sự khác biệt gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp

Hiện thị trường gỗ chia 2 loại gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp.sự khác biệt gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp rất rõ ràng.

1/ Nhóm gỗ tự nhiên:

– Gỗ tự nhiên là loại gỗ được khai thác trực tiếp từ những cây trồng lấy gỗ trong rừng tự nhiên hoặc từ những cây gỗ rừng trồng lấy nhựa như cao su, cây lấy tinh dầu, lấy quả có thân cứng chắc không bị hỏng trong thời gian thì được đưa vào sản xuất trực tiếp đồ nội thất không phải qua giai đoạn chế biến gỗ thành vật liệu khác.

Sản phẩm làm bằng gỗ tự nhiên là đẹp tự nhiên, ko qua chế biến, có kết cấu đồng chất, cứng cáp và chế tác được nhiều kiểu dáng. Ngoài ra, chất liệu gỗ thích hợp cho những vùng gần biển, vùng sông nước – hạn chế được sự ăn mòn, không bị ôxyt hoá.

Độ bền Gỗ tự nhiên với thời gian: gỗ tự nhiên là gỗ có tuổi thọ cao không bị hỏng trong môi trường ẩm ướt và rất bền trong môi trường khô giáo. Và mỗi loại gỗ tự nhiên có độ bền tuổi thọ khác nhau.

Hầu hết các loại gỗ tự nhiên đều có một tính chất có thể coi nó là một nhược điểm như co giãn, cong vênh, tùy từng loại gỗ sẽ có độ co giãn, cong vênh khác nhau, vì vậy để có thể sử dụng hiệu quả chất liệu gỗ tự nhiên chúng ta phải hiểu rõ các thuộc tính của từng loại gỗ.

Gỗ có 3 đặc điểm chủ yếu:

  • Dẻo dai
  • Giãn nở
  • Liên kết chắc chắn

Trong thớ cây, tom gỗ bao giờ cũng kết hợp nước với xơ thân. Việc xử lý gỗ bao gồm 2 công đoạn chủ yếu là phơi thoát hơi nước trong than cây và tẩm sấy, trong 2 công đoạn này thì công đoạn tẩm sấy là quan trọng và cần thiết nhất, nó làm cho các thớ gỗ ổn định, liên kết với nhau tạo nên thế giằng. Khi tẩm sấy tính chất sinh học của gỗ thay đổi, gỗ sẽ trở lên dẻo dai, chắc, có thể chịu được sự va đập, uốn nắn trong việc tạo hình.

Vật liệu gỗ luôn gắn kết với kiến trúc và nội thất ngay từ ban đầu. Điều dễ nhận thấy nhất về ưu điểm của gỗ là tính thẩm mỹ mà cụ thể là vẻ đẹp tự nhiên của nó.

Một sản phẩm gỗ tự nhiên được cấu tạo bởi những sợi gỗ. Tom gỗ hình thành do giữa sợi gỗ có lỗ rỗng và chính tom gỗ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới yếu tố quan trọng nhất là độ ổn định của gỗ.

4. Gonguyenlieu.com

Dù biến thể nhưng gỗ lại mang những đặc tính mới, thể hiện thế mạnh và điểm yếu của chất liệu. Đôi khi nó mang ưu điểm ưa khí hậu nhiệt đới ẩm, có lợi thế bề mặt tự nhiên, có khả năng ứng dụng hoàn hảo trong các chức năng sử dụng. Và đặc biệt gỗ tự nhiên lại mang giá trị thẩm mỹ, hợp với văn hóa và quan niệm của người Việt Nam xưa nay. Nhưng không phải ưu điểm nào cũng cho hiệu quả sử dụng tốt. Dựa vào đặc tính của gỗ, người ta có thể lựa chọn dùng cho từng bối cảnh phù hợp.

Ở Việt Nam, điều kiện khí hậu nóng ẩm, hanh khô nên khả năng co giãn của gỗ thường xảy ra. Nó có thể bị nứt, mối mọt, cong vênh hoặc mục nát theo thời gian. Bởi vậy, việc bảo vệ và gìn giữ được những sản phẩm gỗ là công việc không đơn giản. Việc gia công không tốt sẽ làm phản tác dụng của gỗ. Khi gỗ bộc lộ những nhược điểm như nhạy cảm với thời tiết, biến dạng, cong vênh, co ngót hay nứt nẻ… thì cách khắc phục là gia công tốt, lựa chọn không gian sử dụng phù hợp với tính chất của gỗ.

Thực tế cho thấy, gỗ không kén màu sắc của không gian. Gỗ có thể kết hợp với mọi chất liệu từ thô sần, gai góc, đến bóng nhẵn. Đặc biệt, khi ứng dụng trong điều kiện đòi hỏi sự linh hoạt, gỗ sẵn sàng tồn tại trong những không gian có nhiều kiểu hình khối và phong cách khác nhau, cả hiện đại và truyền thống

Do vật liệu gỗ sử dụng tương đối dễ trong nhà nên phải tính đến liều lượng. Có nhiều trường hợp lạm dụng quá nhiều về gỗ làm sàn, ốp trên tường, ốp kín cả trần dẫn tới bức bí về màu sắc hoặc dùng vân gỗ một cách bừa bãi gây cảm giác khó chịu.

Điều cần thiết khi sử dụng là biết cân nhắc tỷ lệ giữa gạch, sắt, đá hoa, hay thảm vải, để tương ứng với diện tích gỗ trong một không gian kiến trúc. Để bảo quản tốt gỗ, cần tránh môi trường thời tiết quá khắc nghiệt, không thể để gỗ thường xuyên ngập trong nước, loại bỏ những vỏ ngoài những cây gỗ chưa được lọc hết để tránh mối mọt.

Điều cần thiết khi quyết định sử dụng gỗ là phải xác định rõ mục đích. Mỗi loại gỗ có ưu, nhược điểm khác nhau, và nếu được sử dụng hợp lý sẽ giúp tăng tuổi thọ. Đối với những loại gỗ có thể chịu được nước, nên ưu tiên sử dụng trong môi trường nước. Ngược lại, những loại gỗ cứng nên dùng ở nơi cần va đập ví dụ như cầu thang thường được làm bằng gỗ lim, sàn nhà gỗ tự nhiên thường được dùng gỗ căm xe…

Thông thường, gỗ mềm có thể sử dụng làm đồ gia dụng. Nhưng gỗ cứng phải được sử dụng làm cầu thang, sàn nhà, nơi thường chịu lực. Gỗ muốn dùng hợp lý, không chỉ ứng biến tùy theo chất liệu đi kèm, màu sắc chủ đạo, hay tỷ lệ tương quan, mà nó phải được tôn trọng theo phong cách kiến trúc của chính ngôi nhà.

Để kết hợp với nhiều loại vật liệu khác, người ta phải nắm được tính ổn định và biến dạng của gỗ, vì bên cạnh yêu cầu về màu sắc, gỗ còn phải có tính chất lý, hóa phù hợp với kết cấu, biến dạng, chịu lực của nó, để lựa chọn, thi công một cách hợp lý, hiệu quả trong công năng sử dụng.

2/ Nhóm gỗ công nghiệp:

Gỗ công nghiệp nói chung bao gồm 4 loại chủ yếu sau: MDF, Okal, Gỗ dán, Gỗ ghép, còn tên gọi mà mọi người hay dùng được dựa trên vật liệu phủ lên bề mặt của 1 trong nhưng loại gỗ trên. Vi dụ như bề mặt phủ Melamine thì gọi là gỗ Melamine (hay MFC), bề mặt phủ Veneer thì gọi là gỗ Veneer……

Vật liệu gỗ công nghiệp hiện rất được ưa chuộng vì nó có thể kết hợp được sự sang trọng ấm áp của gỗ truyền thống cùng tính bền bỉ với thời gian của sàn gạch. Tuy nhiên trong tâm lý người tiêu dùng, sàn gỗ công nghiệp là gì, sử dụng, lắp đặt như thế nào; quy trình bảo dưỡng sau lắp đặt và trong quá trình sử dụng vẫn đang là những thắc mắc với rất nhiều người.

các tiêu chí phân hạng nhóm gỗ tự nhiên

Để đánh giá các tiêu chí phân hạng nhóm gỗ tự nhiên thường dựa vào  Cấu tạo gỗ Trong hầu hết các bảng phân nhóm gỗ từ trước đến nay đều sử dụng một số đặc điểm cấu tạo để làm một trong những tiêu chuẩn tham khảo để xử lý xếp nhóm gỗ, đó là: Màu sắc, mùi vị, thớ gỗ và mặt gỗ. – Màu gỗ: Màu là một trong những tính chất làm tăng vẻ đẹp, từ đó tăng giá trị sử dụng của gỗ. Ở nhiều loại gỗ, màu sắc không đồng đều lại tạo nên vân rất đẹp: Trắc, Cẩm lai, Gụ,… rất được ưa chuộng để đóng đồ mộc mỹ nghệ cao cấp. – Hương thơm: Hương thơm là một đặc điểm

* Gỗ nhóm đặc biệt Các loại gỗ quý, màu đẹp, vân nhiều và đẹp, hương thơm đặc biệt. Được ưa chuộng hoặc có khả năng sử dụng cho trong công nghệ đồ mộc cao cấp đắt tiền, đồ mỹ nghệ, hàng mộc chạm khảm, hoặc những sản phẩm gỗ khác có giá trị rất cao (gỗ lạng dùng để trang sức bề mặt, ván sàn đặc biệt,…). Gỗ có giá trị kinh tế cao nhất hoặc có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học và nghệ thuật.

* Gỗ nhóm I Gỗ rất nặng, cấp cường độ A. Độ bền tự nhiên rất tốt. Có khả năng sử dụng vào các công trình xây dựng lâu dài, làm khung tầu thuyền, cầu, những bộ phận cần chịu lực lớn. Nếu gỗ có KLTT nhỏ hơn, thì phải đáp ứng được yêu cầu về đặc tính tự nhiên khác của nhóm, có giá trị kinh tế cao, hoặc có đủ đặc tính cần thiết thoả mãn tốt cho công nghiệp đóng tàu thuyền đi biển.

* Gỗ nhóm II Gỗ nặng, cấp cường độ B, độ bền uốn va đập cao. Độ bền tự nhiên tốt. Khả năng gia công, phơi, sấy và bảo quản dễ. Thích hợp với công nghiệp đóng tầu thuyền, sử dụng trong các công trình xây dựng có khả năng chịu lực và bền chắc. Nếu gỗ nhẹ hơn tiêu chuẩn trên thì phải thích hợp nhất cho đóng vỏ tàu thuyền, đồ mộc hạng tốt, hoặc thoả mãn cho yêu cầu đặc biệt của các ngành công nghiệp khác như làm thùng đựng dung dịch lỏng, tiện, gọt, chạm trổ,… Nếu gỗ nặng hơn tiêu chuẩn trên thì là những loại gỗ không thoả mãn được yêu cầu của nhóm trên trước hết vì tính chất kỹ thuật khác và giá trị kinh tế của gỗ.

 

anh-7-1

 

* Gỗ nhóm III Gỗ nặng trung bình, cấp cường độ C. Độ bền uốn va đập trung bình. Độ bền tự nhiên trung bình. Hệ số co rút nhỏ đến trung bình. Khả năng gia công, hong sấy và bảo quản dễ. Thích hợp cho công trình xây dựng không đòi hỏi chất lượng cao. Thích hợp với công nghiệp bóc và lạng, đồ mộc thông dụng. Nếu gỗ nhẹ hơn tiêu chuẩn trên thì phải thoả mãn một số yêu cầu sử dụng tương tự trong nhóm gỗ này. Nếu gỗ nặng hơn tiêu chuẩn trên thì là những loại gỗ không thoả mãn được yêu cầu của nhóm trên trước hết vì các tính chất kỹ thuật, độ bền tự nhiên hoặc đường kính tối đa của loài cây gỗ không lớn (gỗ nhỡ), hoặc gỗ không phổ biến và giá trị kinh tế không cao.

* Gỗ nhóm IV Gỗ nhẹ, cấp cường độ D. Độ bền uốn va đập từ trung bình đến thấp; Độ bền tự nhiên kém. Hệ số co rút nhỏ đến trung bình. Khả năng gia công dễ, phơi sấy và bảo quản không dễ. Thích hợp cho công trình xây dựng không kiên cố. Thích hợp với những yêu cầu làm ván khuôn; làm tà vẹt, gỗ chống lò nhưng phải xử lý bảo quản. Một số loại gỗ dùng làm văn phòng phẩm hoặc ván vỏ của thuyền loại nhỏ đi sông. Nếu gỗ nhẹ hơn tiêu chuẩn trên thì phải thích hợp đặc biệt với yêu cầu công nghiệp bóc, gỗ diêm, gỗ văn phòng phẩm hoặc thỏa mãn cho công nghiệp giấy sợi,… Nếu gỗ nặng hơn tiêu chuẩn trên thì là những loại gỗ không thoả mãn được yêu cầu của các nhóm trên trước hết vì tính chất kỹ thuật của gỗ, độ bền tự nhiên kém hoặc là cây gỗ nhỡ, giá trị kinh tế không cao.

* Nhóm V Gỗ rất nhẹ, cấp cường độ E. Độ bền uốn va đập rất thấp. Độ bền tự nhiên rất kém. Thích hợp cho công trình xây dựng không yêu cầu chịu lực, làm bao bì hoặc ván khuôn. Nếu gỗ nặng hơn tiêu chuẩn của nhóm thì là gỗ của những loại cây gỗ nhỏ, giá trị kinh tế thấp, hoặc rất khó gia công, khó phơi, sấy, khó bảo quản, loài cây gỗ có nhiều khuyết tật.

Đề tài đã đề xuất được những cơ sở sở khoa học và tiêu chuẩn để phân nhóm gỗ Việt Nam và đã đưa ra được 5 nhóm gỗ và 1 nhóm đặc biệt.

Gỗ tự nhiên là gì – Ưu, nhược điểm của gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên là loại gỗ được khai thác từ rừng trồng hoặc rừng nguyên sinh. Chúng có kết cấu chắc chắn và rất ổn định. Các đồ nội thất nếu được làm từ gỗ tự nhiên thì sẽ rất bền và đẹp. Tuy nhiên giá thành của chúng so với gỗ công nghiệp thì đắt hơn rất nhiều. Do đó không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện để sử dụng chúng.Gỗ  tự nhiên được khai thác trực tiếp trong những khu rừng tự nhiên hay từ các cây trồng lấy gỗ, nhựa, tinh dầu hoặc lấy quả có thân cứng chắc và được đưa vào sản xuất nội thất mà không phải qua giai đoạn chế biến gỗ thành vật liệu khác. Gỗ tự nhiên là vật liệu rất được ưa chuộng và có giá trị cao trong lĩnh vực nội thất.

Nội thất làm từ gỗ tự nhiên luôn có bề mặt đẹp, kết cấu đồng chất, cứng cáp và chế tác được nhiều kiểu dáng. Ngoài ra, chất liệu gỗ thích hợp cho những vùng gần biển, vùng sông nước – hạn chế được sự ăn mòn, không bị ôxi hoá.

 

go-tu-nhien-02

Gỗ tự nhiên đẹp bởi sự mộc mạc và thân thiện vốn có. Màu sắc của gỗ là màu của sự ấm cúng. Những hình thù vân gỗ với những màu sắc khác nhau chính là nét đặc trưng cho vẻ đẹp của gỗ tự nhiên. Ngoài ra, do sự khác biệt về các loại khoáng chất có trong đất mà gỗ sinh trưởng trong mỗi khu vực địa lý khác nhau, thậm chí trong cùng một khu vực vẫn có sự khác biệt về màu sắc và thớ gỗ. Điều này mang đến cho các sản phẩm nội thất gỗ vẻ đẹp rất riêng trên từng thớ gỗ và trên từng sản phẩm.

Ưu điểm của cửa gỗ tự nhiên

– Bền theo thời gian: Gỗ tự nhiên thường có độ bền rất cao, một số loại gỗ thuộc dạng quý hiếm như Pơ mu, Giáng Hương, Đinh Hương, Gụ, Trắc …còn gia tăng giá trị gỗ theo thời gian sử dụng.

– Đẹp: Gỗ tự nhiên mang vẻ đẹp của tự nhiên, những hình vân gỗ là nét đặc trưng của mỗi loại gỗ , không có hai loại gỗ có vân giống nhau, cho nên từ xưa những người am hiểu về gỗ có thể nhìn vân gỗ để nhận diện loại gỗ, giống như vân tay của con người vậy . Tuỳ vào sở thích của mỗi người mà chọn loại vân gỗ, màu sắc sơn phù hợp . Thông thường người ta thường sơn màu cánh gián, màu nâu vàng nhạt đậm tùy sở thích mỗi người, hoặc cũng có thể giữ màu tự nhiên của gỗ…

– Bền với nước : Ưu điểm nổi bật của gỗ là có độ bên cao khi tiếp xúc với nước, tất nhiên phải được tẩm sấy, sơn bả kỹ không hở mộng.

– Chắc chắn : Như đã nói ở trên thì sự chắc chắn của gỗ tự nhiên rất cao cho dù bạn chọn loại gỗ gì đi chăng nữa, so với gỗ công nghiệp thì gỗ tự nhiên chắc chắn hơn.

 

 

go-tu-nhien-03

Nhược điểm của gỗ tự nhiên:

Gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, hiện nay hầu hết gỗ tự nhiên được nhập khẩu, vì vậy giá gỗ khá cao, chi phí gia công chế tác gỗ tự nhiên cao vì phải làm thủ công nhiều, không thể sản xuất hàng loạt như gỗ công nghiệp nên giá thành của sản phẩm gỗ tự nhiên luôn cao hơn khá nhiều so với gỗ công nghiệp.

– Gỗ  sẽ bị Cong vênh, co ngót : Khi người thợ thi công nội thất nếu không có tay nghề cao, và không làm trong môi trường sản xuất nội thất chuyên nghiệp thì rất dễ làm ra một sản phẩm không đạt tiêu chuẩn và hiện tượng cong vênh, co ngót sẽ xảy ra nhất là với phần cánh cửa, cánh tủ

NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGUYÊN LIỆU NGÀNH GỖ HIỆN NAY

Nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện đang rất khó khăn, chủ yếu từ 2 nguồn cơ bản: Nguồn nguyên liệu gỗ trong nước (gỗ tự nhiên và gỗ rừng trồng) và nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Về nguồn nguyên liệu gỗ trong nước thì kể từ năm 2014 Chính phủ quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, do vậy nguồn nguyên liệu gỗ nội địa chỉ còn trông chờ vào gỗ rừng trồng.

Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu và nguy cơ có thể đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá của các doanh nghiệp Hoa Kỳ khiến các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Vẫn phải nhập gỗ

Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam ái ngại về lâu dài, ngành gỗ Việt Nam sẽ vẫn không tránh khỏi việc phải nhập khẩu nguyên liệu.

Năm 2009, sản lượng gỗ khai thác của Việt Nam đạt 3,88 triệu m3. Trong đó, lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đạt 3,7 triệu m3, còn lại là từ gỗ rừng tự nhiên.

Để phục vụ ngành chế biến xuất khẩu gỗ, năm vừa qua, Việt Nam vẫn phải nhập đến 4 triệu m3 gỗ.

Theo tính toán của hiệp hội, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ dự kiến trong các năm 2010, 2015 và 2020 sẽ lần lượt đạt ở con số 3 tỷ USD; 4,5 tỷ USD và 7 tỷ USD.

gY

Theo kịch bản này thì từ nay đến năm 2020, mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ 4-5 triệu m3 gỗ. Hơn nữa, có thể thời gian tới, thị trường nguyên liệu gỗ cho Việt Nam sẽ bị thu hẹp bởi hiện nay, các nước xuất khẩu gỗ nguyên liệu đang xem xét lại chuỗi giá trị ngành gỗ. Do vậy, có nhiều khả năng thời gian tới, các nước này sẽ ban hành các chính sách giảm hoặc không xuất khẩu gỗ tròngỗ xẻ. Đây sẽ là một bất lợi lớn cho ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam và đòi hỏi ngành phải sớm có những phương án để giảm dần sự phụ thuộc này.

Chính vì vậy nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể từ gỗ nhập khẩu. Lượng gỗ nhập khẩu tương đối lớn chiếm 30-50%. Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu bằng 30% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ. Về thị trường nhập khẩu, Việt Nam đang nhập khẩu từ trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

capture_JNUH

Hiện nay, chủ yếu nguyên liệu gỗ được nhập khẩu từ Lào và Campuchia nhưng nguồn cung này đang cạn kiệt. Kể từ năm 2005 đến nay, 2 nước Malaysia và Indonesia đã đóng cửa mặt hàng gỗ xẻ, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giá nhiều loại gỗ đã tăng bình quân từ 5% – 7%, đặc biệt gỗ cứng đã tăng từ 30% – 40%, làm cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng khó khăn.

Theo đánh giá của hãng nghiên cứu thị trường James Hewitt, Mỹ là thị trường chiếm nhiều thị phần nhất trong số ba thị trường xuất khẩu chính của đồ gỗ Việt Nam trong năm 2010, với 44% thị phần.

Trong buổi tọa đàm mới đây về các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp liên quan đến xuất khẩu của Việt Nam, tiến sĩ Peter John Koenig – luật sư cao cấp của Hãng luật Squire Sanders (Hoa Kỳ) lưu ý “Khi có các vụ kiện đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc thì các mặt hàng tương tự của các quốc gia khác cũng sẽ bị để ý tới. Đồ gỗ là mặt hàng nhạy cảm, các nhà sản xuất nội địa Mỹ rất hay khởi kiện Trung Quốc về vấn đề này. Vì thế, các nhà sản xuất mặt hàng đồ gỗ ở Việt Nam phải cẩn trọng.”

nganh-go-cua-viet-nam-va-mot-so-du-bao-trong-tuong-lai

Qua những tư liệu về các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với cá, tôm, túi nhựa, giầy dép, đèn compact… trong quá khứ, tiến sĩ Koenig cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần xem xét các vụ kiện trên, cẩn trọng hơn.

Một số biện pháp mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể làm là đa dạng hóa các thị trường để nhỡ bị kiện ở thị trường này thì không quá ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của mình.

Các doanh nghiệp nên tránh bán hàng với giá quá thấp, bởi vì điều này có thể khiến thị trường Mỹ cho rằng doanh nghiệp có những hoạt động kinh doanh không lành mạnh. Doanh nghiệp nên có một hệ thống sổ sách kế toán minh bạch để khi bị yêu cầu, có thể cung cấp kịp thời các số liệu rõ ràng cho phía điều tra.(Nguồn: TTX, ¼)

Cách xử lý cong vênh, co ngót đối với gỗ tự nhiên

Để xử  lý cong vênh,co ngót đối với gỗ tự nhiên tại  vùng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng do đặc thù thời tiết, môi trường.Để khắc phục tình trạng này khi sử dụng gỗ ứng dụng trong nội thất các nhà sản xuất gỗ nội thất đều có các phương pháp khắc phục nhằm đảm bảo chất lượng gỗ trong quá trình sử dụng. Để các khắc phục cong vênh đối với các loại tủ gỗ tự nhiên ứng dụng trong nội thất, chúng ta có một số phương pháp.

Như chúng ta đã biết để giảm sự ảnh hưởng xấu của thời tiết, môi trường đến chất liệu gỗ tự nhiên, nhà sản xuất phải xử lý gỗ trước khi cho sản xuất để đảm bảo tuổi thọ và thời gian sử dụng như tẩm, sấy, sơn… Nhưng ngoài tẩm, sấy, sơn còn một phương pháp rất quan trọng nữa là “Phương pháp ghép thanh” gỗ khi đóng đồ nội thất

go-ghep-finger

Bất kỳ một không gian nào đều được tạo nên sự sang trọng, thẩm mỹ tinh tế bằng chất liệu gỗ của các sản phẩm nội thất. Tuy nhiên, để có sản phẩm sử dụng trang trí thì phải trải qua rất nhiều công đoạn chế biến kỹ thuật, và công đoạn phân tích ảnh hưởng sự tương tác môi trường sử dụng vật liệu gỗ.

Qua đây chúng ta có thể thấy được tại sao mọi người hay thắc mắc như Tại sao các nước phương Tây sử dụng gỗ công nghiệp MDF, gỗ ván dăm hoặc giấy dán rất bền trong khi cũng là loại gỗ đó sử dụng ở Việt Nam thì chỉ được một vài tháng là có sự xuống cấp, cong vênh…Như vậy người sử dụng cần phải chú ý khi lựa chọn các loại vật liệu gỗ tự nhiên có độ thích nghi thích hợp với môi trường mà nó phục vụ.

– Ngoài tẩm, sấy, sơn còn một phương pháp rất quan trọng nữa là “Phương pháp ghép thanh” gỗ khi đóng đồ nội thất.
– Tấm gỗ sau khi được tẩm sấy nhằm đảm bảo chất lượng sẽ được xẻ miếng thành những tấm đơn lẻ rồi đưa vào cưa, bào, phay, ép ghép…sau đó được gắn kết với nhau bằng chốt liên kiết và gia cường bằng keo, với hình thức này gỗ sẽ có độ đàn hồi khi chịu tác động của thời tiết, sẽ tránh tuyệt đối sự cong vênh, co ngót của gỗ khi chịu ảnh hưởng thời tiết khắc nghiệt như ở Miền Bắc nước ta.

Ngành chế biến gỗ liệu có hưởng lợi từ TPP?

Xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường TPP (12 nước tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) chiếm hơn 50%.Ngành sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, nhất là sau khi nước ta tham gia ký kết hiệp định thương mại tự do với các nước và tổ chức quốc tế. Trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp gỗ đang nỗ lực, chủ động tìm hướng phát triển ổn định và bền vững hơn.

Cơ hội không dài

Là chủ một doanh nghiệp chế biến gỗ nhiều năm khai thác thị trường Mỹ, ông Trần Văn Thành, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Kiến Phúc (huyện Trảng Bom), cho rằng việc hưởng lợi từ TPP của doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam có thể không kéo dài. Theo ông, chỉ một thời gian hiệp định được thực thi là những quốc gia trong khối này sẽ dựng lên hàng rào kỹ thuật, đặc biệt là Mỹ. Điểm tiếp nữa là nhiều quốc gia khác cũng chạy đua tham gia vào thị trường này khiến việc cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Điều ông Thành nhận xét hoàn toàn có lý. Hiện tại, ngay thị trường trong nước khi lĩnh vực này thấy cơ hội tốt, nhiều doanh nghiệp ngoại đã nhảy vào đầu tư để khai thác lợi thế.

Ông Phạm Duy Phương, Giám đốc Công ty TNHH Thể Phương (phường Tân Hòa, TP.Biên Hòa), cho hay hiện tại các doanh nghiệp chế biến gỗ Đài Loan đang khai thác tốt thị trường Mỹ. Phương thức của các doanh nghiệp này là đặt hàng gia công từ các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam. Đây là bài toán khá hiệu quả mà các doanh nghiệp này đang khai thác. Theo Hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai, Mỹ và Nhật Bản là thị trường lớn nhập khẩu mặt hàng gỗ, sản phẩm từ gỗ của Việt Nam hiện nay. Vì vậy, khi tham gia TPP ngành gỗ có cơ hội tốt, nhưng về lâu dài những rào cản sẽ xuất hiện.

Leaders_of_TPP_member_states

Ông Nguyễn Tiến Chương, Chủ tịch Hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai, nhận định: “Thị trường Mỹ rất tốt và ngành gỗ của Việt Nam đang có lợi thế ở đây, nhưng đây cũng là thị trường hay có các hàng rào kỹ thuật được dựng lên. Vì vậy, về lâu dài sẽ xuất hiện những thách thức”.

Chủ động để hội nhập

Tổng Giám đốc Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam Phí Mạnh Cường cho rằng, sẽ thuận lợi nhiều hơn khó khăn cho các doanh nghiệp gỗ trong nước khi tham gia Hiệp định TPP. Trong đó, chủ yếu các quốc gia thuộc nhóm nước cam kết hiệp định áp dụng thuế suất 0%, duy nhất chỉ còn Mê-hi-cô vẫn áp dụng mức thuế từ 5% đến 10% áp dụng đối với từng sản phẩm gỗ. Lượng khai thác gỗ rừng của các doanh nghiệp trong nước những năm trước đây đạt thấp, chỉ vào khoảng 400 nghìn m3 mỗi năm. Nhưng từ năm 2010 trở lại đây nhu cầu gỗ nguyên liệu đã tăng cao, dự báo đến năm 2020 sẽ tiêu thụ khoảng 22 triệu m3 nguyên liệu trong nước. Theo ngành lâm nghiệp, hiện cả nước còn có hơn 800 nghìn ha cao-su, với chu kỳ khai thác 25 năm, đến năm 2020, chỉ riêng cao-su khai thác gỗ đã cho sản lượng từ 5 triệu đến 6 triệu m3 cao-su nguyên liệu. Bên cạnh đó, với hơn 2,5 triệu ha rừng trồng, đến năm 2020 sẽ cung cấp khoảng 15 triệu đến 16 triệu m3, chưa kể lượng gỗ phân tán sẽ cung cấp hàng triệu m3. Như vậy, nhu cầu về nguyên liệu gỗ khai thác trong nước từ nay đến năm 2020 sẽ đủ phục vụ các doanh nghiệp chế biến và sản xuất.

images

Cùng với 12 đối tác quan trọng trong TPP, hiện nay, Trung Quốc đang trở thành một thị trường truyền thống của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam với doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm. Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam Nguyễn Tôn Quyền, năm 2014, Việt Nam xuất khẩu được 940 triệu USD sang thị trường này, trong đó hơn 700 triệu USD là sản phẩm thô như dăm mảnh, gỗ tròn, sản phẩm tinh chế ít.

Để chủ động, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cần quan tâm hơn đến vấn đề minh bạch trong xuất xứ nguyên liệu gỗ. Bên cạnh việc tăng cường trồng rừng để bảo đảm vùng nguyên liệu gỗ, các doanh nghiệp bảo vệ và phát triển rừng cũng cần xây dựng bộ tiêu chí theo quy định quốc tế về xuất xứ, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014-2020. Theo đó, sau năm 2020 sẽ tạo được những khu rừng sản xuất có chất lượng tốt đủ điều kiện khai thác bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu gỗ rừng tự nhiên cho tiêu dùng trong nước và từng bước thay thế gỗ nhập khẩu. Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ khâu chế biến, mua bán gỗ để ngăn chặn tình trạng tiêu thụ, sử dụng gỗ bất hợp pháp. Rà soát, kiểm tra các cơ sở chế biến gỗ, chỉ cho phép hoạt động đối với các cơ sở đúng quy hoạch, có nguồn nguyên liệu ổn định và bảo đảm hệ thống sổ sách đáp ứng cho công tác truy xuất, kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp; hạn chế hình thành mới đối với các cơ sở chế biến, mua bán gỗ; giải tỏa và không hình thành mới các cơ sở chế biến gỗ ở trong rừng và gần rừng tự nhiên; cương quyết đình chỉ hoạt động đối với những cơ sở chế biến gỗ vi phạm pháp luật nghiêm trọng…

Tạo cơ chế, chính sách phù hợp, chủ động các vùng nguyên liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu tư thiết bị, công nghệ, tìm hiểu thị trường quốc tế đa dạng… đang là bài toán cần lời giải cho các doanh nghiệp gỗ trước ngưỡng cửa Hiệp định TPP, nhằm phát triển ổn định và bền vững.

Cách bảo quản và sử dụng đồ gỗ tự nhiên

Đồ gỗ nội thất tạo cho căn phòng bạn vẻ lộng lẫy, nhưng chỉ sau một thời gian, đồ gỗ bắt đầu mất đi độ bóng. Nếu tủ, bàn, kệ gỗ có một số vết trầy xước nhỏ, bạn có thể giấu chúng đi nhờ các sản phẩm che vết xước. Bằng việc áp dụng một số hướng dẫn đơn giản dưới đây, bạn có thể đảm bảo cho những đồ nội thất bằng gỗ trong nhà mình bền đẹp trong thời gian dài.

Khi di chuyển tránh bị trầy xước và không được đặt đồ vật nặng lên bề mặt gỗ. Khi chăm sóc nếu phải dùng nước lau thì chỉ phun bề mặt và nên nhớ đừng phun quá nhiều nước vì nước ngấm xuống sẽ làm cho bề mặt gỗ chóng hỏng. Nên lau theo vòng tròn, nhẹ và đều tay để tránh xước bề mặt. Còn nếu dùng bình xịt ,trước khi sử dụng, cần phải lắc bình thật đều và giữ khoảng cách giữa bình xịt với bề mặt vật dụng khoảng 20cm. Xịt dung dịch trực tiếp lên bề mặt bị bẩn, dùng vải mềm lau khô và luôn nhớ là phải lau theo hình tròn, bởi đó là cách bạn làm cho độ bóng của bề mặt đồ gỗ vừa đều lại vừa như mới .Không nên để bề mặt gỗ trầy xước.

6

Khi vệ sinh nên dùng bình xịt đánh bóng đồ gỗ chuyên dùng khoảng 1- 2 lần/tuần để tạo lớp bảo vệ bề mặt gỗ. Nên lau bằng dầu bóng thường xuyên cho đồ gỗ để tăng độ bảo vệ, tạo một bề mặt luôn bóng mới, không bị bám bụi, chống trầy xước.

Tránh ẩm mốc

Độ ẩm ảnh hưởng rất nhiều đến đồ gỗ nội thất của bạn. Độ ẩm cao dẫn đến phồng rộp gỗ, trong khi đó, hiện tượng gỗ bị tách hoặc nứt sẽ xuất hiện khi độ ẩm ở mức thấp. Độ ẩm cao cũng gây ra sự tăng trưởng của nấm mốc trên đồ gỗ nội thất.

Bạn nên kê các vật dụng bằng gỗ xa những nơi ẩm, có mưa hắt. Không lau đồ gỗ bằng khăn quá ướt hoặc đổ nước trực tiếp lên đồ gỗ. Với sự trợ giúp của máy hút ẩm, bạn có thể duy trì độ ẩm đều đặn khoảng 50%.

noi-that-do-go-phong-ngu

Tránh ánh sáng mặt trời

Các tia nắng mặt trời có thể thay đổi màu sắc của đồ nội thất gỗ. Do đó, bạn cần đặt đồ gỗ trong khu vực thích hợp của nhà mình. Màu của đồ gỗ sẽ bị thay đổi nếu bạn đặt nó trong khu vực nhiều sáng; thời tiết quá khô sẽ gây ra các vết nứt.

Để bảo vệ đồ gỗ, bạn có thể dán màn hình hoặc phim mỏng trên cửa sổ. Tấm phim này sẽ ngăn ánh sáng tia cực tím vào phòng.

Làm bóng đồ gỗ:

Sau một thời gian sử dụng, đồ dùng bằng gỗ sẽ bị bám bụi và mất đi độ bóng. Bạn có thể áp dụng một trong ba cách sau đây để làm chúng mới như ban đầu.

– Dùng một mảnh vải sạch thấm sữa bò để lau chùi. Cách này không những tẩy sạch những vết cáu bẩn mà còn làm cho đồ gỗ sáng bóng như mới .

– Dùng nửa cốc nước pha với giấm, lượng giấm bằng nửa lượng nước ,dùng một miếng vải mềm tẩm dung dịch này để lau chùi đồ gỗ vừa đơn giản, vừa hiệu quả.

– Bạn có thể pha một cốc trà đặc to, để nguội rồi dùng vải mềm tẩm nước trà lau chùi chúng. Chỉ cần làm như thế khoảng hai hoặc ba lần, đồ gỗ sẽ phục hồi lại độ sáng bóng ban đầu .

Làm sạch đồ gỗ

Nên thường xuyên làm sạch bụi trên đồ gỗ nội thất, nếu không một lớp bụi bẩn mỏng sẽ đóng dày trên bề mặt gỗ. Quần áo mềm và chổi bằng lông vũ sẽ rất phù hợp để làm sạch và bảo vệ đồ nội thất gỗ của bạn.

Nên hút bụi nhẹ nhàng để loại bỏ bụi từ bề mặt của đồ gỗ. Bạn có thể sử dụng khăn mềm hoặc vải mềm để quét sạch bụi. Hãy phủi bụi cho đồ nội thất trước khi hút bụi trên sàn nhà.

Cách Đo Độ Ẩm Của Gỗ

Khi đo độ ẩm của gỗ thì tỷ lệ chính xác không phải 100%. Mỗi nhà sản xuất đồng hồ đo độ ẩm sẽ cho rằng sản phẩm của họ là chính xác. Nhưng trong việc xác định chính xác một loại gỗ đo độ ẩm, có một số yếu tố để xem xét. Vì vậy, những gì bạn cần để xem xét để xác định đó là đồng hồ đo độ ẩm tốt nhất cho bạn? Dưới đây bài viết hướng dẫn các bạn cách tốt nhất để bắt đầu với độ chính xác.

Bằng cách hiểu công nghệ và thử nghiệm các phương pháp xác định “chính xác” trong việc đo độ ẩm gỗ của các loại gỗ khác nhau. Trong 15 năm qua, Wagner Meters đã đưa bốn nghiên cứu độc lập riêng biệt so với một loạt các loại đồng hồ đo độ ẩm để xác định vấn đề chính xác này. Và kết quả của những nghiên cứu có giá trị như ngày hôm nay như khi lần đầu tiên. Hãy xét xem tại sao.

Hai công nghệ: Pin Meter vs Pinless Meters

may-do-do-am-go-wagner-mmc220

Công nghệ kháng

Pin-Meter được sử dụng điện trở để làm cho đọc nội dung biện pháp của họ trong gỗ. Sau khi hai đầu thăm dò được chèn vào gỗ thì một dòng điện nhỏ được truyền giữa các điểm và số lượng kháng tương quan thành trị độ ẩm. Độ ẩm là một chất dẫn điện tốt, đển dùng thiết bị đo độ ẩm cho cây, cũng như sức đề kháng kém sẽ có ảnh hưởng đến hiện tại, và ngược lại. Bởi vì cáloại công nghệ được sử dụng, độ chính xác pin đồng hồ bị ảnh hưởng bởi chênh lệch trong các thành phần hóa học trong các loại gỗ dái ngựa, nhưng không phải là ảnh hưởng lớn đến mật độ từ một mảnh gỗ đến khác.

may-do-do-am-go-mt900-kett-1

Áp dụng công nghệ song điện từ

Khi chúng ta đo gỗ xẻ sấy đo độ ẩm Pinless Meters (còn gọi là phi hai mét vì họ không cần phải xâm nhập vào gỗ), khi sử dụng công nghệ điện Logitech đồng hồ sẽ phát ra sóng điện ở một tần số điện từ nhất định, tạo ra một trường điện từ trường trong khu vực dưới pad cảm biến. Đồng hồ sau đó tạo ra một nội dung độ ẩm tương quan với tín hiệu nó đọc lại. Pinless Meters thường kiểm tra ở một khu vực lớn hơn nhiều so với Pin-Meter và có thể “quét” gỗ cho một bức tránh ẩm hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa, công nghệ này là không phải không có một số, số lượng có hạn chế và có thể bị ảnh hưởng bởi biến đổi mật độ. Sản phẩm đang được nhiều người quan tâm và tạo ra sự thu hút lớn.

images