không

Nếu bạn nhờ nhà thiết kế nội thất tư vấn giúp bạn gỗ dái ngựa có tốt không sẽ nhận khá nhiều câu trả lời  bạn nên sử dụng vì chi phí hợp lý mà bạn cũng có thể thấy chất lượng của gỗ dễ dàng hơn nếu cần và bạn cũng có thể đảm bảo rằng bạn sẽ có được màu sắc chính xác sau khi hoàn thành.

Điều này đặc biệt có giá trị khi mua một số phần còn lại cho căn phòng. Đồ nội thất làm từ gỗ dái ngựa có thể sẽ khiến cho căn phòng của bạn bị thay đổi đáng kể vì những thứ được làm từ gỗ dái ngựa là khá dễ dàng để nhận biết.

Gỗ dái ngựa  có cấu trúc “dạng chai” do đó các tế bào gỗ có độ gắn kết chặt chẽ được với nhau do đó không cho nước thấm qua. Với đặc điểm ưu việt này nên gỗ dái ngựa thường được sử dụng để làm nội thất ngoài trời. Ngoài ra gỗ dái ngựa  chống được mục nát và thối rửa rất tốt .

 

timthumb

 

Còn trong lĩnh vực nội thất trong nhà ở thì với xu hướng hiện nay, gỗ dái ngựa đang được sử dụng rộng rãi để đóng các sản phẩm nội thất để trong nhà, sản xuất ra dụng cụ gia đình & trong ngành công nghiệp. Ngoài ra gỗ dái ngựa còn được sử dụng làm dụng cụ cho ngành nông nghiệp. gỗ dái ngựa  thường được các công ty nội thất sử dụng để làm cửa gỗ rất đẹp, chúng có thể dùng làm ván lót sàn, tủ buffer, tủ bếp, gỗ trạm kiến trúc, gỗ trạm ngoại thất, gỗ trang trí, ván lót ngoài trời, tà vẹt đường sắt, cầu gỗ, ván đóng thùng, và hộp đựng nữ trang, tay vịn cầu thang gỗ…

Nguồn gốc xuất xứ gỗ dái ngựa

Cây dái ngựa  phân bố khá nhiều ở nước ta, nguồn gốc xuất xứ gỗ dái ngựa chủ yếu nằm  ở khu vực Đông Nam Á, phân bố rải rác ở rừng nguyên sinh và thứ sinh, ở Việt Nam chủ yếu ở các tỉnh miền núi p Tây Nguyên như Kom Tum, Lâm Đồng …

 

gỗ dái ngựa  là loại gỗ lớn và có giá trị hiệu quả kinh tế được dùng để đóng đồ gỗ nội thất phổ biến như hiện nay. Cây gỗ dái ngựa  sống trong điều kiện tự nhiên có thể đạt tới 25m – 30m về chiều cao thân cây thẳng và tròn, đường kính gỗ đạt 40 – 60cm. Vỏ cây gỗ dái ngựa  nhẵn có màu tro bạc, cành non phủ đầy lông mịn, toàn thân cây có mùi hôi bọ xít

 

anh-7-1

 

gỗ dái ngựa  là cây ưa ánh sáng, sinh trưởng tương đối nhanh không thích nghi được nơi điều kiện rừng có độ tàn che cao nhưng cây gỗ  dái ngựa có thể sống tốt ở nơi tàn che ở mức 0,3 – 05 và nơi những con đường mới mở hoặc đất sau nương rẫy.

Ưu nhược điểm của gỗ dái ngựa

Gỗ dái ngựa được người nghành mộc khá ưu chuộn và nhiều người biết đến nhưng chưa ai nắm cụ thể ưu nhược điểm của gỗ dái ngựa,sau đây chúng tôi sẽ có bài viết phân tích cụ thể hơn về loại gỗ này.

Gỗ dái ngựa đẹp bởi sự mộc mạc và thân thiện vốn có. Màu sắc của gỗ là màu của sự ấm cúng. Những hình thù vân gỗ với những màu sắc khác nhau chính là nét đặc trưng cho vẻ đẹp của gỗ dái ngựa. Ngoài ra, do sự khác biệt về các loại khoáng chất có trong đất mà gỗ sinh trưởng trong mỗi khu vực địa lý khác nhau, thậm chí trong cùng một khu vực vẫn có sự khác biệt về màu sắc và thớ gỗ. Điều này mang đến cho các sản phẩm nội thất gỗ vẻ đẹp rất riêng trên từng thớ gỗ và trên từng sản phẩm.

 

Đặc trưng cho vẻ đẹp của gỗ dái ngựa

 

Ưu điểm của cửa gỗ dái ngựa

– Bền theo thời gian: gỗ dái ngựa thường có độ bền rất cao, còn gia tăng giá trị gỗ theo thời gian sử dụng.
– Đẹp: gỗ dái ngựa mang vẻ đẹp của tự nhiên, những hình vân gỗ là nét đặc trưng của loại gỗ  này , giống như vân tay của con người vậy .
– Bền với nước : Ưu điểm nổi bật của gỗ dái ngựa  là có độ bên cao khi tiếp xúc với nước, tất nhiên phải được tẩm sấy, sơn bả kỹ không hở mộng.
– Chắc chắn : Như đã nói ở trên thì sự chắc chắn của gỗ dái ngựa  rất cao
– Thẩm mỹ, họa tiết : gỗ dái ngựa có nhiều kích thước khác nhau tạo nên sự phong phú, với gỗ dái ngựa  thì người thợ có thể chế tạo ra những họa tiết, kết cấu mang tính mỹ thuật
– Phong cách : Cổ điển, ấm cúng, sang trọng.

 

Gỗ dái ngựa đẹp bởi sự mộc mạc

 

Nhược điểm của gỗ dái ngựa:

– Gỗ dái ngựa ngày càng khan hiếm, hiện nay hầu hết gỗ dái ngựa  được nhập khẩu, vì vậy giá gỗ khá cao, chi phí gia công chế tác gỗ dái ngựa  cao vì phải làm thủ công nhiều, không thể sản xuất hàng loạt như gỗ công nghiệp nên giá thành của sản phẩm gỗ dái ngựa luôn cao hơn khá nhiều so với gỗ khác.
– Cong vênh, co ngót : Khi người thợ thi công nội thất nếu không có tay nghề cao, và không làm trong môi trường sản xuất nội thất chuyên nghiệp thì rất dễ làm ra một sản phẩm không đạt tiêu chuẩn và hiện tượng cong vênh, co ngót sẽ xảy ra nhất là với phần cánh cửa, cánh tủ …hầu hết các lỗi để đồ nội thất có tình trạng cong vênh là do người thợ bố trí kích thước không hợp lý, gép mộng không đúng kỹ thuật, tuy ban đầu có thể không xuất hiện, hiện tượng cong vênh nhưng sau một thời gian sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng các cánh bị vênh hoặc cong và không đóng được cánh tủ

gỗ dái ngựa là gì ?

Người tiêu dùng hàng nội thất sài gỗ tự nhiên thường hỏi gỗ dái ngựa là gì ? nhưng đối với những người trong ngành thì gỗ dái ngựa không còn xa lạ gì. đã có rất nhiều công trình và resort lớn hiện nay dùng loại gỗ này.Nhưng trong năm nay loại gỗ dái ngựa này đặc biệt  được quan tâm và sản xuất rất nhiều kể cả công trình và hàng nội thất .

Gỗ dái ngựa có tên gọi khác là xà cừ Tây Ấn hay nhiều nơi gọi là nhạc ngựa, đôi khi chúng được đọc chệch đi là gỗ rái ngựa. Chúng có danh pháp khoa học là Swietenia mahagoni, thuộc họ Xoan (Meliaceae). gỗ dái ngựa được nhà khoa học Carl von Linné nghiên cứu và công bố lần đầu tiên vào năm 1753. gỗ dái ngựa  là cây thân gỗ với lá bán thường xanh, kích thước trung bình, có thể cao tới 30–35 m. Các lá kép lông chim chẵn, dài 12–25 cm, với 4 tới 8 lá chét, mỗi lá chét dài đến 5–6 cm và rộng khoảng 2–3 cm; không có lá chét ở đầu cùng. Hoa nhỏ, mọc thành chùy hoa ở nách lá. Quả là dạng quả nang hóa gỗ hình trứng ngược, dài 5–10 cm và rộng 3–6 cm, chứa nhiều hạt có cánh.

 

images

 

Gỗ dái ngựa là loài bản địa mọc chủ yếu ở miền nam Florida, Cuba, Jamaica và Hispaniola. Ở Việt Nam, cũng có loài gỗ tương tự dòng gỗ dái ngựa bản địa vì chúng thuộc họ Xoan và phân bố chủ yếu ở Gia Lai, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang, Kiên Giang. gỗ dái ngựa khai thác trong nước thường được dân buôn gỗ gọi là gỗ dái ngựa Việt Nam để phân biệt với dái ngựa nhập khẩu.

Liệu nghành chế biến gỗ có hưởng lợi từ TPP

Đã có thắc mắc ngành chế biến gỗ có hưởng lợi từ TPP.Theo một báo cáo phân tích mới nhất của Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) về những tác động của TPP tới thị trường nông nghiệp, xét về các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào các nước tham gia TPP, thì gỗ – sản phẩm gỗ và thủy sản là hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn và tập trung nhất với tổng kim ngạch đạt 7,3 tỉ đô la Mỹ, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu từng mặt hàng.

Cụ thể, tỷ trọng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang TPP chiếm 57,9% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu tôm và cá tra sang TPP lần lượt chiếm 55,7% và 35,6% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm và cá tra Việt Nam. Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực kế tiếp là các loại cây công nghiệp (cà phê, điều, tiêu, cao su), trong khi gạo và rau quả là các sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu tương đối khiêm tốn.

Hoa Kỳ và Nhật Bản là các đối tác thương mại lớn nhất, tập trung vào các mặt hàng gỗ, sản phẩm gỗ, thủy sản và cây công nghiệp. Đáng chú ý là Malaysia cũng là một bạn hàng lớn của Việt Nam trong hai sản phẩm gạo và cao su.

 

images

Theo IPSARD, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang TPP mới chỉ tập trung vào một số mặt hàng chính và một số ít bạn hàng lớn. Do đó, việc tham gia TPP là một cơ hội tốt để giúp Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang các thị trường như Mexico, Australia và Canada cũng như đa dạng hóa các mặt hàng nông sản xuất khẩu.

Nhiều chuyên gia nhận định, ngành gỗ và các sản phẩm từ gỗ sẽ được hưởng lợi từ TPP. Ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores), cho rằng khi tham gia TPP, riêng ngành gỗ sẽ được hưởng lợi lớn.

Thứ nhất là về xuất xứ ngành gỗ. Trước khi tham gia TPP, Việt Nam có thể mua nguyên liệu gỗ của nhiều nước khác nhau để sản xuất và xuất đi nước thứ 3. Song theo hiệp định TPP, nếu muốn xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong nội khối được ưu đãi thuế suất thì phải đảm bảo một tỉ lệ nhất định về nguồn gốc nội khối của nguyên liệu gỗ. Do đó, các doanh nghiệp ngành gỗ sẽ chuyển hướng sang nhập khẩu gỗ nguyên liệu trong nội khối TPP với thuế suất bằng 0% và đảm bảo được tính hợp pháp của nguyên liệu, ví dụ như nguyên liệu gỗ từ Mỹ.

Bên cạnh đó, đây là thị trường rất lớn mạnh, khi tham gia TPP, quan hệ thương mại nội khối sẽ thuận lợi hơn, thu hút vốn đầu tư của các quốc gia trong ngành gỗ sẽ mạnh hơn. Hơn nữa, các doanh nghiệp trong ngành gỗ dễ dàng tiếp cận được công nghệ mới, quản trị mới của các quốc gia tiên tiến, chất lượng hàng hóa theo đó sẽ cao hơn.

Còn nhiều khó khăn

Theo báo cáo của IPSARD, hiện nay, trong các nước TPP, Việt Nam xuất khẩu đồ gỗ chủ yếu sang Hoa Kỳ và Nhật Bản với hai loại sản phẩm chính là đồ gỗ nội thất và đồ gỗ ngoại thất. Mức thuế suất của hai nhóm sản phẩm này tại các thị trường lớn đều đã bằng 0%. Vì vậy, tác động từ việc giảm thuế suất nhập khẩu theo cam kết của TPP không có ý nghĩa nhiều với các sản phẩm gỗ này.

Trong khối TPP, Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Hoa Kỳ và Malaysia và một lượng nhỏ từ Australia. Hiện nay, do các mức thuế suất nhập khẩu của Việt Nam đối với các sản phẩm này cũng đã bằng 0%, nên tác động từ cam kết TPP cũng sẽ không làm giảm chi phí gỗ nguyên liệu.

 

Leaders_of_TPP_member_states

Khi vào TPP, các doanh nghiệp Việt Nam để được hưởng các ưu đãi về thuế suất của khối TPP, các sản phẩm của Việt Nam phải đảm bảo hai tiêu chí chính. Thứ nhất, 55% lượng gỗ nguyên liệu phải có xuất xứ từ trong khối TPP. Thứ hai, các sản phẩm gỗ phải đảm bảo tính hợp pháp từ đất đai, khai thác gỗ, vận chuyển, chế biến, xuất khẩu, tài chính, an sinh xã hội (lao động).

Song, hiện nay, Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu chủ yếu từ các thị trường Đông Nam Á (Lào, Myanmar, Malaysia, Cambodia…), Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trong đó, Lào là nước Việt Nam nhập khẩu gỗ nhiều nhất với tỷ trọng 28,9% tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu.

Tỷ trọng nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các quốc gia thuộc khối TPP năm 2013 chiếm 26,9% tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam. Đây là thách thức của Việt Nam khi không đảm bảo được yêu cầu 55% lượng gỗ nguyên liệu có xuất xứ trong khối TPP. Hơn nữa, thực tế gỗ nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á đều rất khó khăn chứng minh gỗ hợp pháp.

Do vậy, theo IPSARD, định hướng trong thời gian tới, Việt Nam cần chuyển dịch, tăng nhập khẩu gỗ từ Úc, New Zealand, hạn chế nhập khẩu từ Lào, Cambodia, Myanmar… để đảm bảo yêu cầu gỗ hợp pháp và nguồn gốc xuất xứ.

Đối với thị trường gỗ nguyên liệu Malaysia, thành viên trong TPP, tiềm năng mở rộng nhập khẩu là không lớn do nguồn nguyên liệu gỗ của nước này ngày càng cạn kiệt, chính phủ Malaysia đã và đang có những biện pháp nhằm hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu để đảm bảo đầu vào cho sản xuất trong nước.

những công trình nội thất đẹp gỗ dái ngựa

Đã có rất nhiều những công trình nội thất đẹp gỗ dái ngựa,đã có những kiến trúc tiêu biểu nổi tiếng trên Thế Giới sử dụng gỗ dái ngựa (mahogany), cũng như những căn hộ cao cấp nào ở Việt nam dùng gỗ dái ngựa làm nội thất, bạn có quan tâm không?

Gỗ dái ngựa (mahogany) được người tiêu dùng Phương Tây rất ưa chuộng bởi độ bên cao, vân gỗ đẹp, chất lượng gỗ tốt thân gỗ dái ngựa có độ cao từ 20 – 26 m và được khai thác khi cây có độ tuổi trên 80 năm).
file.423588

Hiện tại ở Việt nam những năm gần đây cũng rất ưa chuộng gỗ dái ngựa  làm nội thất, đặt biệt là các gia đình trẻ. Các sản phẩm nội thất được làm bằng gỗ dái ngựa luôn tạo cảm giác ngôi nhà hài hòa với ánh sáng tự nhiên, trẻ trung, ấm cúng và hiện đại.

Gỗ dái ngựa được dùng để sản xuất đồ Nội thất, các tòa nhà khung gỗ, ván sàn,ngoài ra gỗ dái ngựa được dùng làm cửa, cầu thang…

noi-that-do-go-phong-ngu

Ở Việt nam nhiều căn hộ cao cấp như: Indochina Part Tower, The Vista, River Garden… đã dùng gỗ dái ngựa đễ trang trí nội thất và lót ván sàn

tình trạng cong vênh ở gỗ

Gỗ bị công vênh là trường hợp khá phổ biến trong cuộc sống ngày nay. tình trạng cong vênh ở gỗ với mỗi loại gỗ sẽ có kiểu công hay vênh khác nhau. Hãy chúng tôi  tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây:

 

 

Gỗ công vênh có 4 loại: cong theo bề ngang, cong theo bề dọc, cong cạnh và xoắn.

1. Cong theo chiều ngang

Hay còn gọi là cong ngang. Đây là kiểu cong theo chiều ngang của ván, với kiểu này ta thường gặp đối với ván xẻ tiếp tuyến, đặc biệt là các loại ván được xẻ từ các loại gỗ có đường kính nhỏ. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng cong ngang là do sự co rút giữa mặt trên và mặt dưới của ván không đồng đều dẫn tới tình trạng ván bị cong về một mặt.

2. Cong cạnh

Hiện tượng này xảy ra khi ván phải chịu ứng lục theo chiều dọc lớn tạo thành.

3. Công theo chiều dọc

Hay có thể gọi là công thuận. Đây là trường hợp khá phổ biến đối với thớ gỗ bị xoắn. Đây là hiện tượng phát sinh dọc theo thớ gỗ. Có hai nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do thớ gỗ bị xoắn tự nhiên hoặc do trong quá trình sấy gỗ phải chịu áp lực cục bộ vào một phần nào đó của ván tạo thành.

4. Xoắn

Đây là hiện tượng có thể xem là cố hữu bởi đặc tính tự nhiên của một số loại gỗ. Để tránh tình trạng này trong quá trình sấy, đối với loại gỗ này cần được xếp đống một cách hợp lý, hoặc là khi bắt đầu quá trình sấy tiến hành xử lý ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao , hoặc cũng có thể sử dụng những vật nặng đè lên đống gỗ sấy , sẽ giảm bớt mức độ cong vênh của chúng.

Quy trình gỗ dái ngựa (mahogany) xẻ sấy

Trong chế biến gỗ  thì quy trình gỗ dái ngựa  xẻ sấy luôn là điều quan trọng quyết định tới giá thành và chất lượng sản phẩm. Để cho ra những sản phẩm tốt công ty việt khôi nguyên đã nghiên cứu và đưa ra quy trình chuẩn nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm từ gỗ dái ngựa   như sau:

1. Gỗ dái ngựa  sau khi được khai thác về sẽ được phân tách thành thân và gốc, sau đó cưa xẻ theo quy cách thông dụng dựa vào nhu cầu thị trường hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
2. Để có sản phẩm đảm bảo chúng tôi tiến hành xử lý khuyết tật, xử lý mắt xoắn, mắt đen, loại bỏ cây xấu, cây kém chất lượng.

cua go

3. Sau khi cưa xẻ gỗ dái ngựa thì cho công nhân phân loại theo quy cách riêng biệt dày/mỏng và đưa vào ron tẩm trước lúc đưa vào bồn tẩm. Hóa chất dùng cho bồn tẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo không chứa chất độc hại đến môi trường (Có giấy chứng nhận).

 

1291891503_IMG_0531

4. Gỗ dái ngựa trước khi được đưa ra khỏi lò tẩm thì sẽ được tẩm áp lực ở môi trường chân không từ 2-3 tiếng tùy theo quy cách của từng loại gỗ mà thị trường hay khách hàng yêu cầu.

 

kichthuoclosay

5. Sau khi được xử lý qua lò tẩm, công nhân sẽ tiếp tục phân loại gỗ lần nữa và sau đó chuyển qua công đoạn sấy bằng cách sử dụng nhiệt của hơi nước từ 10 – 20 ngày, tùy theo quy cách gỗ. Nhiệt độ trong từng lò sấy sẽ được công nhân kỹ thuật kiểm tra thường xuyên & điều chỉnh cho phù hợp tùy theo quy cách gỗ nhằm duy trì chất lượng gỗ sấy ổn định, tránh trường hợp nứt trong ruột. Độ ẩm sau khi đã xử lý tẩm sấy chân không đạt từ 8 – 12%.

6. Công nhân kiểm tra chất lượng gỗ trước lúc cho ra khỏi lò sấy.

 

kiem tra chat luong go

7. Sau khi xử lý sấy xong, công nhân sẽ tiến hành phân loại quy cách ván gỗ dái ngựa lại 1 lần nữa, để loại bỏ những thanh gỗ cong, vênh trong quá trình sấy (nếu có).

8. Sau khi phân loại xong gỗ dái ngựa sẽ được lưu kho. Đội kiểm kê sẽ kiểm tra, ghi rõ quy cách trên từng kiện hàng, chờ chuyển sang công đoạn tiếp theo.

Làm cách nào phân biệt các loại gỗ trong nội thất

Trên thị trường có rất nhiều loại gỗ, làm cách nào phân biệt các loại gỗ trong nội thất phân thành nhiều loại các nhau.Hôm nay, chúng tôi xin hướng dẫn tới các bạn cách phân biệt các loại gỗ, đặc điểm của chúng.

Đặc điểm của các loại gỗ tự nhiên thường được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ nội thất

 Gỗ Sưa

Gỗ Sưa hay còn gọi là trắc thối, huê mộc vàng, huỳnh (hoàng) đàn.

– Có ba loại gỗ sưa là sưa trắng, sưa đỏ và sưa đen.

+ Sưa trắng có giá trị thấp nhất, sau đó là sưa đỏ

+ Sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm thấy.

– Đặc điểm nhận biết của gỗ sưa:

+ Gỗ Sưa vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng

+ Gỗ Sưa có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp

+ Gỗ Sưa có mùi thơm mát thoảng hương trầm Khi đốt tàn có màu trắng đục

+ Gỗ Sưa có vân gỗ 4 mặt chứ không phải như những loại gỗ khác chỉ có vân gỗ 2 mặt

cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ sưa

 Gỗ Trắc

Có ba loài gỗ trắc là trắc vàng, trắc đỏ, trắc đen. Gía trị lần lượt từ trắc vàng, trắc đỏ, trắc đen.

– Đặc điểm nhận biết của gỗ trắc:

+ Gỗ rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng

+ Gỗ rất bền không bị mối mọt, cong vênh

+ Khi quay giấy ráp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu

Các phân  biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ trắc

Gỗ Hương

– Có màu nâu hồng, vân đẹp, đặc biệt có mùi thơm

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ hương

Gỗ Mun

– Gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn có màu đen tuyền hoặc đen sọc trắng

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ mun

Gỗ Gụ

– Thớ gỗ thẳng, vân đẹp, mịn, màu vàng trắng, để lâu chuyển màu nâu sẫm

– Gỗ quý, bền dễ đánh bóng, không bị mối mọt, ít cong vênh

– Gỗ có mùi chua nhưng không hăng

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ gụ

Gỗ Pơ-Mu

– Gỗ nhẹ, thớ mịn, vân đẹp, màu vàng có mùi thơm

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ pomu

Gỗ Xoan Đào

– Gỗ cứng, chắc, thớ gỗ mịn, vân đẹp, màu hồng đào

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - gỗ xoan đào

Gỗ Sồi đỏ

– Dát gỗ từ màu trắng đến nâu nhạt, tâm gỗ màu nâu đỏ hồng

– Gỗ có ít đốm hình nổi bật vì các tia gỗ nhỏ hơn. Đa số thớ gỗ thẳng

vân gỗ sồi đỏ

Gỗ Sồi trắng

– Dát gỗ màu nhạt, tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu sậm

– Đa số Sồi trắng có vân gỗ thẳng to và dài, mặt gỗ từ trung bình đến thô với các tia gỗ dài hơn Sồi đỏ. Vì vậy, Sồi trắng có nhiều đốm hình hơn

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - sồi trắng

Gỗ Dổi

– Gỗ thường màu xám vàng, thớ mịn, thơm, gỗ mềm

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - gỗ dổi

Gỗ Tần Bì 

– Dát gỗ màu từ nhạt đến gần như trắng

– Tâm gỗ có màu sắc đa dạng, từ nâu xám đến nâu nhạt hoặc vàng nhạt sọc nâu

– Vân gỗ thẳng, to, mặt gỗ thô đều

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ tần bì

 Gỗ Thông 

– Gỗ mềm, nhẹ, màu vàng da cam nhạt, vân thẳng đều

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ thông

Gỗ Mít 

– Gỗ mềm, màu vàng sáng, khi để lâu sẽ chuyển sang nâu sẫm

– Vân gỗ không đẹp lắm

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ mít

Gỗ Căm xe 

– Gỗ màu đỏ thẫm, hơi có vân sẫm nhạt xen kẽ, thớ mịn

– Gỗ nặng, bền, không mối mọt, chịu được mưa nắng, rất cứng

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - vân gỗ căm xe

Gỗ Lim 

– Gỗ lim là loài gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt

– Gỗ có màu hơi nâu đến nâu thẫm; có khả năng chịu lực tốt

– Vân gỗ dạng xoắn khá đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ có màu đen

Cách phân biệt các loai gỗ tự nhiên - gỗ lim

Gỗ Chò Chỉ 

– Thịt vỏ vàng và hơi hồng, có nhựa và có mùi thơm nhẹ.

– Gỗ Chò Chỉ vàng nhạt hay hơi hồng, rất bền, chịu nước, chịu chôn vùi

Cách phân biêt các loại gỗ tự nhiên - Vân gỗ chò chỉ

Gỗ tạp giống gỗ Giổi

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - gỗ tạp giống gỗ dổi

 

Gỗ dái ngựa – mahogany

gỗ dái ngựa tâm đỏ xám, vân đẹp.gỗ dái ngựa thường được ưa chuộn trong nội thất.

gỗ dái ngựa khá đẹp.gỗ dái ngựa giá thành tương đối rẻ

 

go-dai-ngua-la-gi-2

Gỗ tạp giống gỗ Tần Bì

Gỗ tạp giống gỗ tần bì

Gỗ Bạch Tùng

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - gỗ bạch tùng

 

 

Gỗ Hồng Sắc

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - gỗ hồng sắc

 

 

Gỗ Keo

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên - gỗ keo

 

Trên đây là những đặc điểm cũng như hình ảnh của các loại gỗ thông thường sử dụng trong nội thất. Hy vọng những hình ảnh này đã giúp  bạn có thêm kiến thức để biết cách phân biêt các loai gỗ tự nhiên trong sản xuất đồ gỗ  nội thất.