Cơ hội tăng trưởng đồ gỗ xuất khẩu

Theo Bộ Công Thương, 2 tháng đầu năm 2016, cơ hội tăng trưởng đồ gỗ xuất khẩu và các sản phẩm từ gỗ đạt 1,049 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ, trong đó riêng xuất khẩu các sản phẩm gỗ đạt 769 triệu USD, tăng 27,4% so với cùng kỳ. Trong bối cảnh hàng loạt những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta sụt giảm kim ngạch nghiêm trọng, gỗ và sản phẩm từ gỗ thực sự là “điểm sáng” trong bức tranh xuất khẩu những tháng đầu năm.

 

Đồ gỗ Việt Nam được các thị trường ưa chuộng bởi chất lượng tốt, giá cả phải chăng và đa dạng về chủng loại. Gỗ Việt hiện có mặt tại 120 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường khó tính và đòi hỏi tiêu chuẩn cao như Anh, Đức, Mỹ… Riêng với thị trường Mỹ, Việt Nam là nhà cung ứng gỗ và các sản phẩm gỗ lớn thứ 2 sau Trung Quốc. Từ trước tới nay chưa có mặt hàng nào bị cảnh báo đỏ và kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường này cũng tăng trưởng đều đặn trong những năm qua.

Theo Bộ Công Thương, thị trường xuất khẩu đồ gỗ đang tăng trưởng tốt, năm 2015, ngành này đặt mục tiêu xuất khẩu 7 tỷ USD, tăng 800 triệu USD so với năm 2014. Mục tiêu này được đánh giá là khả quan, bởi so với năm 2014, năm nay, tình hình đơn hàng của các DN trong ngành tốt hơn nhiều. Bên cạnh đó, Trung Quốc vốn là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam ở rất nhiều nhóm hàng, trong đó có đồ gỗ. Trong bối cảnh Trung Quốc đang bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá, đây chính là cơ hội cho đồ gỗ Việt Nam tận dụng lợi thế, gia tăng xuất khẩu. Bên cạnh đó, hiện các nước xuất khẩu đồ gỗ lớn ở châu Âu đang chịu ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế nên phải thu hẹp sản xuất, tạo điều kiện cho DN Việt đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ, đặc biệt là sang thị trường Mỹ – thị trường lớn nhất, chiếm khoảng 35,5% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam. 

lap-ke-hoach-bao-ve-moi-truong-xuong-che-bien-go

Xuất khẩu đồ gỗ cũng gia tăng bởi Việt Nam đang chuẩn bị ký kết hàng loạt những Hiệp định thương mại lớn như Hiệp định đối tác tự nguyện Việt Nam – EU (VPA/FLEGT) về việc quản lý, khai thác, chế biến và vận chuyển hợp pháp sản phẩm gỗ Việt đến với tất cả các quốc gia thuộc khu vực EU, Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam – EU… Với những lộ trình giảm thuế khá mạnh, những Hiệp định này được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả lớn cho ngành gỗ Việt Nam.

Để tận dụng tối đa cơ hội từ các hiệp định, ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, trong thời gian qua, các DN gỗ đã và đang chuẩn bị kỹ càng những chứng nhận về xuất xứ nguồn gốc gỗ. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm gỗ mới, thế giới đang có nhu cầu lớn như gỗ ghép thanh, ván nhân tạo… đang được DN đầu tư sản xuất để phục vụ cho việc xuất khẩu trong năm 2015. Đặc biệt, DN ngành gỗ đang nỗ lực thay đổi công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm khó hơn, có chất lượng và giá trị gia tăng cao hơn. Ví dụ như trước đây làm bàn ghế đơn giản thì nay tập trung vào các sản phẩm bàn ghế có tính thẩm mỹ và độ tinh xảo cao hơn….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *