Gỗ tự nhiên là gì – Ưu, nhược điểm của gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên là loại gỗ được khai thác từ rừng trồng hoặc rừng nguyên sinh. Chúng có kết cấu chắc chắn và rất ổn định. Các đồ nội thất nếu được làm từ gỗ tự nhiên thì sẽ rất bền và đẹp. Tuy nhiên giá thành của chúng so với gỗ công nghiệp thì đắt hơn rất nhiều. Do đó không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện để sử dụng chúng.Gỗ  tự nhiên được khai thác trực tiếp trong những khu rừng tự nhiên hay từ các cây trồng lấy gỗ, nhựa, tinh dầu hoặc lấy quả có thân cứng chắc và được đưa vào sản xuất nội thất mà không phải qua giai đoạn chế biến gỗ thành vật liệu khác. Gỗ tự nhiên là vật liệu rất được ưa chuộng và có giá trị cao trong lĩnh vực nội thất.

Nội thất làm từ gỗ tự nhiên luôn có bề mặt đẹp, kết cấu đồng chất, cứng cáp và chế tác được nhiều kiểu dáng. Ngoài ra, chất liệu gỗ thích hợp cho những vùng gần biển, vùng sông nước – hạn chế được sự ăn mòn, không bị ôxi hoá.

 

go-tu-nhien-02

Gỗ tự nhiên đẹp bởi sự mộc mạc và thân thiện vốn có. Màu sắc của gỗ là màu của sự ấm cúng. Những hình thù vân gỗ với những màu sắc khác nhau chính là nét đặc trưng cho vẻ đẹp của gỗ tự nhiên. Ngoài ra, do sự khác biệt về các loại khoáng chất có trong đất mà gỗ sinh trưởng trong mỗi khu vực địa lý khác nhau, thậm chí trong cùng một khu vực vẫn có sự khác biệt về màu sắc và thớ gỗ. Điều này mang đến cho các sản phẩm nội thất gỗ vẻ đẹp rất riêng trên từng thớ gỗ và trên từng sản phẩm.

Ưu điểm của cửa gỗ tự nhiên

– Bền theo thời gian: Gỗ tự nhiên thường có độ bền rất cao, một số loại gỗ thuộc dạng quý hiếm như Pơ mu, Giáng Hương, Đinh Hương, Gụ, Trắc …còn gia tăng giá trị gỗ theo thời gian sử dụng.

– Đẹp: Gỗ tự nhiên mang vẻ đẹp của tự nhiên, những hình vân gỗ là nét đặc trưng của mỗi loại gỗ , không có hai loại gỗ có vân giống nhau, cho nên từ xưa những người am hiểu về gỗ có thể nhìn vân gỗ để nhận diện loại gỗ, giống như vân tay của con người vậy . Tuỳ vào sở thích của mỗi người mà chọn loại vân gỗ, màu sắc sơn phù hợp . Thông thường người ta thường sơn màu cánh gián, màu nâu vàng nhạt đậm tùy sở thích mỗi người, hoặc cũng có thể giữ màu tự nhiên của gỗ…

– Bền với nước : Ưu điểm nổi bật của gỗ là có độ bên cao khi tiếp xúc với nước, tất nhiên phải được tẩm sấy, sơn bả kỹ không hở mộng.

– Chắc chắn : Như đã nói ở trên thì sự chắc chắn của gỗ tự nhiên rất cao cho dù bạn chọn loại gỗ gì đi chăng nữa, so với gỗ công nghiệp thì gỗ tự nhiên chắc chắn hơn.

 

 

go-tu-nhien-03

Nhược điểm của gỗ tự nhiên:

Gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, hiện nay hầu hết gỗ tự nhiên được nhập khẩu, vì vậy giá gỗ khá cao, chi phí gia công chế tác gỗ tự nhiên cao vì phải làm thủ công nhiều, không thể sản xuất hàng loạt như gỗ công nghiệp nên giá thành của sản phẩm gỗ tự nhiên luôn cao hơn khá nhiều so với gỗ công nghiệp.

– Gỗ  sẽ bị Cong vênh, co ngót : Khi người thợ thi công nội thất nếu không có tay nghề cao, và không làm trong môi trường sản xuất nội thất chuyên nghiệp thì rất dễ làm ra một sản phẩm không đạt tiêu chuẩn và hiện tượng cong vênh, co ngót sẽ xảy ra nhất là với phần cánh cửa, cánh tủ

Cách xử lý cong vênh, co ngót đối với gỗ tự nhiên

Để xử  lý cong vênh,co ngót đối với gỗ tự nhiên tại  vùng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng do đặc thù thời tiết, môi trường.Để khắc phục tình trạng này khi sử dụng gỗ ứng dụng trong nội thất các nhà sản xuất gỗ nội thất đều có các phương pháp khắc phục nhằm đảm bảo chất lượng gỗ trong quá trình sử dụng. Để các khắc phục cong vênh đối với các loại tủ gỗ tự nhiên ứng dụng trong nội thất, chúng ta có một số phương pháp.

Như chúng ta đã biết để giảm sự ảnh hưởng xấu của thời tiết, môi trường đến chất liệu gỗ tự nhiên, nhà sản xuất phải xử lý gỗ trước khi cho sản xuất để đảm bảo tuổi thọ và thời gian sử dụng như tẩm, sấy, sơn… Nhưng ngoài tẩm, sấy, sơn còn một phương pháp rất quan trọng nữa là “Phương pháp ghép thanh” gỗ khi đóng đồ nội thất

go-ghep-finger

Bất kỳ một không gian nào đều được tạo nên sự sang trọng, thẩm mỹ tinh tế bằng chất liệu gỗ của các sản phẩm nội thất. Tuy nhiên, để có sản phẩm sử dụng trang trí thì phải trải qua rất nhiều công đoạn chế biến kỹ thuật, và công đoạn phân tích ảnh hưởng sự tương tác môi trường sử dụng vật liệu gỗ.

Qua đây chúng ta có thể thấy được tại sao mọi người hay thắc mắc như Tại sao các nước phương Tây sử dụng gỗ công nghiệp MDF, gỗ ván dăm hoặc giấy dán rất bền trong khi cũng là loại gỗ đó sử dụng ở Việt Nam thì chỉ được một vài tháng là có sự xuống cấp, cong vênh…Như vậy người sử dụng cần phải chú ý khi lựa chọn các loại vật liệu gỗ tự nhiên có độ thích nghi thích hợp với môi trường mà nó phục vụ.

– Ngoài tẩm, sấy, sơn còn một phương pháp rất quan trọng nữa là “Phương pháp ghép thanh” gỗ khi đóng đồ nội thất.
– Tấm gỗ sau khi được tẩm sấy nhằm đảm bảo chất lượng sẽ được xẻ miếng thành những tấm đơn lẻ rồi đưa vào cưa, bào, phay, ép ghép…sau đó được gắn kết với nhau bằng chốt liên kiết và gia cường bằng keo, với hình thức này gỗ sẽ có độ đàn hồi khi chịu tác động của thời tiết, sẽ tránh tuyệt đối sự cong vênh, co ngót của gỗ khi chịu ảnh hưởng thời tiết khắc nghiệt như ở Miền Bắc nước ta.

Ngành chế biến gỗ liệu có hưởng lợi từ TPP?

Xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường TPP (12 nước tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) chiếm hơn 50%.Ngành sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, nhất là sau khi nước ta tham gia ký kết hiệp định thương mại tự do với các nước và tổ chức quốc tế. Trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp gỗ đang nỗ lực, chủ động tìm hướng phát triển ổn định và bền vững hơn.

Cơ hội không dài

Là chủ một doanh nghiệp chế biến gỗ nhiều năm khai thác thị trường Mỹ, ông Trần Văn Thành, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Kiến Phúc (huyện Trảng Bom), cho rằng việc hưởng lợi từ TPP của doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam có thể không kéo dài. Theo ông, chỉ một thời gian hiệp định được thực thi là những quốc gia trong khối này sẽ dựng lên hàng rào kỹ thuật, đặc biệt là Mỹ. Điểm tiếp nữa là nhiều quốc gia khác cũng chạy đua tham gia vào thị trường này khiến việc cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Điều ông Thành nhận xét hoàn toàn có lý. Hiện tại, ngay thị trường trong nước khi lĩnh vực này thấy cơ hội tốt, nhiều doanh nghiệp ngoại đã nhảy vào đầu tư để khai thác lợi thế.

Ông Phạm Duy Phương, Giám đốc Công ty TNHH Thể Phương (phường Tân Hòa, TP.Biên Hòa), cho hay hiện tại các doanh nghiệp chế biến gỗ Đài Loan đang khai thác tốt thị trường Mỹ. Phương thức của các doanh nghiệp này là đặt hàng gia công từ các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam. Đây là bài toán khá hiệu quả mà các doanh nghiệp này đang khai thác. Theo Hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai, Mỹ và Nhật Bản là thị trường lớn nhập khẩu mặt hàng gỗ, sản phẩm từ gỗ của Việt Nam hiện nay. Vì vậy, khi tham gia TPP ngành gỗ có cơ hội tốt, nhưng về lâu dài những rào cản sẽ xuất hiện.

Leaders_of_TPP_member_states

Ông Nguyễn Tiến Chương, Chủ tịch Hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai, nhận định: “Thị trường Mỹ rất tốt và ngành gỗ của Việt Nam đang có lợi thế ở đây, nhưng đây cũng là thị trường hay có các hàng rào kỹ thuật được dựng lên. Vì vậy, về lâu dài sẽ xuất hiện những thách thức”.

Chủ động để hội nhập

Tổng Giám đốc Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam Phí Mạnh Cường cho rằng, sẽ thuận lợi nhiều hơn khó khăn cho các doanh nghiệp gỗ trong nước khi tham gia Hiệp định TPP. Trong đó, chủ yếu các quốc gia thuộc nhóm nước cam kết hiệp định áp dụng thuế suất 0%, duy nhất chỉ còn Mê-hi-cô vẫn áp dụng mức thuế từ 5% đến 10% áp dụng đối với từng sản phẩm gỗ. Lượng khai thác gỗ rừng của các doanh nghiệp trong nước những năm trước đây đạt thấp, chỉ vào khoảng 400 nghìn m3 mỗi năm. Nhưng từ năm 2010 trở lại đây nhu cầu gỗ nguyên liệu đã tăng cao, dự báo đến năm 2020 sẽ tiêu thụ khoảng 22 triệu m3 nguyên liệu trong nước. Theo ngành lâm nghiệp, hiện cả nước còn có hơn 800 nghìn ha cao-su, với chu kỳ khai thác 25 năm, đến năm 2020, chỉ riêng cao-su khai thác gỗ đã cho sản lượng từ 5 triệu đến 6 triệu m3 cao-su nguyên liệu. Bên cạnh đó, với hơn 2,5 triệu ha rừng trồng, đến năm 2020 sẽ cung cấp khoảng 15 triệu đến 16 triệu m3, chưa kể lượng gỗ phân tán sẽ cung cấp hàng triệu m3. Như vậy, nhu cầu về nguyên liệu gỗ khai thác trong nước từ nay đến năm 2020 sẽ đủ phục vụ các doanh nghiệp chế biến và sản xuất.

images

Cùng với 12 đối tác quan trọng trong TPP, hiện nay, Trung Quốc đang trở thành một thị trường truyền thống của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam với doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm. Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam Nguyễn Tôn Quyền, năm 2014, Việt Nam xuất khẩu được 940 triệu USD sang thị trường này, trong đó hơn 700 triệu USD là sản phẩm thô như dăm mảnh, gỗ tròn, sản phẩm tinh chế ít.

Để chủ động, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cần quan tâm hơn đến vấn đề minh bạch trong xuất xứ nguyên liệu gỗ. Bên cạnh việc tăng cường trồng rừng để bảo đảm vùng nguyên liệu gỗ, các doanh nghiệp bảo vệ và phát triển rừng cũng cần xây dựng bộ tiêu chí theo quy định quốc tế về xuất xứ, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014-2020. Theo đó, sau năm 2020 sẽ tạo được những khu rừng sản xuất có chất lượng tốt đủ điều kiện khai thác bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu gỗ rừng tự nhiên cho tiêu dùng trong nước và từng bước thay thế gỗ nhập khẩu. Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ khâu chế biến, mua bán gỗ để ngăn chặn tình trạng tiêu thụ, sử dụng gỗ bất hợp pháp. Rà soát, kiểm tra các cơ sở chế biến gỗ, chỉ cho phép hoạt động đối với các cơ sở đúng quy hoạch, có nguồn nguyên liệu ổn định và bảo đảm hệ thống sổ sách đáp ứng cho công tác truy xuất, kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp; hạn chế hình thành mới đối với các cơ sở chế biến, mua bán gỗ; giải tỏa và không hình thành mới các cơ sở chế biến gỗ ở trong rừng và gần rừng tự nhiên; cương quyết đình chỉ hoạt động đối với những cơ sở chế biến gỗ vi phạm pháp luật nghiêm trọng…

Tạo cơ chế, chính sách phù hợp, chủ động các vùng nguyên liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu tư thiết bị, công nghệ, tìm hiểu thị trường quốc tế đa dạng… đang là bài toán cần lời giải cho các doanh nghiệp gỗ trước ngưỡng cửa Hiệp định TPP, nhằm phát triển ổn định và bền vững.

NGÀNH GỖ VIỆT NAM: CẦN XÂY DỰNG NHỮNG BƯỚC ĐI PHÙ HỢP

Theo chiến lược phát triển tổng thể ngành chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2010 và năm 2020, ngành chế biến gỗ phải đạt kim ngạch xuất khẩu là 5,56 tỷ USD vào 2010 và đạt 7 tỷ USD vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu phát triển nói trên, ngành chế biến gỗ Việt Nam cần phải xây dựng cho mình những bước đi phù hợp.

Để phát triển trong thời gian tới, ngành gỗ Việt Nam còn nhiều việc cần phải làm, trong đó việc định hình các sản phẩm mũi nhọn, có lợi thế trên thị trường thế giới đó là đồ gỗ nội thất hay gỗ mỹ nghệ, ván nhân tạo được ưu tiên hàng đầu. Việc xác định sản phẩm mũi nhọn đi đôi với khảo sát hiện trạng, đánh giá tiềm năng của từng vùng rừng, vùng sản xuất, chế biến các sản phẩm gỗ… từ đó đưa ra những định hướng phát triển thống nhất trong liên kết giữa vùng nguyên liệu và vùng sản xuất, chuyên môn hóa các công đoạn chế biến sản phẩm gỗ giữa các doanh nghiệp.

Mặc dù ngành gỗ Việt đã có nhiều khởi sắc, song trong thời gian tới, ngành hàng này sẽ phải đối mặt với không ít thách thức để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra.

Thị trường EU chiếm 15,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Việt Nam và khó khăn lớn nhất hiện nay đó là việc doanh nghiệp phải chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp. Khi đó, doanh nghiệp trong ngành cần phải quy trình hóa chuỗi cung ứng, yêu cầu trình độ quản trị, tuân thủ pháp luật, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ cao hơn để chứng minh nguồn gốc gỗ  xuất sang các nước thành viên EU là hợp pháp, đáp ứng yêu cầu của VPA/FLEGT.

y-1-adc66

Trên thực tế, phần lớn gỗ nguyên liệu của nước ta lại được nhập từ nhiều quốc gia trên thế giới với mức độ rủi ro về khai thác gỗ bất hợp pháp khác nhau. Nếu khi hiệp định VPA/FLEGT được ký kết và có hiệu lực thì doanh nghiệp phải khắt khe trong chọn lựa nguồn gỗ, quốc gia để nhập khẩu nguyên liệu nhằm đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định này. Đây có thể là yếu tố sẽ làm giá gỗ nguyên liệu tăng, đẩy giá thành lên cao hơn và các doanh nghiệp chế biến gỗ nước ta sẽ gặp bất lợi trong cạnh tranh về giá so các nước Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan… Ngoài ra, đối với nguyên liệu gỗ rừng trồng ở trong nước về mặt lý thuyết là gỗ hợp pháp nhưng việc thực hiện các thủ tục pháp lý, hành chính…để chứng minh là gỗ hợp pháp không hề đơn giản trong bối cảnh việc thực hiện thủ tục hành chính, thực thi các chính sách của nước ta vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện. Mặc khác, khi thực hiện hiệp định VPA/PLEGT, cấp phép FLEGT có thể gia làm tăng thủ tục, thời gian xuất khẩu cho doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm gỗ sang EU. Việc thuận lợi hóa trong cấp phép FLEGT về cơ quan cấp, quy trình, thủ tục… là những vấn đề mà doanh nghiệp rất quan tâm, quan ngại mà chúng tôi ghi nhận được trong các cuộc khảo sát, hội thảo, tiếp xúc với doanh nghiệp…

Một khó khăn nữa đó là, tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chủ yếu dựa vào xuất khẩu, mà phần lớn là gia công theo đơn đặt hàng với thiết kế mẫu mã từ khách hàng nước ngoài. Chỉ một số ít doanh nghiệp lớn trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư công nghệ, thiết bị và có khả năng tự sản xuất theo thiết kế, xây dựng thương hiệu và có thể tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả xuất khẩu. Đa phần các doanh nghiệp còn lại chưa có được sự đầu tư về công nghệ, thiết bị chế biến để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Rõ ràng là cơ hội hội luôn đi kèm với thách thức, ngoài những thách thức như tôi đã đề cập ở trên thì có thể nói rằng, khi VPA/FLEGT được ký kết thì việc kiểm soát gỗ của Việt Nam được tăng cường. Cùng với đó, khi các doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của VPA/FLEGT thì xuất khẩu gỗ từ Việt Nam vào các nước nước EU sẽ có nhiều lợi thế hơn trong mở rộng thị phần, gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Một khi sản phẩm gỗ Việt đã định vị được tại thị trường EU với các yêu cầu, thủ tục khắt khe hơn thì các thị trường khác trên thế giới cũng sẽ tin tưởng hơn vào chất lượng, tính hợp pháp của sản phẩm gỗ Việt Nam, nhờ đó giúp nâng cao uy tín cũng như cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm gỗ Việt vào các thị trường này trong thời gian đến cũng rõ ràng hơn.

EU là thị trường lớn thứ tư chiếm 15,4 % (sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản) do vậy  tiềm năng xuất khẩu đồ gỗ vào EU còn rất lớn khi VPA/FLEGT được ký kết. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt có lợi thế khi xuất khẩu sang EU do không phải giải trình theo quy chế EUTR 995 của EU so với những doanh nghiệp ở những quốc gia chưa ký hiệp định này.

phu-1429024804231

 

Điều quan trọng nhất đó là, khi đã có giấy phép FLEGT, sản phẩm gỗ của doanh nghiệp Việt xuất khẩu vào EU sẽ tránh được các rủi ro pháp lý so với hiện nay; đồng thời gia tăng cơ hội mở rộng thị trường hơn nữa tại các thị trường khó tính.

Theo chiến lược phát triển tổng thể ngành chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2015 ngành gỗ phải đạt kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ USD và năm 2020 đạt 10 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu phát triển nói trên, theo tôi ngành chế biến gỗ Việt Nam cần phải xây dựng cho mình những bước đi phù hợp.

Trước hết, các doanh nghiệp ngành gỗ cần phải tăng cường nhận thức, cập nhật về Hiệp định VPA/FLEGT, đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ với doanh nghiệp cung ứng gỗ, trồng rừng để xây dựng chuỗi cung ứng nhằm chủ động nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu của VPA/FLEGT. Song song với đó, các doanh nghiệp Việt cũng cần hoàn thiện chuỗi cung ứng với các doanh nghiệp các nước xuất khẩu nguyên liệu có mức độ rủi ro thấp về khai thác gỗ bất hợp pháp để chủ động hơn về nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho ngành gỗ trong thời gian tới.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự suy giảm nhu cầu của thị trường quốc tế và hàng rào phi thuế quan đang có xu hướng tăng, đòi hỏi chúng ta phải có cách tiếp cận mới trong phát triển hoạt động thương mại nông lâm thuỷ sản nói chung, ngành chế biến gỗ nói riêng. Đã đến thời điểm sau một giai đoạn tăng trưởng cao, xuất khẩu dựa vào phát triển chiều rộng của một vài ngành chủ lực là chủ yếu, đòi hỏi chúng ta phải thiết kế một chiến lược xuất khẩu nông lâm sản bền vững. Trong đó ngành gỗ, dựa theo chiều sâu, kích thích nhân tố mới, đứng vững trên hai chân: đó là khai thác tốt thị trường nội địa theo tư duy dài hạn, căn cơ để làm cơ sở và bàn đạp cho xuất khẩu trong tư thế sẵn sàng hội nhập, sẵn sàng cạnh tranh, mang thương hiệu Việt đến khắp năm châu bốn biển.

Danh mục phân loại nhóm gỗ

Hiện nay, ở Việt Nam, các cây gỗ quý được chia theo 3 nhóm lớn.

Nhóm A – Phân loại nhóm gỗ tại VN
Nhóm B – Các loại gỗ đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.
Nhóm C – Danh sách các loại gỗ cấm khai thác ở Việt Nam

Trong đó, dòng gỗ nhóm A được chia thành 4 nhóm chính chủ yếu: Nhóm 1 – Nhóm 2 – Nhóm 3 –Nhóm 4

Gỗ nhóm 1 ở Việt Nam là những loại gỗ quý nổi tiếng trên thị trường (trong nước và quốc tế). Tiêu chuẩn chính của các loại gỗ trong nhóm này là gỗ có màu sắc, vân thớ đẹp, hương thơm và rất khan hiếm, có giá trị kinh tế cao nhất. Các loại gỗ trong nhóm này thường dùng làm đồ mỹ nghệ, hàng mộc chạm khảm, ván sàn, cửa gỗ đặc biệt,…

xe-cho-go-a5c46
Gỗ nhóm 2: Nhóm gỗ nặng, cứng bao gồm các loài có tỷ trọng lớn, sức chịu lực cao như: Đinh, Lim, Nghiến, Táu, Sến…

timthumb
Gỗ nhóm 3:
 Nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn, nhưng sức bền cao, độ dẻo dai lớn, sức chịu lực cao như: Sao đen, Chò chỉ, Huỷnh…

g1ED7c1EA9mlai_zps5bdd7582
Gỗ nhóm 4: Nhóm gỗ có màu tự nhiên, thớ mịn, tương đối bền, dễ gia công chế biến như: Gội, Mỡ,…

xuat-khau_635863082133431004_HasThumb

Nguồn bài viết: http://www.vietcombo.com/tin-tuc/chat-lieu-va-san-xuat/phan-loai-nhom-go-tu-nhien-o-viet-nam.html#ixzz47BXUX5qd