các tiêu chí phân hạng nhóm gỗ tự nhiên

Để đánh giá các tiêu chí phân hạng nhóm gỗ tự nhiên thường dựa vào  Cấu tạo gỗ Trong hầu hết các bảng phân nhóm gỗ từ trước đến nay đều sử dụng một số đặc điểm cấu tạo để làm một trong những tiêu chuẩn tham khảo để xử lý xếp nhóm gỗ, đó là: Màu sắc, mùi vị, thớ gỗ và mặt gỗ. – Màu gỗ: Màu là một trong những tính chất làm tăng vẻ đẹp, từ đó tăng giá trị sử dụng của gỗ. Ở nhiều loại gỗ, màu sắc không đồng đều lại tạo nên vân rất đẹp: Trắc, Cẩm lai, Gụ,… rất được ưa chuộng để đóng đồ mộc mỹ nghệ cao cấp. – Hương thơm: Hương thơm là một đặc điểm

* Gỗ nhóm đặc biệt Các loại gỗ quý, màu đẹp, vân nhiều và đẹp, hương thơm đặc biệt. Được ưa chuộng hoặc có khả năng sử dụng cho trong công nghệ đồ mộc cao cấp đắt tiền, đồ mỹ nghệ, hàng mộc chạm khảm, hoặc những sản phẩm gỗ khác có giá trị rất cao (gỗ lạng dùng để trang sức bề mặt, ván sàn đặc biệt,…). Gỗ có giá trị kinh tế cao nhất hoặc có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học và nghệ thuật.

* Gỗ nhóm I Gỗ rất nặng, cấp cường độ A. Độ bền tự nhiên rất tốt. Có khả năng sử dụng vào các công trình xây dựng lâu dài, làm khung tầu thuyền, cầu, những bộ phận cần chịu lực lớn. Nếu gỗ có KLTT nhỏ hơn, thì phải đáp ứng được yêu cầu về đặc tính tự nhiên khác của nhóm, có giá trị kinh tế cao, hoặc có đủ đặc tính cần thiết thoả mãn tốt cho công nghiệp đóng tàu thuyền đi biển.

* Gỗ nhóm II Gỗ nặng, cấp cường độ B, độ bền uốn va đập cao. Độ bền tự nhiên tốt. Khả năng gia công, phơi, sấy và bảo quản dễ. Thích hợp với công nghiệp đóng tầu thuyền, sử dụng trong các công trình xây dựng có khả năng chịu lực và bền chắc. Nếu gỗ nhẹ hơn tiêu chuẩn trên thì phải thích hợp nhất cho đóng vỏ tàu thuyền, đồ mộc hạng tốt, hoặc thoả mãn cho yêu cầu đặc biệt của các ngành công nghiệp khác như làm thùng đựng dung dịch lỏng, tiện, gọt, chạm trổ,… Nếu gỗ nặng hơn tiêu chuẩn trên thì là những loại gỗ không thoả mãn được yêu cầu của nhóm trên trước hết vì tính chất kỹ thuật khác và giá trị kinh tế của gỗ.

 

anh-7-1

 

* Gỗ nhóm III Gỗ nặng trung bình, cấp cường độ C. Độ bền uốn va đập trung bình. Độ bền tự nhiên trung bình. Hệ số co rút nhỏ đến trung bình. Khả năng gia công, hong sấy và bảo quản dễ. Thích hợp cho công trình xây dựng không đòi hỏi chất lượng cao. Thích hợp với công nghiệp bóc và lạng, đồ mộc thông dụng. Nếu gỗ nhẹ hơn tiêu chuẩn trên thì phải thoả mãn một số yêu cầu sử dụng tương tự trong nhóm gỗ này. Nếu gỗ nặng hơn tiêu chuẩn trên thì là những loại gỗ không thoả mãn được yêu cầu của nhóm trên trước hết vì các tính chất kỹ thuật, độ bền tự nhiên hoặc đường kính tối đa của loài cây gỗ không lớn (gỗ nhỡ), hoặc gỗ không phổ biến và giá trị kinh tế không cao.

* Gỗ nhóm IV Gỗ nhẹ, cấp cường độ D. Độ bền uốn va đập từ trung bình đến thấp; Độ bền tự nhiên kém. Hệ số co rút nhỏ đến trung bình. Khả năng gia công dễ, phơi sấy và bảo quản không dễ. Thích hợp cho công trình xây dựng không kiên cố. Thích hợp với những yêu cầu làm ván khuôn; làm tà vẹt, gỗ chống lò nhưng phải xử lý bảo quản. Một số loại gỗ dùng làm văn phòng phẩm hoặc ván vỏ của thuyền loại nhỏ đi sông. Nếu gỗ nhẹ hơn tiêu chuẩn trên thì phải thích hợp đặc biệt với yêu cầu công nghiệp bóc, gỗ diêm, gỗ văn phòng phẩm hoặc thỏa mãn cho công nghiệp giấy sợi,… Nếu gỗ nặng hơn tiêu chuẩn trên thì là những loại gỗ không thoả mãn được yêu cầu của các nhóm trên trước hết vì tính chất kỹ thuật của gỗ, độ bền tự nhiên kém hoặc là cây gỗ nhỡ, giá trị kinh tế không cao.

* Nhóm V Gỗ rất nhẹ, cấp cường độ E. Độ bền uốn va đập rất thấp. Độ bền tự nhiên rất kém. Thích hợp cho công trình xây dựng không yêu cầu chịu lực, làm bao bì hoặc ván khuôn. Nếu gỗ nặng hơn tiêu chuẩn của nhóm thì là gỗ của những loại cây gỗ nhỏ, giá trị kinh tế thấp, hoặc rất khó gia công, khó phơi, sấy, khó bảo quản, loài cây gỗ có nhiều khuyết tật.

Đề tài đã đề xuất được những cơ sở sở khoa học và tiêu chuẩn để phân nhóm gỗ Việt Nam và đã đưa ra được 5 nhóm gỗ và 1 nhóm đặc biệt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *