Sấy gỗ

Sấy gỗ là bước đầu tiên và quan trọng nhất trước khi gỗ xẻ được gia công. Với gỗ sấy đạt tiêu chuẩn thì các sản phẩm cửa gỗ hay đồ nội thất làm ra từ gỗ sẽ đạt được chất lượng tốt. Sấy sẽ làm cho gỗ có kích thước ổn định, không bị sâu mọt, dễ dàng bảo quản, quá trình hoàn thiện và gia công sản phẩm cũng vì thế mà sẽ đạt chất lượng cao hơn. Đặc biệt, việc sấy gỗ sẽ làm nhằm giảm trọng lượng của nó theo đó làm giảm chi phí vận chuyển.

Sấy gỗ bằng hơi nước và áp suất: nguồn nhiệt được cung cấp bằng việc dùng áp suất đẩy hơi nước vào trong gỗ, qua lại nhiều lần, khiến gỗ được sấy khô từ bên trong lõi đi dần ra phía ngoài. Đây là phương pháp phổ biến tốt nhất hiện nay.

Trong hong phơi, gỗ được xếp đống theo lớp. Cách thức mà gỗ được xếp đống là rất quan trọng. Phải có được sự lưu thông không khí một cách tự do qua bề mặt gỗ. Bởi vậy việc xếp đống không nên gần cây cối và nhà cửa. Phía dưới đống gỗ phải được thông thoáng và tốt nhất là sàn xi măng. Lớp gỗ cuối cùng nên được kê trên đà kê và cách mặt đất ít nhất là 40 -50cm. Nhằm đảm bảo rằng không khí có thể lưu thông một cách tự do trong đống gỗ, các tấm gỗ trong một đống nên có cùng một chiều dầy. Gỗ nên được xếp phẳng với khoảng cách giữa lớp là 20-25mm. Tất cả các thanh kê phải thẳng hàng theo phương thẳng đứng.

Các loài gỗ khác nhau hoặc cùng loại gỗ nhưng có độ dầy khác nhau nên được xếp đống riêng biệt. Để sấy gỗ Tốt nhất gỗ nên được xếp đống vuông góc với hướng gió. Xếp đống gỗ phải có thanh kê ở đầu. Trong trường hợp các tấm gỗ có độ dài không bằng nhau, chúng nên được xếp. Điều này sẽ giảm việc sấy không đều và nứt đầu. Kích thước của đống gỗ thường là 1-1,5m đối với chiều rộng, 1m đối với chiều cao và từ 4 – 6m đối với chiều dài tuỳ thuộc vào chiều dài của gỗ. Với sấy gỗ  kích thước này dễ dàng trong việc vận chuyển. Ba hoặc bốn đống gỗ có thể được xếp chồng lên nhau. Đầu của các tấm gỗ trong đống gỗ nên được phủ một lớp chống nước. Bởi vì đầu của các tấm gỗ có xu hướng khô nhanh hơn và hiện tượng nứt đầu có thể xảy ra. Các thanh gỗ hoặc kim loại cũng có thể được đóng vào đầu các tấm gỗ để giảm nứt đầu. Các thanh kê sử dụng để tách các lớp gỗ trong đống gỗ phải có cùng một kích thước,Việc sấy gỗ chúng phải được xếp thẳng hàng theo phương đứng khi xếp đống và vuông góc với chiều dài tấm gỗ. Đồng thời chúng phải đảm bảo kích thước theo qui định về độ cứng và không hư hại khi vận  chuyển, trong trường hợp các thanh kê không đảm bảo kích thước (không đủ độ cứng) có thể làm cho các tấm gỗ bị biến dạng.

+ Qúa trình sấy gỗ được kiểm soát, hạn chế được các khuyết tật, như cong, vênh,…
+ Độ ổn định của gỗ cao.
+ Đạt được độ ẩm thấp hơn so với hong phơi.
+ Lò sấy được sử dụng cho nhiều loại gỗ khác nhau.
+ Các mối mọt, sâu bị tiêu diệt trong quá trình sấy.
+ Thời gian nhanh hơn.
Nhược điểm:
Đòi hỏi chi phí đầu tư lớn hơn so với hong phơi.

 

gỗ làm nhà nuôi chim yến.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gỗ chất lượng và có giá trị sử dụng khác nhau, đối với gỗ làm nhà nuôi chim yến có sự ảnh hưởng không nhỏ đến việc tăng sản lượng tổ yến. Dựng nhà cho yến làm tổ là sự đầu tư lâu dài nên các chủ nuôi yến quan tâm nhiều đến thanh gỗ làm tổ yến và lựa chọn loại gỗ có chất lượng tốt, thích hợp cho loài yến lưu trú.

Nghề nuôi yến trong nhà để lấy tổ ở Việt Nam đã bắt đầu được nghiên cứu và phát triển rộng rãi từ hơn 10 năm qua. Thị trường gỗ làm nhà nuôi chim yến để xây dựng những căn nhà giống với điều kiện tự nhiên kết hợp với các thiết bị âm thanh, thiết bị tạo độ ẫm và hóa chất dẫn dụ để gọi chim yến về trú ngụ và làm tổ.

 

Trước đây, chim Yến thường vào làm tổ tại những căn nhà hoang, những ngôi nhà mái ngói, vòm rộng như rạp hát, nhà kho, chợ, trường đại học…thường được Yến thích và an tâm sinh sống trong những mùa gió bão. Lâu dần những ngôi nhà đã trở nên quen thuộc với loài Yến tổ trắng, chúng tập trung ngày càng đông và làm tổ trên những thanh đà (thường làm bằng gỗ tếch), trên tường.
Những người đầu tiên khám phá và nghiên cứu về chim Yến đã dựa vào những đặc điểm đó để làm nhà nuôi Yến. Bắt đầu bằng gỗ tếch, tấm xi măng,sau một thời gian dài trải nghiệm đã có một số vật liệu tối ưu hơn để thay thế. Thực chất phần gỗ rất quan trọng do đó là nơi chim trực tiếp làm tổ, xem như làm hộ khẩu cả đời, khi phần này gặp sự cố rất khó để thay đổi mà không làm ảnh hưởng tới chim.
Trước đây nhiều người sử dụng những loại gỗ tại địa phương để làm giảm chi phí như gỗ dừa, cây tràm, cây trâm, xoan….Thậm chí cây thông dầu, có người tự đỗ những tấm lam bằng xi măng, đá thiên nhiên và trong thời gian đó, những ngôi nhà này dường như không gặp khó khăn gì trong việc dẫn dụ chim về ở và làm tổ.
Những vật liệu làm tổ truyền thống đã không còn hấp dẫn và cạnh tranh, lượng chim ở ít, lâu làm tổ, bị rớt tổ….Những công ty chuyên nghiệp đã nghiên cứu một số vật liệu mới như tấm SWO2, tấm xi măng đúc theo công nghệ cao, tấm gỗ nhựa, gỗ meranti của Malaysia….Nhưng càng làm cho chủ nhân những nhà nuôi Yến càng thêm mơ hồ và rất dễ bị sai phương hướng.

Để biết được hiệu quả của những vật liệu mới này, họ phải trả một giá quá đắt và sau một thời gian dài mới thấy được. Tất nhiên họ không thể quá tin vào một đơn vị tư vấn vì những ý kiến tư vấn đưa ra hầu hết đều mang tính thương mại. Bên cạnh đó là những nguồn gỗ giả,gỗ tạp trộn lẫn, gỗ chất lượng kém, mối mọt, nấm mốc mà khách hàng không thể nào phát hiện được.

Vậy đâu là chọn lựa sáng suốt nhất? Chúng tôi đã xem rất nhiều nhà Yến gặp thất bại do phần thanh gỗ làm tổ, những ngôi nhà Yến đóng tổ bằng tấm lam kém chất lượng (đa phần do chủ nhà tự làm ) khi bị thiếu ẩm sẽ làm rớt tổ, chim bỏ đi…gỗ dừa chất lượng kém, nhanh bị hư hỏng, một số loại khác không cạnh tranh nổi do mùi gỗ nồng, mặt gỗ cứng.
Thanh gỗ SWO2.

Thật ra bản chất của vấn đề là một vật liệu có mùi chim ưa thích, mặt gỗ mềm cho chim dễ làm tổ,độ bền cao, dễ thi công….Hiện nay có 2 loại đáp ứng được những yêu cầu này và được nhiều công ty chuyên nghiệp sử dụng, đó là Meranti nhập khẩu Malaysia, nguồn gốc từ cây Hopea và Shorea, và một loại thông đặc biệt của Việt Nam, xuất xứ từ vùng tây nguyên. ĐÓ LÀ THANH GỖ BẠCH TÙNG TIÊU CHUẨN NHÀ YẾN HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM

Nhưng loại Meranti thường giá thành rất cao (25-30 triệu VNĐ/m3), và cũng rất khó tìm được một nguồn gỗ bảo đảm, thường bị trộn lẫn với những loại gỗ rẻ hơn nhưng nhìn khó phân biệt như xoan, chò chỉ. Gỗ thông đặc biệt của Việt Nam (thông ba lá) giá trung bình sau sấy khô, bào rãnh, cắt theo quy cách nhà Yến từ 11 đến 15 triệu VNĐ/m3, màu sáng, mềm, nhẹ, mùi dịu làm chim rất thích nhất là những thanh gỗ tươi.
Hiện nay đa phần nhà Yến đều sử dụng loại gỗ này vì hiệu qua đã được chứng minh qua rất nhiều công trình. Trước đây loại gỗ này được dùng để đóng Coffrage (cốp pha), độ bền cao nhưng phải trong điều kiện môi trường cho phép,do đó cần được sấy khô đạt 10% độ ẩm.
Nếu chọn được lô gỗ có chất lượng bảo đảm, kết hợp với việc duy trì hệ thống tạo ẩm hợp lý, ổn định, mặt sàn không bị thấm thì khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm cho nhà Yến của mình.

 

các phương pháp sấy gỗ

Gỗ đã qua sấy sẽ được cải thiện về nhiều mặt về tính chất, gỗ sẽ tốt hơn, các phương pháp sấy gỗ để chất lượng hơn sau khi gia công được đảm bảo, chất lượng thành phẩm cũng tốt hơn, tuổi thọ sản phẩm đồ gỗ được kéo dài và hiệu quả sử dụng được cải thiện…

Gỗ không qua sấy tương đương không thể sản xuất các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu được vì độ ẩm không đạt tiêu chuẩn.

Việc Sấy gỗ bằng các phương pháp khác nhau,với các thiết bị sấy tương ứng và với công nghệ sấy chính xác, phù hợp với từng loại gỗ sấy…,nhằm đạt được chất lượng sấy cao nhất ,trong thời gian ngắn nhất và đạt hiệu quả sấy tốt nhất…
Các phương pháp sấy gỗ hiện nay
+ Phương pháp Hong phơi tự nhiên .
+ Phương pháp Sấy hơi quá nhiệt (sấy nhiệt độ >1OOoC).
+ Phương pháp Sấy ngưng tụ ẩm .
+ Phương pháp Sấy cao tần & vi tần .
+ Phương pháp Sấy quy chuẩn – sấy truyền thống (sấy gián tiếp trong môi trường không khí ẩm).
+ Phương pháp Sấy gỗ bằng năng lượng mặt trời.
Hong phơi tự nhiên
Hong phơi = đây là phương pháp sấy cổ truyền .
– Đặc điểm của phương pháp hong phơi:
Predrying- tiền sấy(sấy trước), đặc biệt đối với các loại gỗ có độ ẩm cao(gỗ tươi),các loại gỗ này khó sấy (khô rất chậm, dễ sinh ra khuyết tật sấy, sấy nhiệt độ thấp..).
– Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp hong phơi:
Quá trình hong phơi này có thể đưa độ ẩm của gỗ tươi xuống độ ẩm xấp xỉ bằng độ ẩm bão hòa của thớ gỗ (25-30%) nhằm tiết kiệm năng lượng cho quá trình sấy gỗ.
Quá trình thoát ẩm chậm, khó đưa gỗ về độ ẩm sử dụng sản xuất đồ mộc.
Sấy hơi quá nhiệt
Sấy hơi quá nhiệt là phương pháp sấy gỗ trong môi trường hơi nước có nhiệt độ lớn hơn 100 oC (cao hơn điểm sôi của nước, thường sấy ở 110 oC), làm cho nước trong gỗ hầu như được chuyển hóa thành dạng hơi nước tạo ra chênh lệch áp suất lớn giữa tế bào gỗ và môi trường bên ngoài (2atm) làm cho hơi nước dịch chuyển thoát ra ngoài.

cac-phuong-phap-say-go

Sấy ngưng tụ ẩm

cac-phuong-phap-say-go1

Không khí nóng và ẩm sau khi đi qua đống gỗ trong lò sấy, phần lớn sẽ được hút qua dàn lạnh. Hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại thành nước và được đưa ra ngoài. Không khí lạnh chứa hàm lượng ẩm thấp này được làm nóng trở lại sẽ rất khô (độ ẩm thấp) sau khi đi qua đống gỗ làm cho gỗ khô. Sau khi đi qua đống gỗ làm cho nước trong đống gỗ thoát ra làm không khí ẩm trở lại và quá trình sấy cứ vậy lặp lại.
Áp dụng cho các loại gỗ cứng và dày sấy ở nhiệt độ thấp.
Dễ dàng tự động hóa.
Độ ẩm cuối cùng không đòi hỏi quá thấp.
Năng suất sấy thấp

cac-phuong-phap-say-go2

Sấy cao tần

cac-phuong-phap-say-go3

Sấy cao tần là phương pháp sấy trong từ trường của dòng điện xoay chiều có tần số cao
Nguyên lý:
Qua chuyển động của các phân tử mang điện, dưới sự ảnh hưởng của từ trường, dòng điện xoay chiều có tần số cao, hình thành chuyển động ma sát và chuyển hóa thành nhiệt làm hóa hơi nước trong gỗ và làm khô gỗ.
Sấy cao tần:
Thời gian sấy ngắn.
Dễ dàng cơ giới và tự động hóa
Chất lượng gỗ sấy đảm bảo
Phương pháp Sấy này thì phù hợp cho các loại gỗ có hình thù và kích thước đa dạng và phức tạp.
Tổn thất nhiệt rất ít.

cac-phuong-phap-say-go4

Sấy chân không
Nguyên lý của phương pháp sấy chân không là sự phụ thuộc điểm sôi của nước và áp suất. Nếu làm giảm áp suất trong thiết bị chân không xuống đến áp suất mà tại đó nước trong gỗ bắt đầu sôi và bốc hơi, sẽ tạo sự chênh lệch giữa áp suất trong gỗ và môi trường làm cho dòng ẩm dịch chuyển từ trong ra bên ngoài mặt gỗ.

cac-phuong-phap-say-go5

Mốc 20 tỷ USD của gỗ Việt

Ngoài tiềm năng xuất khẩu lên đến 20 tỷ USD, gấp 3 lần kim ngạch hiện nay, Việt Nam còn được xem là điểm đến của xu hướng dịch chuyển trung tâm sản xuất đồ gỗ thế giới.

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2015, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đạt mức 6,9 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2014, đưa Việt Nam thành quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 thế giới, sau Trung Quốc, Đức, Italy.

Hiện mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 37 quốc gia trên thế giới, trong đó đứng đầu là thị trường Mỹ, đạt 2,6 tỷ USD, chiếm 38,2% tổng kim ngạch.

Số liệu mới nhất từ Bộ Công Thương cho thấy, 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt 2,68 tỷ USD, tăng 2,08% so với cùng kỳ 2015. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong nửa đầu năm 2016 sẽ tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với tình hình khả quan của bất động sản Mỹ, khu vực châu Âu và Nhật Bản (3 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam), Bộ Công Thương cho rằng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan hơn.

moc-20-ty-usd-cua-go-viet

Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam dự kiến đạt trên 7 tỷ USD trong năm nay.

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch thường trực Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP HCM (Hawa) đánh giá, Việt Nam nổi lên là một quốc gia sản xuất đồ gỗ của thế giới nhờ nguồn nguyên liệu hợp pháp, có tay nghề sản xuất và nguồn nhân công rẻ… Dự kiến năm 2016, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 7 tỷ USD.

Tuy nhiên, trong năm 2016, để đạt đến con số này, doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Theo ông Trần Việt Tiến, Giám đốc Công ty Lavanto Home Decor, ưu thế về lao động rẻ của Việt Nam sẽ mất dần so với nhiều nước khu vực như Philippines, Indonesia, Myanmar… Trong khi đó thiết bị và công nghệ chế biến gỗ của Việt Nam phần lớn vẫn còn cũ so với các nước châu Âu, Trung Quốc, khiến công suất chế biến chưa cao và trình độ quản trị thực sự chưa hiệu quả.

“Trong thời buổi hội nhập này tính cạnh tranh rất cao, không thể kỳ vọng phát triển bằng nhân công giá rẻ mà phải bằng chất xám để tạo những giá trị gia tăng”, ông Tiến cho hay.

Một vấn đề lớn mà ngành gỗ Việt Nam sắp phải đối mặt đó là sự dịch chuyển của nhiều nhà máy chế biến gỗ từ những nước không tham gia TPP hoặc chưa có Hiệp định thương mại tự do với EU sang Việt Nam, để hưởng những lợi thế của các hiệp định này mang lại.

“Cùng với niềm vui là xu hướng dịch chuyển những đơn hàng gia công từ các nước cho Trung Quốc đã chuyển sang Việt Nam, thì có cả những doanh nghiệp gỗ Trung Quốc sang đăng ký đầu tư tại Việt Nam”, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hawa chia sẻ.

Số liệu từ Sở Kế hoạch Đầu tư Bình Dương cho thấy, số lượng doanh nghiệp gỗ từ “hàng xóm” tràn sang đang ở mức tăng đột biến. Cụ thể, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2016, có đến gần 29 trên 100 dự án đầu tư mới nhà máy tại Bình Dương thuộc các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan với số vốn ban đầu hơn 82,4 triệu USD. Tính đến nay, số doanh nghiệp FDI từ Trung Quốc, Đài Loan đóng đô ở Bình Dương, một trong những “thủ phủ” của ngành gỗ Việt Nam, đã lên gần 900 doanh nghiệp, với tổng vốn đầu tư hơn 5,5 tỷ USD.

Theo ông Phú Hữu Minh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư Bình Dương, khoảng 90% doanh nghiệp FDI ở Bình Dương có đăng ký sản xuất, chế biến gỗ và công nghiệp phụ trợ cho ngành gỗ.

Rõ ràng, lượng doanh nghiệp lớn đến từ quốc gia đang giữ “ngôi vương” trong xuất khẩu chế biến gỗ, giàu kinh nghiệm, thực sự là một đe dọa lớn với doanh nghiệp bản địa. Tuy nhiên, việc trung tâm sản xuất đồ gỗ đang dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng cho thấy tiềm năng to lớn của đồ gỗ trong những năm tới.

“Đó cũng là cơ hội cho bất cứ doanh nhân nào, đặc biệt là những doanh nghiệp trong ngành. Chúng ta có đón nhận cơ hội hay để các công ty FDI tận dụng lợi thế của Việt Nam mới là điều quan trọng”, ông Tiến nhận định.

Trong bối cảnh khó chồng khó, đáng mừng là doanh nghiệp gỗ lại rất tích cực trong việc biến chuyển mô hình để thích ứng với nhu cầu mới. Trong đó, đầu tư cho thiết kế để thoát khỏi “lời nguyền gia công” là một điển hình.

Trong gần 7 tỷ USD xuất khẩu hàng gỗ và thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, tỷ lệ những sản phẩm do chính các nhà thiết kế trong nước thiết kế chiếm chưa đến 20%. Ông Nguyễn Chánh Phương, Giám đốc Công ty Danh Mộc cho biết, Việt Nam có truyền thống sáng tạo cùng lực lượng lao động trẻ, chỉ thiếu định hướng dài hơi trong đào tạo thiết kế. Đây chính là chìa khóa mà nếu sử dụng tốt, có thể cởi trói cho ngành gỗ lên mức phát triển cao hơn. Doanh nghiệp trong ngành đã bắt đầu chú ý đến vấn đề này và chủ động đầu tư nhiều hơn cho khâu thiết kế. Theo tiết lộ từ phía Hawa, TP HCM sẽ rót kinh phí để Hawa có thể triển khai đào tạo đội ngũ sáng tạo trong ngành, việc mà lý ra các đơn vị giáo dục, đào tạo nghề phải đảm nhận. Công tác đào tạo sẽ được triển khai ngay trong năm nay.

Ở phía còn lại, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam cũng đã bắt đầu ứng dụng, khai thác các tiện ích từ công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh. Danh Mộc đầu tư phần mềm quản lý sản xuất để có thể đáp ứng những đặc trưng riêng của ngành gỗ; An Cường đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất tối tân để tăng năng suất, tiết kiệm nhiên liệu… Ông Trần Việt Tiến khẳng định: “Doanh nghiệp nào càng ứng dụng công nghệ nhiều thì nguồn lực doanh nghiệp đó sẽ càng mạnh”.

Theo số liệu từ Hiệp hội Gỗ – Lâm sản Việt Nam (VFA), năm 2000 cả nước mới chỉ có 741 doanh nghiệp chế biến gỗ lâm sản thì nay đã lên đến gần 4.000. Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hawa phân tích, ngoài tốc độ tăng trưởng như vũ bão về số lượng doanh nghiệp, so với các ngành khác như dệt may, da giày, thuỷ sản, thì ngành gỗ sử dụng nguồn nhân công lao động ít nhưng lại có năng suất cao hơn. Cụ thể, tỷ lệ lần lượt ở 3 ngành trên là 7.156 USD, 13.943 USD và 8.978 USD mỗi người, còn năng suất lao động đạt được của ngành gỗ tới 18.320 USD mỗi người một năm. Với tất cả những thuận lợi đang có, theo ông Khanh, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một nhà máy sản xuất đồ nội thất của thế giới, và khi đó 20 tỷ USD là con số mà ngành gỗ hoàn toàn có thể hướng tới vào năm 2025.

Minh Khuê – http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh

1 khối gỗ bằng bao nhiêu kg?

Ở những loại gỗ cùng chủng loại, cùng nhóm, cùng đặc tính,… nhưng khi gỗ còn tươi và gỗ đã khô thì có trọng lượng hoàn toàn chênh lệch nhau rất nhiều.Vì vậy, mà để biết chính xác 1 khối gỗ bằng bao nhiêu kg? thì hoàn toàn không có câu trả lời đúng, chỉ mang tính tương đối gần đúng nhất.

Với từng loại gỗ ở mỗi sắc mộc,… có khối lượng không giống nhau cả khi gỗ còn tươi cũng như lúc gỗ đã khô, ở những loại gỗ nặng nhất rơi vào khoảng 1.100kg/m3, có những loại nặng từ 800-900kg/m3 và có những loại gỗ chỉ có từ 700-800kg/m3.

 

images

 

1- Gỗ có cùng chủng loại, cùng sắc mộc…nhưng khi còn tươi và khi đã khô có trọng lượng khác nhau.
2- Từng chủng loại, mỗi sắc mộc…đều có trọng lượng khác nhau cả lúc còn tươi cũng như lúc đã khô, loại nặng nhất khoảng 1.100kg/m3, có loại 800 – 900 kg/m3 và cũng có loại 700 – 800 kg/m3.
Do đó, bạn hỏi chung chung 1 m3 gỗ nặng bao nhiêu thì không ai có thể trả lời được mà phải nêu cụ thể tên từng sắc mộc mới có một câu trả lời tương đối.
Chúc vui.

Tìm hiểu quy cách gỗ dái ngựa xẻ sấy

Gỗ dái ngựa từ lâu đã khẳng định được vị thế của mình trong các dòng gỗ và sản phầm nội thất từ loại gỗ này được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn. Đó là bởi chất lượng, độ bền đẹp mà gỗ óc chó mang lại. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm rõ quy cách gỗ dái ngựa – công đoạn quan trọng để từ đó tạo nên những thành phẩm bền đẹp trên thị trường. Sau đây mời bạn cùng tìm hiểu về vấn đề này.

Gỗ dái ngựa nguyên liệu xẻ sấy nếu được theo đúng quy cách, phân hạn sẽ mang đến những sản phẩm chất lượng, giúp nhà sản xuất gia tăng lợi nhuận. Với khả năng chịu lực tốt, chống mối mọt vượt trội hơn hẳn các dòng gỗ khác, gỗ dái ngựa được các chuyên gia nội thất trên thế giới đánh giá cao còn các nhà thi công thì rất thích được tạo ra các mẫu nội thất từ loại gỗ này bởi sự dễ dàng trong quá trình thi công.

 

* Quy cách gỗ dái ngựa: 1,5f (15mm), 2f (20mm), 3f (40mm), 4f (40mm), 5f (50mm)

Tùy theo từng loại gỗ với chất lượng khác nhau như trên sẽ có giá thành khác nhau. Mặt khác, tùy theo mục đích sử dụng cũng như điều kiện tài chính của mỗi gia đình, các nhà sản xuất sẽ tư vấn cụ thể về chất lượng, giá cả của các sản phẩm nội thất được tạo ra từ các loại gỗ này, giúp khách hàng có sự lựa chọn thích hợp nhất.

IMG_4347-copy

Thông thường, gỗ dái ngựa xẻ sấy đạt độ ẩm +-12% . Giá gỗ óc chó nhập khẩu phụ thuộc vào từng quy cách và phân hạn gỗ. Gỗ sau khi được xẻ sẽ trải qua quá trình tẩm sấy, phơi khô tỉ mỉ đúng quy trình trước khi được đo vẽ, thiết kế và thi công nên những mẫu nội thất gỗ chất lượng và bắt mắt như bạn nhìn thấy trên thị trường.

Vì có nhiều loại gỗ dái ngựa với chất lượng và giá thành khác nhau nên khách hàng cần tìm hiểu kĩ để có sự lựa chọn các sản phẩm nội thất phù hợp nhất cho ngôi nhà và nhu cầu sử dụng của minh. Việc tìm hiểu này nếu không cẩn thận có thể khiến bạn mua phải hàng kém chất lượng với giá thành cao. Để yên tâm không mua phải hàng kém chất lượng hãy Liên hệ công ty Chúng tôi đảm bảo sẽ không làm bạn thất vọng!

Gỗ và độ ẩm của gỗ

Gỗ là vật liệu không thể thiếu đối với con người, được ứng dụng rất rộng rãi. Gỗ được dùng làm rất nhiều thứ từ tủ bếp, bàn ghế, tủ quần áo, tủ kệ ti vi, giường ngủ, cửa…trong nội thất đến thanh chịu lực, thanh đòn trong xây dựng. Nhưng một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng gỗ đó là độ ẩm của gỗ. Để hiểu và sử dụng gỗ một cách hiệu quả thì chúng ta cần hiểu biết sâu sắc hơn về độ ẩm gỗ.

 

Độ ẩm gỗ là gì? 

Các trạng thái bình thường của gỗ và sản phẩm gỗ đều có độ ẩm nhất định. Độ ẩm gỗ được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm của nước trong gỗ và khối lượng gỗ khô.

Độ ẩm (W) của gỗ được tính theo công thức sau:

W = (Gs-Ggo) / Ggo × 100%, W1 = (Gs-Ggo) / Gs × 100%

Trong đó:

+ W – độ ẩm tuyệt đối của gỗ;

+ W1 – độ ẩm tương đối của gỗ

+ Gs – trọng lượng của gỗ ướt;

+ Ggo — trọng lượng gỗ đã sấy khô.

 

Tầm quan trọng của độ ẩm gỗ. 

Tại sao một số cửa gỗ, sàn gỗ, nội thất gỗ và những sản phẩm gỗ khác sau một thời gian sử dụng lại xuất hiện rạn nứt, bị biến dạng. Đó là vấn đề về chất lượng, hầu hết các sản phẩm về gỗ đã hoàn thành, vật liệu sẽ không thay đổi nữa. Lần này yếu tố chính quyết định đến chất lượng sản phẩm đó là độ ẩm của gỗ. Cơ sở sản xuất cần hiểu rõ độ ẩm thích hợp của những sản phẩm gỗ. Khi các sản phẩm gỗ đạt được độ ẩm cân bằng thì rất khó bị rạn nứt và biến dạng về sau.

Các đại lý bán gỗ, các nhà sản xuất xuất khẩu cũng nên bán những sản phẩm đã qua kiểm tra về độ ẩm, lấy gỗ từ những cơ sở sản xuất chất lượng tốt.

Đối với người mua nội thất gỗ cao cấp cần tìm hiểu nhiều hơn về chỉ số độ ẩm của sản phẩm nội thất

 

Gỗ sấy, nên được sấy khô đến mức thích hợp. 

Gỗ được đặt trong môi trường nhất định trong thời gian đủ dài, thì độ ẩm của nó có xu hướng tiến tới một giá trị cân bằng cũng là độ ẩm của môi trường. Khi độ ẩm của gỗ cao hơn môi trường thì gỗ sẽ giảm ẩm và ngược lại sẽ hút ẩm.

Ví dụ: độ ẩm trung bình ở Hà Nội là 19%, ở Tp. HCM là 16%, gỗ khô đến 15% là được dùng thích hợp tại Tp.HCM. Nếu sử dụng gỗ này ở Hà Nội thì nó sẽ hút ẩm, dẫn đến sự biến dạng. Vì vậy, sấy gỗ cần phải thích hợp, không phải sấy càng khô càng tốt. Các khu vực khác nhau, sử dụng gỗ có yêu cầu độ ẩm khác nhau.

 

Độ ẩm cân bằng. 

Độ ẩm mà gỗ nhận được khi người ta giữ nó lâu dài trong không khí có độ ẩm tương đối và nhiệt độ không đổi gọi là độ ẩm cân bằng.

 

0006786_my_o_m_g_wagner_mmc_220_5_30_01

 

 

Độ ẩm cân bằng của gỗ khô trong phòng sấy là 8 — 12%, của gỗ khô sau khi sấy để lâu dài ngoài không khí là 15 — 18%.

 

 

 

0006783_my_o_m_b_tng_tramex_cme4_0_6

Quy trình sấy gỗ đã xẻ.

Gỗ ở trạng thái tự nhiên, luôn luôn chứa một lượng nước lớn. Khi không có một lượng nước nào hoặc một lượng nước nhỏ đựơc thoát ra, gỗ được gọi là “gỗ tươi” hoặc “gỗ chưa sấy”. Lượng nước tồn tại trong gỗ ảnh hưởng đến tính chất của gỗ. Vì vậy sấy gỗ là bước đầu tiên và quan trọng nhất trước khi gỗ được đem chế biến (gia công).

Sấy sẽ làm cho gỗ có kích thước ổn định, không bị sâu mọt, dễ dàng bảo quản, quá trình hoàn thiện và gia công sản phẩm cũng vì thế mà sẽ đạt chất lượng cao hơn. Đặc biệt, việc sấy gỗ sẽ làm nhằm giảm trọng lượng của nó theo đó làm giảm chi phí vận chuyển.

lo say go-250x250

Để có sản phẩm đảm bảo chúng tôi tiến hành xử lý khuyết tật, xử lý mắt xoắn, mắt đen, loại bỏ cây xấu, cây kém chất lượng.Sau khi cưa xẻ gỗ dái ngựa cao su thì cho công nhân phân loại theo quy cách riêng biệt dày/mỏng và đưa vào ron tẩm trước lúc đưa vào bồn tẩm. Hóa chất dùng cho bồn tẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo không chứa chất độc hại đến môi trường (Có giấy chứng nhận).

Gỗ dái ngựa  trước khi được đưa ra khỏi lò tẩm thì sẽ được tẩm áp lực ở môi trường chân không từ 2-3 tiếng tùy theo quy cách của từng loại gỗ mà thị trường hay khách hàng yêu cầu.

bzj1392609726

Sau khi được xử lý qua lò tẩm, công nhân sẽ tiếp tục phân loại gỗ lần nữa và sau đó chuyển qua công đoạn sấy bằng cách sử dụng nhiệt của hơi nước từ 10 – 20 ngày, tùy theo quy cách gỗ dái ngựa. Nhiệt độ trong từng lò sấy sẽ được công nhân kỹ thuật kiểm tra thường xuyên & điều chỉnh cho phù hợp tùy theo quy cách gỗ nhằm duy trì chất lượng gỗ sấy ổn định, tránh trường hợp nứt trong ruột. Độ ẩm sau khi đã xử lý tẩm sấy chân không đạt từ 8 – 12%.

Gỗ được sấy theo một chế độ sấy nhất định. Chế độ sấy là một loạt các giá trị về nhiệt độ và độ ẩm tương đối. Trong quá trình gỗ được sấy, độ ẩm của gỗ ngày càng giảm, do vậy nhiệt độ và độ ẩm bên trong lò sấy cũng phải được điều chỉnh cho phù hợp nhằm đảm bảo cho khuyết tật sinh ra trong quá trình sấy là nhỏ nhất có thể. Mỗi một loại gỗ khác nhau sẽ yêu cầu một chế độ sấy khác nhau. Chế độ sấy cũng phụ thuộc vào kích thước của gỗ được sấy.

 

Cách tính m3 mua bán gỗ xẻ sấy, gỗ tròn hiện nay

Ngày nay có rất nhiều dụng cụ máy móc để tính ra m3 của gỗ tròn như thế nào. tính m3 rất quan trọng trong gỗ. Cách tính như thế nào. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ và cách tính như thế nào.

1. Tính toán thể tích gỗ xẻ sấy :
Gỗ xẻ (bao gồm cả gỗ tà vẹt) nó là dạng hình hộp dài, thể tích của nó được tính toán bằng công thức khá đơn giản, đối với một tấm gỗ xẻ hay toàn bộ các tấm gỗ xẻ, hoàn toàn có thể được căn cứ vào công thức tính toán đối với thể tích của hình hộp để tính, dạng toán học được biểu thị là:
GBTV 2,5F

tiêu chuẩn hay ván bìa,… thì mới sử dụng phương pháp tính thể tích đống gỗ, khi bố trí quy hoạch đối với kho chứa, cũng cần sử dụng đến việc tính toán thể tích của đống gỗ. Ngoài ra, căn cứ vào khối lượng thể tích và hàm lượng ẩm của ván xẻ, có thể lợi dụng phương pháp cân để tính ra được khối lượng thể tích của gỗ.

Trong đó:

V – thể tích của gỗ xẻ, m3
l – độ dài của ván  mm
b- độ rộng của ván mm
h- độ dày của ván, mm.
1/1.000.000 – đơn vị đổi hệ số.Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định, khi tính toán thể tích gỗ xẻ mà độ dài của tấm ván nhỏ hơn 2m, thì nên giữ lại 5 chữ số sau dấu phẩy; còn khi độ dài của tấm ván lớn hơn hoặc bằng 2m, thì nên giữ lại 4 chữ số sau    dấu phẩy.
2. Tính toán thể tích gỗ trong đống:
Thể tích gỗ trong đống bằng thể tích phần hình bao của đống gỗ nhân với hệ số xếp đống. Hệ số xếp đống nên được căn cứ vào kích thước của ván, phương thức xếp đống để tiến hành xác định cụ thể, sau đó mới lựa chọn sao cho hợp lý, nếu không sẽ tạo ra sai số cho tính toán.

Agriviet.Com-20130329_101951

V = KxLxBxH, m3

Trong đó:

V- thể tích thực của gỗ trong đống, m3
K- hệ số xếp đống, từ 0.5-0.7
L- chiều dài đống ván, m
B- chiều rộng đống ván, m
H- chiều cao đống ván, m
Nguồn: Sách Công Nghệ Chế Biến Gỗ